Với các giải pháp quyết liệt được triển khai đồng bộ, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11/2011 chỉ tăng nhẹ so với tháng 10.
Tuy nhiên, với quy luật tiêu dùng nóng tháng cuối năm, khả năng níu giữ lạm phát cả năm dừng chân ở mức 18% khá mong manh khi CPI 11 tháng qua đã cán mốc 17,5%.
Lương thực đẩy CPI tăng nhẹ
Số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố ngày 24/11 cho thấy, CPI tháng 11 chỉ tăng 0,39% so với tháng 10 nhưng lại tăng 19,83% so với cùng kỳ năm trước. Với mức tăng này, CPI bình quân 11 tháng qua đã tăng 18,62% so với cùng kỳ 2010.
CPI tháng 11 tăng ở 8/11 nhóm trong Rổ hàng hóa chung với mức tăng đều dưới 1%. Ba nhóm hàng hóa còn lại là giao thông, bưu chính, văn hóa, giải trí và du lịch giảm giá. Theo Tổng cục Thống kê, yếu tố góp phần kìm hãm tốc độ tăng CPI tháng này là giá thực phẩm tiếp tục giảm 0,26%; trong đó, giá thịt lợn giảm 2,18%; gia cầm tươi sống giảm 0,75% do nguồn cung đã được bù đắp từ nguồn nhập khẩu và đến kỳ thu hoạch.
Giá thịt lợn hơi tại các tỉnh phía Bắc phổ biến khoảng 50-52 nghìn đồng/kg, giảm 5-7 nghìn đồng/kg; các tỉnh phía Nam giá thấp hơn, phổ biến khoảng 46-50 nghìn đồng/kg, giảm 3-5 nghìn đồng/kg.
Tuy nhiên, bên cạnh những tín hiệu đáng mừng này, một số nhóm lại có xu hướng nhích lên; trong đó có nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống-nhóm chi phối mạnh nhất tới CPI chung lại bật lên tăng mạnh do sức đẩy của giá lương thực.
Vụ trưởng Vụ Giá Tổng cục Thống kê Nguyễn Đức Thắng cho biết, nhóm lương thực tăng giá tới 3,25% do giá lương thực tại các tỉnh miền Nam tăng mạnh khi doanh nghiệp đẩy mạnh thu mua phục vụ xuất khẩu. Cùng đó, tình hình mưa lũ tại các tỉnh miền Trung và miền Nam cũng góp phần đẩy giá một số mặt hàng lương thực và rau xanh. Giá gạo tẻ thường tăng 4,12%; giá gạo tẻ ngon tăng 2,76% và gạo nếp tăng 1,31% so với tháng trước. Giá gạo tăng kéo theo giá một số mặt hàng lương thực chế biến cũng tăng từ 0,75% đến 1,85%.
Đặc biệt, tỷ giá USD/VND trong 3 tháng gần đây liên tục tăng đã làm chi phí đầu vào của một số mặt hàng thiết yếu nhập khẩu cũng tăng giá lên để bù đắp chi phí. Ngoài ra, do tháng 11 là thời điểm giao mùa nên giá một số mặt hàng may mặc và dịch vụ may mặc cũng tăng khá. Giá một số dịch vụ nhà ở cũng tăng do nhu cầu xây dựng, sửa chữa nhà cửa tăng mạnh dịp cuối năm.
Đảm bảo cung cầu hàng hóa thiết yếu
Theo các chuyên gia kinh tế, tháng 12 là tháng có mức tăng giá tiêu dùng mạnh bởi quy luật tiêu dùng “nóng”, nhất là năm nay, Tết Nguyên đán lại rơi vào tháng 1/2012. Vì vậy, giá cả các mặt hàng thiết yếu sẽ có cơ hội tăng mạnh khi "cung" không đủ "cầu" hoặc "cung" có nhưng bị tắc nghẽn không lưu thông được tới được các địa bàn trọng yếu do bão lụt, vận tải.
