Bộ Công Thương cho biết, do tác động của việc giá xăng dầu, chi phí vận chuyển, giá nguyên liệu đầu vào và giá đồng USD tăng nên giá bán thép xây dựng trong nước đã tăng 250.000 đồng/tấn đối với thép cuộn và tăng 150.000 đồng/tấn đối với thép cây.
Hiện giá bán thép tròn đốt tại các nhà máy thuộc Tổng Công ty Thép Việt Nam chưa trừ chiết khấu và chưa có thuế giá trị gia tăng ở miền Bắc dao động ở mức 11,7-11,8 triệu đồng/tấn, miền Nam dao động ở mức 11,9-12,27 triệu đồng/tấn.
Trong hai tháng đầu năm, sản xuất thép các loại vẫn ổn định, sản lượng thép đạt 749.200 tấn, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm ngoái; lượng thép tồn kho còn 270.000 tấn; lượng phôi thép chuẩn bị cho tháng sau tương đương các tháng trước, gần 120.000 tấn.
Sắp tới, theo lộ trình cam kết với WTO, một số sản phẩm thép sẽ không được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi nữa. Vì vậy, các doanh nghiệp sản xuất thép cần áp dụng các biện pháp ổn định sản xuất, củng cố hệ thống phân phối, mở rộng thị trường tiêu thụ, điều chỉnh giá bán linh hoạt... để nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm ngay trên thị trường trong nước./.
Hiện giá bán thép tròn đốt tại các nhà máy thuộc Tổng Công ty Thép Việt Nam chưa trừ chiết khấu và chưa có thuế giá trị gia tăng ở miền Bắc dao động ở mức 11,7-11,8 triệu đồng/tấn, miền Nam dao động ở mức 11,9-12,27 triệu đồng/tấn.
Trong hai tháng đầu năm, sản xuất thép các loại vẫn ổn định, sản lượng thép đạt 749.200 tấn, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm ngoái; lượng thép tồn kho còn 270.000 tấn; lượng phôi thép chuẩn bị cho tháng sau tương đương các tháng trước, gần 120.000 tấn.
Sắp tới, theo lộ trình cam kết với WTO, một số sản phẩm thép sẽ không được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi nữa. Vì vậy, các doanh nghiệp sản xuất thép cần áp dụng các biện pháp ổn định sản xuất, củng cố hệ thống phân phối, mở rộng thị trường tiêu thụ, điều chỉnh giá bán linh hoạt... để nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm ngay trên thị trường trong nước./.
Văn Xuyên (Vietnam+)