Giá nhiều loại thực phẩm, nhất là các thực phẩm “chống háo” tại Hà Nội đã tăng chóng mặt so với những ngày trước Tết Nguyên đán do nguồn cung khan hiếm trong khi nhu cầu tiêu dùng lại tăng mạnh.
Tại nhiều chợ lớn ở Hà Nội như Quỳnh Mai ở quận Hai Bà Trưng, chợ tạm Kiến Hưng tại Hà Đông, chợ Hôm ở quận Hoàn Kiếm, giá xương cục, xương ống lên tới 130.000 đến 140.000 đồng/kg, cao gấp 2,5 lần so với những ngày trước Tết.
Giá nấm, đậu phụ và các loại rau củ nguyên liệu của nồi lẩu “chống háo” cũng tăng gấp đôi mà vẫn không đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng tăng mạnh của người dân. Cụ thể, đậu phụ bìa nhỡ được bán với giá 4.000 đồng/bìa, đắt gấp đôi so với ngày thường mà chỉ cần đi chợ muộn là hết sạch. Nấm kim chi có giá 30.000 đồng/gói 150 gam so với mức giá 15.000 đến 20.000 đồng/gói ngày thường.
Lý giải về việc giá cả tăng mạnh, chị Thúy bán thịt lợn ở chợ Quỳnh Mai cho hay năm nay nghỉ Tết dài hơn mọi năm, các cơ sở giết mổ cũng chưa làm việc chính thức. Vì vậy, chợ Quỳnh Mai mọi khi có tới vài chục hàng thịt lợn nhưng dịp sau Tết này chỉ mới có lác đác vài hàng khiến nguồn cung khan hiếm. Trong khi đó, nhu cầu tiêu dùng xương cục, xương ống để ninh nước dùng cho nồi lẩu lại tăng mạnh so với nhu cầu sử dụng thịt các loại nên tất yếu tăng chóng mặt.
Giá cả tăng đã đành mà một số thực phẩm muốn mua cũng không có do các chợ xa trung tâm như các chợ quanh khu vực Hà Đông và huyện ngoại thành Hà Nội vẫn chưa họp bình thường trở lại. Vì vậy, cho dù đã “lượn” gần hai tiếng khắp các chợ ở Hà Đông nhưng chị Hương ở quận Hà Đông cũng không thể tìm mua được tôm tươi, nấm tươi để làm lẩu đãi khách. Ngay cả trung tâm siêu thị lớn như Metro Hà Đông, các gian trưng bày các mặt hàng tươi sống phục vụ nhu cầu “chống háo” như tôm tươi, cá tươi ngao, nấm…cũng trống rỗng cho dù siêu thị đã mở cửa trở lại từ mùng 4 Tết.
Một số bà nội trợ lại quả quyết rằng không làm được lẩu thì chuyển sang món cuốn, bún thang, sushi cá hồi cũng không hề ngấy mà nguyên liệu lại sẵn có và không bị “thổi giá” như các nguyên phụ liệu của nồi lẩu truyền thống.
Theo nhiều người bán thực phẩm, giá thực phẩm, rau xanh sẽ hạ nhiệt chút ít sau một vài ngày nữa khi chợ họp bình thường trở lại và khi các siêu thị có nguồn hàng dồi dào. Tuy nhiên, theo quy luật thị trường các năm, phải tới sau rằm tháng Giêng, thực phẩm, rau xanh mới có thể quay về đúng giá cả thông thường khi việc cung cấp, vận chuyển hàng hóa trở lại bình thường./.
Tại nhiều chợ lớn ở Hà Nội như Quỳnh Mai ở quận Hai Bà Trưng, chợ tạm Kiến Hưng tại Hà Đông, chợ Hôm ở quận Hoàn Kiếm, giá xương cục, xương ống lên tới 130.000 đến 140.000 đồng/kg, cao gấp 2,5 lần so với những ngày trước Tết.
Giá nấm, đậu phụ và các loại rau củ nguyên liệu của nồi lẩu “chống háo” cũng tăng gấp đôi mà vẫn không đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng tăng mạnh của người dân. Cụ thể, đậu phụ bìa nhỡ được bán với giá 4.000 đồng/bìa, đắt gấp đôi so với ngày thường mà chỉ cần đi chợ muộn là hết sạch. Nấm kim chi có giá 30.000 đồng/gói 150 gam so với mức giá 15.000 đến 20.000 đồng/gói ngày thường.
Lý giải về việc giá cả tăng mạnh, chị Thúy bán thịt lợn ở chợ Quỳnh Mai cho hay năm nay nghỉ Tết dài hơn mọi năm, các cơ sở giết mổ cũng chưa làm việc chính thức. Vì vậy, chợ Quỳnh Mai mọi khi có tới vài chục hàng thịt lợn nhưng dịp sau Tết này chỉ mới có lác đác vài hàng khiến nguồn cung khan hiếm. Trong khi đó, nhu cầu tiêu dùng xương cục, xương ống để ninh nước dùng cho nồi lẩu lại tăng mạnh so với nhu cầu sử dụng thịt các loại nên tất yếu tăng chóng mặt.
Giá cả tăng đã đành mà một số thực phẩm muốn mua cũng không có do các chợ xa trung tâm như các chợ quanh khu vực Hà Đông và huyện ngoại thành Hà Nội vẫn chưa họp bình thường trở lại. Vì vậy, cho dù đã “lượn” gần hai tiếng khắp các chợ ở Hà Đông nhưng chị Hương ở quận Hà Đông cũng không thể tìm mua được tôm tươi, nấm tươi để làm lẩu đãi khách. Ngay cả trung tâm siêu thị lớn như Metro Hà Đông, các gian trưng bày các mặt hàng tươi sống phục vụ nhu cầu “chống háo” như tôm tươi, cá tươi ngao, nấm…cũng trống rỗng cho dù siêu thị đã mở cửa trở lại từ mùng 4 Tết.
Một số bà nội trợ lại quả quyết rằng không làm được lẩu thì chuyển sang món cuốn, bún thang, sushi cá hồi cũng không hề ngấy mà nguyên liệu lại sẵn có và không bị “thổi giá” như các nguyên phụ liệu của nồi lẩu truyền thống.
Theo nhiều người bán thực phẩm, giá thực phẩm, rau xanh sẽ hạ nhiệt chút ít sau một vài ngày nữa khi chợ họp bình thường trở lại và khi các siêu thị có nguồn hàng dồi dào. Tuy nhiên, theo quy luật thị trường các năm, phải tới sau rằm tháng Giêng, thực phẩm, rau xanh mới có thể quay về đúng giá cả thông thường khi việc cung cấp, vận chuyển hàng hóa trở lại bình thường./.
Nguyễn Kim Anh (TTXVN)