Vì vậy, để đảm bảo hạn chế thấp nhất những tác động không mong muốn của tăng giá tiêu dùng, bên cạnh việc tiếp tục triển khai quyết liệt 6 nhóm giải pháp lớn của Chính phủ đã đề ra, các bộ, ngành, địa phương cần tập trung triển khai các giải pháp đảm bảo cung cầu hàng hóa thiết yếu với dự báo nhu cầu hàng hóa trong dịp Tết Nguyên đán 2012 sẽ tăng trên 20%. Đặc biệt, hai đầu tàu kinh tế của cả nước là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh cần đảm bảo nguồn cung hàng thiết yếu, đẩy mạnh dự trữ sẵn sàng tung ra bình ổn thị trường.
Theo Sở Công Thương Hà Nội, đơn vị này đã chi 475 tỷ đồng cho các doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn giá với lãi suất 0% để dự trữ 9 mặt hàng thiết yếu. Căn cứ vào nhu cầu của thị trường, các đơn vị đều đã có kế hoạch tập trung khai thác, dự trữ và tổ chức bán ra thị trường 9 nhóm hàng thiết yếu, góp phần ổn định giá cả thị trường trong dịp Noel, Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán với giá bán thấp hơn khoảng 10% so với những mặt hàng cùng chủng loại ngoài thị trường.
Cụ thể, các doanh nghiệp sẽ khai thác, dự trữ và bán trong dịp Tết 6.400 tấn gạo trắng; khoảng 1.350 tấn thịt lợn; 500 tấn thịt gia cầm, 8 triệu quả trứng gia cầm; gần 1.300 tấn thực phẩm chế biến; 800 tấn thủy hải sản đông lạnh; 800.000 lít dầu ăn các loại; 250 tấn đường và khoảng 2.500 tấn rau củ....
Cùng với việc đảm bảo đủ nguồn hàng, các doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn giá của thành phố cũng sẽ tổ chức kinh doanh, bán hàng tại 653 điểm bán hàng bình ổn, trong đó có 304 điểm bán ở khu vực ngoại thành; 68 điểm bán hàng tại các chợ truyền thống và 6 điểm bán hàng tại các khu công nghiệp.
Một trong những doanh nghiệp mạnh nhất được giao nhiệm vụ bình ổn 9 nhóm hàng thiết yếu trong dịp Tết tại Thành phố Hồ Chí Minh là Saigon Co.op Mart đã hoàn tất việc chuẩn bị nguồn hàng, hệ thống giao nhận kho vận để chuẩn bị phân phối 24.000 tấn hàng hóa với vốn dự kiến sử dụng cho dự trữ hàng hóa lên tới 2.800 tỷ đồng. Hiện các mặt hàng thiết yếu như gạo, đường, dầu ăn đã trữ xong tại tổng kho.
Với các mặt hàng như thực phẩm chế biến, gia súc gia cầm, rau củ quả, trái cây, Saigon Co.op Mart đã làm việc với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh Lâm Đồng và Đồng Nai - là nơi có vùng nguyên liệu, sản phẩm đạt tiêu chuẩn GAP và các tiêu chuẩn an toàn khác để ký hợp đồng với các nhà cung cấp. Ngoài ra, trong dịp cuối năm, mạng lưới bán hàng bình ổn giá cũng được phát triển thêm tại các huyện ngoại thành với dự kiến khoảng 100 điểm bán hàng.
Cùng với việc chuẩn bị đủ nguồn hàng cho dịp Tết Nguyên đán 2012, lực lượng quản lý thị trường tăng cường kiểm tra, giám sát thị trường, tập trung xử lý các hành vi buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng cấm và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Đặc biệt, các cơ quan chức năng cũng tập trung thanh tra, kiểm tra các mặt hàng bình ổn giá và xử lý kịp thời các trường hợp lợi dụng đầu cơ, ép giá, găm hàng, đưa tin thất thiệt nhằm đẩy giá bán lên cao, gây bất ổn thị trường./.
