Một nghiên cứu mới cho thấy rằng, thanh thiếu niên mắc chứng biếng ăn cần sự giúp đỡ của gia đình để điều trị căn bệnh này.
Theo kết quả của một nghiên cứu, được tiến hành trên diện rộng, công bố vào ngày 4/10 trên tạp chí Archives of General Psychiatry, thanh thiếu niên mắc chứng rối loạn ăn uống có sự phục hồi tốt hơn sau khi được điều trị với liệu pháp có sự tham gia của gia đình. Kết quả này khác với các nhận định trước đây về việc điều trị chứng bệnh này.
Nhà nghiên cứu James Lock, một giáo sư về tâm thần học và khoa học hành vi tại Đại học Stanford ở Palo Alto, California, trong một cuộc phỏng vấn với Live Science - một trang web đưa ra những thông tin về y tế, khoa học và môi trường nói: "Trong một thời gian rất dài, cha mẹ bị xem là một trở ngại trong quá trình điều trị. Tuy nhiên, nghiên cứu này cho thấy rằng gia đình thực sự là một chỗ dựa cho trẻ, và họ thực sự cần có mặt trong việc chăm sóc sức khỏe của chúng."
James Lock và nhóm của ông nghiên cứu 121 bệnh nhân, tuổi từ 12 đến 18 mắc chứng biếng ăn, sau đó được ngẫu nhiên điều trị một cách độc lập hoặc có sự tham gia của gia đình trong vòng một năm.
Kết quả cho thấy tỷ lệ bệnh nhân được coi là hoàn toàn bình phục sau khi điều trị với sự tham gia của gia đình đã cao gấp hai lần những người điều trị độc lập.
Những bệnh nhân được điều trị với sự tham gia của gia đình cũng có tỷ lệ tái phát bệnh thấp hơn, chỉ 10% so với 40% những trường hợp điều trị độc lập./.
Theo kết quả của một nghiên cứu, được tiến hành trên diện rộng, công bố vào ngày 4/10 trên tạp chí Archives of General Psychiatry, thanh thiếu niên mắc chứng rối loạn ăn uống có sự phục hồi tốt hơn sau khi được điều trị với liệu pháp có sự tham gia của gia đình. Kết quả này khác với các nhận định trước đây về việc điều trị chứng bệnh này.
Nhà nghiên cứu James Lock, một giáo sư về tâm thần học và khoa học hành vi tại Đại học Stanford ở Palo Alto, California, trong một cuộc phỏng vấn với Live Science - một trang web đưa ra những thông tin về y tế, khoa học và môi trường nói: "Trong một thời gian rất dài, cha mẹ bị xem là một trở ngại trong quá trình điều trị. Tuy nhiên, nghiên cứu này cho thấy rằng gia đình thực sự là một chỗ dựa cho trẻ, và họ thực sự cần có mặt trong việc chăm sóc sức khỏe của chúng."
James Lock và nhóm của ông nghiên cứu 121 bệnh nhân, tuổi từ 12 đến 18 mắc chứng biếng ăn, sau đó được ngẫu nhiên điều trị một cách độc lập hoặc có sự tham gia của gia đình trong vòng một năm.
Kết quả cho thấy tỷ lệ bệnh nhân được coi là hoàn toàn bình phục sau khi điều trị với sự tham gia của gia đình đã cao gấp hai lần những người điều trị độc lập.
Những bệnh nhân được điều trị với sự tham gia của gia đình cũng có tỷ lệ tái phát bệnh thấp hơn, chỉ 10% so với 40% những trường hợp điều trị độc lập./.
Đại Hải (Vietnam+)