Theo Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA), triển vọng phát hiện những nguồn khí đốt phi truyền thống mới, như khí đốt đá phiến hay khí đốt giữa các vỉa than, sẽ làm tăng nhu cầu của thế giới đối với khí đốt.
Nhu cầu đối với nguồn khí đốt phi truyền thống này sẽ vượt than đá sau năm 2025 và ngang bằng nhu cầu dầu mỏ vào năm 2035.
Theo báo cáo của IEA trên tờ Bưu điện Tài chính số ra ngày 6/6 cho biết, mức tăng mạnh nhu cầu khí đốt sẽ chấm dứt sự dư thừa khí đốt hiện nay vào năm 2015, khi cầu bắt đầu cao hơn cung.
Nhu cầu khí đốt tăng lên là kết quả của việc tăng mạnh khai thác các nguồn khí đốt phi truyền thống chủ yếu tại Trung Quốc, Australia và Bắc Mỹ, cũng như sự suy giảm sản xuất điện hạt nhân toàn cầu sau sự cố hạt nhân tại Nhật Bản hồi đầu năm.
Theo IEA, từ nay đến năm 2035, khoảng 40% mức tăng sản lượng khí đốt toàn cầu sẽ bắt nguồn từ việc khai thác những nguồn khí đốt phi truyền thống.
IEA dự báo, đến năm 2020, Australia sẽ trở thành một trong những nước xuất khẩu khí đốt hóa lỏng (LNG) hàng đầu thế giới, bắt kịp mức xuất khẩu của quốc gia số một thế giới hiện nay là Qatar.
Việc tăng cường khai thác khí đốt phi truyền thống là tin tốt đối với việc đảm bảo nguồn cung năng lượng toàn cầu, vì lượng khí đốt này sẽ được phân phối rộng rãi khắp Bắc và Nam Mỹ, Trung Quốc, Australia, châu Âu, Trung Đông và châu Phi.
Tuy nhiên, việc tăng cường sử dụng khí đốt sẽ không khiến thế giới dễ dàng hơn trong việc đạt được mục tiêu ngăn không cho nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng hơn 2 độ C./.
Nhu cầu đối với nguồn khí đốt phi truyền thống này sẽ vượt than đá sau năm 2025 và ngang bằng nhu cầu dầu mỏ vào năm 2035.
Theo báo cáo của IEA trên tờ Bưu điện Tài chính số ra ngày 6/6 cho biết, mức tăng mạnh nhu cầu khí đốt sẽ chấm dứt sự dư thừa khí đốt hiện nay vào năm 2015, khi cầu bắt đầu cao hơn cung.
Nhu cầu khí đốt tăng lên là kết quả của việc tăng mạnh khai thác các nguồn khí đốt phi truyền thống chủ yếu tại Trung Quốc, Australia và Bắc Mỹ, cũng như sự suy giảm sản xuất điện hạt nhân toàn cầu sau sự cố hạt nhân tại Nhật Bản hồi đầu năm.
Theo IEA, từ nay đến năm 2035, khoảng 40% mức tăng sản lượng khí đốt toàn cầu sẽ bắt nguồn từ việc khai thác những nguồn khí đốt phi truyền thống.
IEA dự báo, đến năm 2020, Australia sẽ trở thành một trong những nước xuất khẩu khí đốt hóa lỏng (LNG) hàng đầu thế giới, bắt kịp mức xuất khẩu của quốc gia số một thế giới hiện nay là Qatar.
Việc tăng cường khai thác khí đốt phi truyền thống là tin tốt đối với việc đảm bảo nguồn cung năng lượng toàn cầu, vì lượng khí đốt này sẽ được phân phối rộng rãi khắp Bắc và Nam Mỹ, Trung Quốc, Australia, châu Âu, Trung Đông và châu Phi.
Tuy nhiên, việc tăng cường sử dụng khí đốt sẽ không khiến thế giới dễ dàng hơn trong việc đạt được mục tiêu ngăn không cho nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng hơn 2 độ C./.
(TTXVN/Vietnam+)