Tuy nhiên, với quy luật tiêu dùng nóng tháng cuối năm, khả năng níu giữ lạm phát cả năm dừng chân ở mức 18% khá mong manh khi CPI 11 tháng qua đã cán mốc 17,5%.
Lương thực đẩy CPI tăng nhẹ
Số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố ngày 24/11 cho thấy, CPI tháng 11 chỉ tăng 0,39% so với tháng 10 nhưng lại tăng 19,83% so với cùng kỳ năm trước. Với mức tăng này, CPI bình quân 11 tháng qua đã tăng 18,62% so với cùng kỳ 2010.
CPI tháng 11 tăng ở 8/11 nhóm trong Rổ hàng hóa chung với mức tăng đều dưới 1%. Ba nhóm hàng hóa còn lại là giao thông, bưu chính, văn hóa, giải trí và du lịch giảm giá. Theo Tổng cục Thống kê, yếu tố góp phần kìm hãm tốc độ tăng CPI tháng này là giá thực phẩm tiếp tục giảm 0,26%; trong đó, giá thịt lợn giảm 2,18%; gia cầm tươi sống giảm 0,75% do nguồn cung đã được bù đắp từ nguồn nhập khẩu và đến kỳ thu hoạch.
Giá thịt lợn hơi tại các tỉnh phía Bắc phổ biến khoảng 50-52 nghìn đồng/kg, giảm 5-7 nghìn đồng/kg; các tỉnh phía Nam giá thấp hơn, phổ biến khoảng 46-50 nghìn đồng/kg, giảm 3-5 nghìn đồng/kg.
Tuy nhiên, bên cạnh những tín hiệu đáng mừng này, một số nhóm lại có xu hướng nhích lên; trong đó có nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống-nhóm chi phối mạnh nhất tới CPI chung lại bật lên tăng mạnh do sức đẩy của giá lương thực.
Vụ trưởng Vụ Giá Tổng cục Thống kê Nguyễn Đức Thắng cho biết, nhóm lương thực tăng giá tới 3,25% do giá lương thực tại các tỉnh miền Nam tăng mạnh khi doanh nghiệp đẩy mạnh thu mua phục vụ xuất khẩu. Cùng đó, tình hình mưa lũ tại các tỉnh miền Trung và miền Nam cũng góp phần đẩy giá một số mặt hàng lương thực và rau xanh. Giá gạo tẻ thường tăng 4,12%; giá gạo tẻ ngon tăng 2,76% và gạo nếp tăng 1,31% so với tháng trước. Giá gạo tăng kéo theo giá một số mặt hàng lương thực chế biến cũng tăng từ 0,75% đến 1,85%.
Đặc biệt, tỷ giá USD/VND trong 3 tháng gần đây liên tục tăng đã làm chi phí đầu vào của một số mặt hàng thiết yếu nhập khẩu cũng tăng giá lên để bù đắp chi phí. Ngoài ra, do tháng 11 là thời điểm giao mùa nên giá một số mặt hàng may mặc và dịch vụ may mặc cũng tăng khá. Giá một số dịch vụ nhà ở cũng tăng do nhu cầu xây dựng, sửa chữa nhà cửa tăng mạnh dịp cuối năm.
Đảm bảo cung cầu hàng hóa thiết yếu
Theo các chuyên gia kinh tế, tháng 12 là tháng có mức tăng giá tiêu dùng mạnh bởi quy luật tiêu dùng “nóng”, nhất là năm nay, Tết Nguyên đán lại rơi vào tháng 1/2012. Vì vậy, giá cả các mặt hàng thiết yếu sẽ có cơ hội tăng mạnh khi "cung" không đủ "cầu" hoặc "cung" có nhưng bị tắc nghẽn không lưu thông được tới được các địa bàn trọng yếu do bão lụt, vận tải.
