Bản báo cáo mang tên “Triển vọng Nông nghiệp năm 2011-2020” của Tổ chức Nông-Lương Liên hợp quốc (FAO) và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), cho biết thế giới đang đứng trước nguy cơ giá lương thực tăng cao hơn và giá hàng hóa trên các thị trường không ổn định.
Trước tình hình này, FAO và OECD kêu gọi các nước trên thế giới đầu tư hơn nữa cho nông nghiệp.
Theo báo cáo trên, mặc dù vụ thu hoạch năng suất cao trong những tháng tới sẽ làm cho giá hàng hóa thấp hơn, song trong thập kỷ tới, giá ngũ cốc thực tế có thể tăng trung bình khoảng 20% và giá thịt tăng khoảng 30% so với giai đoạn năm 2001-2010.
OECD và FAO dự kiến sản xuất nông nghiệp toàn cầu trong thập kỷ tới sẽ tăng chậm hơn so với 10 năm qua, trong đó sản lượng nông nghiệp tăng trung bình hàng năm khoảng 1,7%, thấp hơn mức tăng trung bình 2,6% trong thập kỷ vừa rồi. Sản xuất toàn cầu trên lĩnh vực nuôi trồng hải sản từ nay đến năm 2020 dự kiến mỗi năm tăng trung bình 1,3%.
Ngoài ra, lượng tiêu thụ lương thực bình quân đầu người sẽ tăng nhanh nhất ở khu vực Đông Âu, châu Á và Mỹ Latinh do nhu cầu thịt, các sản phẩm sữa, dầu thực vật và đường tăng mạnh.
Tổng Giám đốc FAO Jacques Diouf nói: “Trong bối cảnh hiện nay, tình trạng giá cả không ổn định có thể sẽ tiếp diễn ra trên các thị trường nông phẩm. Do đó, chính phủ các nước cần áp dụng những chính sách thích hợp, để giảm bớt tính không ổn định và các tác động tiêu cực của tình trạng này.”
Ông Diouf nhấn mạnh, giải pháp cơ bản để giải quyết vấn đề giá cả là các nước đang phát triển, với dân số dự kiến tăng khoảng 47% trong thập kỷ tới, cần tăng cường đầu tư cho nông nghiệp, đồng thời đẩy mạnh phát triển khu vực nông thôn, trong đó đặc biệt chú trọng hỗ trợ các nước thiếu lương thực và thu nhập thấp./.
Trước tình hình này, FAO và OECD kêu gọi các nước trên thế giới đầu tư hơn nữa cho nông nghiệp.
Theo báo cáo trên, mặc dù vụ thu hoạch năng suất cao trong những tháng tới sẽ làm cho giá hàng hóa thấp hơn, song trong thập kỷ tới, giá ngũ cốc thực tế có thể tăng trung bình khoảng 20% và giá thịt tăng khoảng 30% so với giai đoạn năm 2001-2010.
OECD và FAO dự kiến sản xuất nông nghiệp toàn cầu trong thập kỷ tới sẽ tăng chậm hơn so với 10 năm qua, trong đó sản lượng nông nghiệp tăng trung bình hàng năm khoảng 1,7%, thấp hơn mức tăng trung bình 2,6% trong thập kỷ vừa rồi. Sản xuất toàn cầu trên lĩnh vực nuôi trồng hải sản từ nay đến năm 2020 dự kiến mỗi năm tăng trung bình 1,3%.
Ngoài ra, lượng tiêu thụ lương thực bình quân đầu người sẽ tăng nhanh nhất ở khu vực Đông Âu, châu Á và Mỹ Latinh do nhu cầu thịt, các sản phẩm sữa, dầu thực vật và đường tăng mạnh.
Tổng Giám đốc FAO Jacques Diouf nói: “Trong bối cảnh hiện nay, tình trạng giá cả không ổn định có thể sẽ tiếp diễn ra trên các thị trường nông phẩm. Do đó, chính phủ các nước cần áp dụng những chính sách thích hợp, để giảm bớt tính không ổn định và các tác động tiêu cực của tình trạng này.”
Ông Diouf nhấn mạnh, giải pháp cơ bản để giải quyết vấn đề giá cả là các nước đang phát triển, với dân số dự kiến tăng khoảng 47% trong thập kỷ tới, cần tăng cường đầu tư cho nông nghiệp, đồng thời đẩy mạnh phát triển khu vực nông thôn, trong đó đặc biệt chú trọng hỗ trợ các nước thiếu lương thực và thu nhập thấp./.
Nguyễn Hữu Trung (TTXVN/Vietnam+)