Theo Cục Đường bộ (Bộ Giao thông Vận tải) - thành viên của Ban điều hành vận tải dịp Tết, tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông đang không ngừng gia tăng trong những ngày cận Tết.
Thống kê của Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ-đường sắt Hà Nội cho thấy địa bàn có số vụ tai nạn giao thông gia tăng là quận Hoàng Mai và các huyện Ba Vì, Đông Anh, Từ Liêm, Mê Linh, Mỹ Đức.
Tai nạn giao thông xảy ra tập trung ở địa bàn tuyến lộ, quốc lộ và khu vực ngoại thành trong khoảng thời gian từ 18 giờ đến 24 giờ hàng ngày, chủ yếu ở độ tuổi từ 18-30, do đi sai phần đường quy định, không làm chủ tốc độ...
Bên cạnh đó, giao thông ùn tắc khá nghiêm trọng tại Hà Nội trong những ngày cận Tết do lưu lượng xe gia tăng. Đặc biệt là từ ngày 8/2 trở lại đây khi sinh viên nghỉ Tết. Tại nhiều phố Hà Nội, vào bất cứ thời điểm nào cũng có thể xảy ra ùn tắc.
Theo thống kê, trong tháng 1/2010, toàn thành phố đã xảy ra 18 vụ ùn tắc nghiêm trọng, trong đó có tới hơn 10 vụ là do lưu lượng người và phương tiện tham gia giao thông đông tập trung chủ yếu vào khu vực nội thành.
Ngoài ra, trên các tuyến giao thông quốc lộ vào trung tâm thành phố như Pháp Vân-Cầu Rẽ, đường Láng-Hòa Lạc, đường Phạm Văn Đồng-cầu Thăng Long, tuyến đê Nguyễn Khoái, cầu Vĩnh Tuy, cầu Thanh Trì, đường Nguyễn Văn Cừ-Nguyễn Văn Linh... lưu lượng người, phương tiện tham giao thông vào những ngày giáp Tết gia tăng đột biến, cũng dễ gây ra cảnh ùn tắc.
Hệ thống đường xá phục vụ giao thông Hà Nội chỉ đáp ứng được có 8%, cộng với sự thiếu ý thức của người tham gia giao thông cũng là nguyên nhân gây nên việc ùn tắc kéo dài thường xuyên trong những ngày cận Tết.
Để hạn chế ùn tắc, Cục Đường bộ phối hợp với lực lượng chức năng Hà Nội bố trí phân luồng giao thông hợp lý, dừng các hoạt động thi công hạ tầng giao thông vào giờ cao điểm, bổ sung biển báo giao thông./.
Thống kê của Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ-đường sắt Hà Nội cho thấy địa bàn có số vụ tai nạn giao thông gia tăng là quận Hoàng Mai và các huyện Ba Vì, Đông Anh, Từ Liêm, Mê Linh, Mỹ Đức.
Tai nạn giao thông xảy ra tập trung ở địa bàn tuyến lộ, quốc lộ và khu vực ngoại thành trong khoảng thời gian từ 18 giờ đến 24 giờ hàng ngày, chủ yếu ở độ tuổi từ 18-30, do đi sai phần đường quy định, không làm chủ tốc độ...
Bên cạnh đó, giao thông ùn tắc khá nghiêm trọng tại Hà Nội trong những ngày cận Tết do lưu lượng xe gia tăng. Đặc biệt là từ ngày 8/2 trở lại đây khi sinh viên nghỉ Tết. Tại nhiều phố Hà Nội, vào bất cứ thời điểm nào cũng có thể xảy ra ùn tắc.
Theo thống kê, trong tháng 1/2010, toàn thành phố đã xảy ra 18 vụ ùn tắc nghiêm trọng, trong đó có tới hơn 10 vụ là do lưu lượng người và phương tiện tham gia giao thông đông tập trung chủ yếu vào khu vực nội thành.
Ngoài ra, trên các tuyến giao thông quốc lộ vào trung tâm thành phố như Pháp Vân-Cầu Rẽ, đường Láng-Hòa Lạc, đường Phạm Văn Đồng-cầu Thăng Long, tuyến đê Nguyễn Khoái, cầu Vĩnh Tuy, cầu Thanh Trì, đường Nguyễn Văn Cừ-Nguyễn Văn Linh... lưu lượng người, phương tiện tham giao thông vào những ngày giáp Tết gia tăng đột biến, cũng dễ gây ra cảnh ùn tắc.
Hệ thống đường xá phục vụ giao thông Hà Nội chỉ đáp ứng được có 8%, cộng với sự thiếu ý thức của người tham gia giao thông cũng là nguyên nhân gây nên việc ùn tắc kéo dài thường xuyên trong những ngày cận Tết.
Để hạn chế ùn tắc, Cục Đường bộ phối hợp với lực lượng chức năng Hà Nội bố trí phân luồng giao thông hợp lý, dừng các hoạt động thi công hạ tầng giao thông vào giờ cao điểm, bổ sung biển báo giao thông./.
Xuân Cường (Vietnam+)