Theo Hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản tỉnh Cà Mau, hiện nay giá tôm sú nguyên liệu và cua biển tăng cao nhất trong 10 năm qua, kể từ khi tỉnh này thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngư - nông - lâm nghiệp năm 2001.
Tôm sú loại 20 con/kg giá 260.000 đồng/kg, loại 30 con/kg là 190.000 đồng/kg, 40 con/kg giá 155.000 đồng/kg và tôm thẻ chân trắng 100 con/kg là 85.000 đồng/kg; giá cua biển thương phẩm dao động ở mức từ 150.000-200.000 đồng/kg và cua gạch son từ 250.000-320.000 đồng/kg.
Nguyên nhân hai loại thủy sản này tăng giá do vào cuối vụ thu hoạch, nông dân tập trung cải tạo lại ao đầm để thả giống nuôi vụ mới dẫn đến khan hiếm nguyên liệu; nhu cầu hàng thủy sản tăng mạnh trên thị trường thế giới và nhiều doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản ở Cà Mau ký kết thêm nhiều hợp đồng xuất khẩu hàng với đối tác, nhất là khách hàng ở thị trường Nhật Bản.
Hiện nay, do tôm sú và cua biển có giá khá cao nên đây là động lực kích thích nông dân Cà Mau đầu tư mạnh cho nuôi tôm và cua, với kỳ vọng trúng mùa, trúng giá trong vụ thu hoạch tới.
Ngoài nuôi tôm quảng canh truyền thống, bà con đầu tư nuôi tôm quảng canh cải tiến năng suất cao với hơn 3.500ha, nuôi tôm công nghiệp hơn 2.800ha, tôm thẻ chân trắng 13ha, tôm nuôi phát triển tốt và diện tích này tiếp tục tăng nhanh.
Song song đó, trên diện tích nuôi tôm quảng canh truyền thống và quảng canh cải tiến năng suất cao, nông dân thả thêm cua giống nuôi xen canh.
Đây là mô hình sản xuất hướng đến xóa dần độc canh con tôm, vốn đầu tư cua giống ít, không tốn công chăm sóc, hạn chế được rủi ro, nhưng mang lại hiệu quả kinh tế khá cao./.
Tôm sú loại 20 con/kg giá 260.000 đồng/kg, loại 30 con/kg là 190.000 đồng/kg, 40 con/kg giá 155.000 đồng/kg và tôm thẻ chân trắng 100 con/kg là 85.000 đồng/kg; giá cua biển thương phẩm dao động ở mức từ 150.000-200.000 đồng/kg và cua gạch son từ 250.000-320.000 đồng/kg.
Nguyên nhân hai loại thủy sản này tăng giá do vào cuối vụ thu hoạch, nông dân tập trung cải tạo lại ao đầm để thả giống nuôi vụ mới dẫn đến khan hiếm nguyên liệu; nhu cầu hàng thủy sản tăng mạnh trên thị trường thế giới và nhiều doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản ở Cà Mau ký kết thêm nhiều hợp đồng xuất khẩu hàng với đối tác, nhất là khách hàng ở thị trường Nhật Bản.
Hiện nay, do tôm sú và cua biển có giá khá cao nên đây là động lực kích thích nông dân Cà Mau đầu tư mạnh cho nuôi tôm và cua, với kỳ vọng trúng mùa, trúng giá trong vụ thu hoạch tới.
Ngoài nuôi tôm quảng canh truyền thống, bà con đầu tư nuôi tôm quảng canh cải tiến năng suất cao với hơn 3.500ha, nuôi tôm công nghiệp hơn 2.800ha, tôm thẻ chân trắng 13ha, tôm nuôi phát triển tốt và diện tích này tiếp tục tăng nhanh.
Song song đó, trên diện tích nuôi tôm quảng canh truyền thống và quảng canh cải tiến năng suất cao, nông dân thả thêm cua giống nuôi xen canh.
Đây là mô hình sản xuất hướng đến xóa dần độc canh con tôm, vốn đầu tư cua giống ít, không tốn công chăm sóc, hạn chế được rủi ro, nhưng mang lại hiệu quả kinh tế khá cao./.
Lê Huy Hải (TTXVN/Vietnam+)