Trên thị trường nông sản Mỹ ngày 21/12, giá đậu tương kỳ hạn đã trở lại mức cao nhất trong năm tuần, trong khi giá ngô cũng tiếp tục phiên thứ 4 đi lên, do thời tiết diễn biến xấu có thể sẽ làm giảm nguồn cung từ khu vực Nam Mỹ.
Tuy nhiên, trong phiên này, giá lúa mỳ không giữ được đà đi lên và đã rời khỏi mức cao nhất trong một tuần.
Tại Sàn giao dịch hàng hóa Chicago kết thúc phiên giao dịch, giá đậu tương giao tháng 1/2011 tăng 11 cent, tương đương 0,84% so với phiên 20/12, lên 13,2625 USD/bushel (1 bushel ngô, đậu tương = 25,4 kg; 1 bushel lúa mỳ = 27,2 kg).
Trong khi đó, giá ngô giao tháng 3/2011 tăng 2,75 cent (0,46%) lên 6,0225 USD/bushel; còn giá lúa mỳ giao cùng kỳ lại giảm 4,5 cent (0,585%) xuống 7,65 USD/bushel.
Các nhà giao dịch lưu ý thời tiết khô nóng tại Argentina sẽ làm giảm sản lượng ngô và đậu tương của nước này, trong khi mưa có thể giúp ngăn chặn tình trạng khô hạn nghiêm trọng tại hầu hết các khu vực của Brazil, nhưng lại gây nguy cơ úng ngập.
Theo dự báo thời tiết, mưa lớn có thể sẽ xuất hiện tại Argentina trong các ngày 23-24/12, nhưng lượng mưa vẫn không đủ để giảm bớt tình trạng khô hạn tại một số khu vực đang bước vào giai đoạn thụ phấn. Brazil là nước xuất khẩu đậu tương lớn thứ hai thế giới, sau Argentina.
Công ty nghiên cứu hạt cho dầu Oil World ngày 21/12 cho rằng sản lượng đậu tương của Argentina trong niên vụ 2011 có thể sẽ giảm tới 21%, do hạn hán sẽ làm trì hoãn hoạt động gieo cấy và gây bất lợi cho sự sinh trưởng của cây trồng. Ngoài ra, cuộc đình công đòi tăng lương của các công nhân làm việc tại các nhà máy say xát ở gần cảng Rosario của Argentina cũng góp phần làm tăng giá trên thị trường đậu tương.
Tại thị trường lúa mỳ, các nhà giao dịch lý giải nguyên nhân xuống giá là do triển vọng thu hoạch của Australia được cải thiện, cùng với các báo cáo cho rằng chất lượng lúa mỳ tại một số khu vực mưa nhiều là tốt hơn dự kiến. Bên cạnh đó, thời tiết khô nóng tại Argentina, mặc dù là tin xấu đối với nguồn cung ngô và đậu tương, lại là tín hiệu tích cực đối với sản lượng lúa mỳ của nước này./.
Tuy nhiên, trong phiên này, giá lúa mỳ không giữ được đà đi lên và đã rời khỏi mức cao nhất trong một tuần.
Tại Sàn giao dịch hàng hóa Chicago kết thúc phiên giao dịch, giá đậu tương giao tháng 1/2011 tăng 11 cent, tương đương 0,84% so với phiên 20/12, lên 13,2625 USD/bushel (1 bushel ngô, đậu tương = 25,4 kg; 1 bushel lúa mỳ = 27,2 kg).
Trong khi đó, giá ngô giao tháng 3/2011 tăng 2,75 cent (0,46%) lên 6,0225 USD/bushel; còn giá lúa mỳ giao cùng kỳ lại giảm 4,5 cent (0,585%) xuống 7,65 USD/bushel.
Các nhà giao dịch lưu ý thời tiết khô nóng tại Argentina sẽ làm giảm sản lượng ngô và đậu tương của nước này, trong khi mưa có thể giúp ngăn chặn tình trạng khô hạn nghiêm trọng tại hầu hết các khu vực của Brazil, nhưng lại gây nguy cơ úng ngập.
Theo dự báo thời tiết, mưa lớn có thể sẽ xuất hiện tại Argentina trong các ngày 23-24/12, nhưng lượng mưa vẫn không đủ để giảm bớt tình trạng khô hạn tại một số khu vực đang bước vào giai đoạn thụ phấn. Brazil là nước xuất khẩu đậu tương lớn thứ hai thế giới, sau Argentina.
Công ty nghiên cứu hạt cho dầu Oil World ngày 21/12 cho rằng sản lượng đậu tương của Argentina trong niên vụ 2011 có thể sẽ giảm tới 21%, do hạn hán sẽ làm trì hoãn hoạt động gieo cấy và gây bất lợi cho sự sinh trưởng của cây trồng. Ngoài ra, cuộc đình công đòi tăng lương của các công nhân làm việc tại các nhà máy say xát ở gần cảng Rosario của Argentina cũng góp phần làm tăng giá trên thị trường đậu tương.
Tại thị trường lúa mỳ, các nhà giao dịch lý giải nguyên nhân xuống giá là do triển vọng thu hoạch của Australia được cải thiện, cùng với các báo cáo cho rằng chất lượng lúa mỳ tại một số khu vực mưa nhiều là tốt hơn dự kiến. Bên cạnh đó, thời tiết khô nóng tại Argentina, mặc dù là tin xấu đối với nguồn cung ngô và đậu tương, lại là tín hiệu tích cực đối với sản lượng lúa mỳ của nước này./.
Phương Thảo (TTXVN/Vienam+)