Vì vậy, để đảm bảo hạn chế thấp nhất những tác động không mong muốn của tăng giá tiêu dùng, bên cạnh việc tiếp tục triển khai quyết liệt 6 nhóm giải pháp lớn của Chính phủ đã đề ra, các bộ, ngành, địa phương cần tập trung triển khai các giải pháp đảm bảo cung cầu hàng hóa thiết yếu với dự báo nhu cầu hàng hóa trong dịp Tết Nguyên đán 2012 sẽ tăng trên 20%. Đặc biệt, hai đầu tàu kinh tế của cả nước là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh cần đảm bảo nguồn cung hàng thiết yếu, đẩy mạnh dự trữ sẵn sàng tung ra bình ổn thị trường.
Theo Sở Công Thương Hà Nội, đơn vị này đã chi 475 tỷ đồng cho các doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn giá với lãi suất 0% để dự trữ 9 mặt hàng thiết yếu. Căn cứ vào nhu cầu của thị trường, các đơn vị đều đã có kế hoạch tập trung khai thác, dự trữ và tổ chức bán ra thị trường 9 nhóm hàng thiết yếu, góp phần ổn định giá cả thị trường trong dịp Noel, Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán với giá bán thấp hơn khoảng 10% so với những mặt hàng cùng chủng loại ngoài thị trường.
Cụ thể, các doanh nghiệp sẽ khai thác, dự trữ và bán trong dịp Tết 6.400 tấn gạo trắng; khoảng 1.350 tấn thịt lợn; 500 tấn thịt gia cầm, 8 triệu quả trứng gia cầm; gần 1.300 tấn thực phẩm chế biến; 800 tấn thủy hải sản đông lạnh; 800.000 lít dầu ăn các loại; 250 tấn đường và khoảng 2.500 tấn rau củ....
Cùng với việc đảm bảo đủ nguồn hàng, các doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn giá của thành phố cũng sẽ tổ chức kinh doanh, bán hàng tại 653 điểm bán hàng bình ổn, trong đó có 304 điểm bán ở khu vực ngoại thành; 68 điểm bán hàng tại các chợ truyền thống và 6 điểm bán hàng tại các khu công nghiệp.
Một trong những doanh nghiệp mạnh nhất được giao nhiệm vụ bình ổn 9 nhóm hàng thiết yếu trong dịp Tết tại Thành phố Hồ Chí Minh là Saigon Co.op Mart đã hoàn tất việc chuẩn bị nguồn hàng, hệ thống giao nhận kho vận để chuẩn bị phân phối 24.000 tấn hàng hóa với vốn dự kiến sử dụng cho dự trữ hàng hóa lên tới 2.800 tỷ đồng. Hiện các mặt hàng thiết yếu như gạo, đường, dầu ăn đã trữ xong tại tổng kho.
Với các mặt hàng như thực phẩm chế biến, gia súc gia cầm, rau củ quả, trái cây, Saigon Co.op Mart đã làm việc với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh Lâm Đồng và Đồng Nai - là nơi có vùng nguyên liệu, sản phẩm đạt tiêu chuẩn GAP và các tiêu chuẩn an toàn khác để ký hợp đồng với các nhà cung cấp. Ngoài ra, trong dịp cuối năm, mạng lưới bán hàng bình ổn giá cũng được phát triển thêm tại các huyện ngoại thành với dự kiến khoảng 100 điểm bán hàng.
Cùng với việc chuẩn bị đủ nguồn hàng cho dịp Tết Nguyên đán 2012, lực lượng quản lý thị trường tăng cường kiểm tra, giám sát thị trường, tập trung xử lý các hành vi buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng cấm và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Đặc biệt, các cơ quan chức năng cũng tập trung thanh tra, kiểm tra các mặt hàng bình ổn giá và xử lý kịp thời các trường hợp lợi dụng đầu cơ, ép giá, găm hàng, đưa tin thất thiệt nhằm đẩy giá bán lên cao, gây bất ổn thị trường./.
Nguyễn Kim Anh (TTXVN/Vietnam+)