Cả vàng giao ngay và vàng Mỹ kỳ hạn giao dịch điện tử tại châu Á đều giảm sâu trong phiên giao dịch trầm lắng ngày 6/12, do những lo ngại bao trùm của giới đầu tư trước khả năng hãng đánh giá tín dụng Standard & Poor's (S&P) của Mỹ sẽ hạ xếp hạng tín nhiệm của hầu hết các nền kinh tế thành viên Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone).
Theo đánh giá của S&P, căng thẳng mang tính hệ thống gia tăng tại Eurozone trong những tuần gần đây khiến họ phải đánh giá lại xếp hạng tín nhiệm của tất cả các quốc gia thành viên khu vực này.
Hành động chậm trễ để cuộc khủng hoảng nợ kéo dài suốt hai năm qua không chỉ khiến Eurozone rơi vào nguy cơ sụp đổ mà còn nguy hại cho kinh tế toàn cầu. Ngày 6/12, Ngân hàng Trung ương Australia đã cắt giảm lãi suất đi 25 điểm cơ bản xuống 4,25%, do lạm phát gia tăng trong nước khiến họ phải thực hiện chính sách tự bảo vệ trước tác động lan tràn của khủng hoảng nợ công tại châu Âu.
Vào lúc 7 giờ 26 phút GMT (14 giờ 26 phút theo giờ Việt Nam) tại thị trường Singapore, giá vàng giao ngay giảm 0,5% xuống 1.713,30 USD/ounce, thấp hơn mức trung bình 1.726,33 USD/ounce trong 100 ngày qua, trong khi giá vàng Mỹ kỳ hạn giao dịch điện tử tại đây cũng giảm 1% xuống 1.717,70 USD/ounce.
[S&P dọa hạ xếp hạng tín nhiệm nhiều nước Eurozone]
Trong phiên này, giao dịch trên thị trường vàng châu Á khá thưa thớt, do thiếu những định hướng rõ ràng cho hoạt động mua bán. Theo một nhà kinh doanh tại sàn Singapore, thị trường vàng đang diễn biến rất chậm và hiện chưa thấy nhu cầu từ Thái Lan, Indonesia hay Ấn Độ. Tại Ấn Độ, quốc gia tiêu thụ vàng nhiều nhất thế giới, đồng rupee yếu đi so với USD đã khiến giá vàng nhập khẩu trở nên đắt đỏ.
Tính đến ngày 5/12, lượng vàng do Quỹ giao dịch vàng lớn nhất thế giới (SPDR Gold Trust) nắm giữ dừng ở mức 1.297,929 tấn, chỉ ở dưới mức cao nhất trong gần 4 tháng qua, với 1.298,534 tấn ngày 30/11/2011.
Giá vàng kỳ hạn giảm giá mạnh trên thị trường phương Tây phiên 5/12 và tiếp tục đà "lao dốc" trong phiên 6/12 tại châu Á, nhờ những tiến triển trong việc giải quyết khủng hoảng nợ công châu Âu và động thái này làm giảm nhu cầu mua vào vàng như là "nơi trú ẩn an toàn".
Chốt phiên này tại sàn giao dịch kim loại thuộc Thị trường hàng hóa New York (COMEX), giá vàng giao tháng 2/2012 chốt phiên ở mức 1.734,5 USD/ounce, giảm tới 16,8 USD (1%) so với phiên trước đó, kéo giá hàng loạt các kim loại quý khác cùng đi xuống, trong đó giá bạc giao tháng 3/2012 giảm 0,96% xuống 32,372 USD/ounce và bạch kim giao tháng 1/2012 giảm 1% (16 USD) còn 1.532,5 USD/ounce./.
Theo đánh giá của S&P, căng thẳng mang tính hệ thống gia tăng tại Eurozone trong những tuần gần đây khiến họ phải đánh giá lại xếp hạng tín nhiệm của tất cả các quốc gia thành viên khu vực này.
Hành động chậm trễ để cuộc khủng hoảng nợ kéo dài suốt hai năm qua không chỉ khiến Eurozone rơi vào nguy cơ sụp đổ mà còn nguy hại cho kinh tế toàn cầu. Ngày 6/12, Ngân hàng Trung ương Australia đã cắt giảm lãi suất đi 25 điểm cơ bản xuống 4,25%, do lạm phát gia tăng trong nước khiến họ phải thực hiện chính sách tự bảo vệ trước tác động lan tràn của khủng hoảng nợ công tại châu Âu.
Vào lúc 7 giờ 26 phút GMT (14 giờ 26 phút theo giờ Việt Nam) tại thị trường Singapore, giá vàng giao ngay giảm 0,5% xuống 1.713,30 USD/ounce, thấp hơn mức trung bình 1.726,33 USD/ounce trong 100 ngày qua, trong khi giá vàng Mỹ kỳ hạn giao dịch điện tử tại đây cũng giảm 1% xuống 1.717,70 USD/ounce.
[S&P dọa hạ xếp hạng tín nhiệm nhiều nước Eurozone]
Trong phiên này, giao dịch trên thị trường vàng châu Á khá thưa thớt, do thiếu những định hướng rõ ràng cho hoạt động mua bán. Theo một nhà kinh doanh tại sàn Singapore, thị trường vàng đang diễn biến rất chậm và hiện chưa thấy nhu cầu từ Thái Lan, Indonesia hay Ấn Độ. Tại Ấn Độ, quốc gia tiêu thụ vàng nhiều nhất thế giới, đồng rupee yếu đi so với USD đã khiến giá vàng nhập khẩu trở nên đắt đỏ.
Tính đến ngày 5/12, lượng vàng do Quỹ giao dịch vàng lớn nhất thế giới (SPDR Gold Trust) nắm giữ dừng ở mức 1.297,929 tấn, chỉ ở dưới mức cao nhất trong gần 4 tháng qua, với 1.298,534 tấn ngày 30/11/2011.
Giá vàng kỳ hạn giảm giá mạnh trên thị trường phương Tây phiên 5/12 và tiếp tục đà "lao dốc" trong phiên 6/12 tại châu Á, nhờ những tiến triển trong việc giải quyết khủng hoảng nợ công châu Âu và động thái này làm giảm nhu cầu mua vào vàng như là "nơi trú ẩn an toàn".
Chốt phiên này tại sàn giao dịch kim loại thuộc Thị trường hàng hóa New York (COMEX), giá vàng giao tháng 2/2012 chốt phiên ở mức 1.734,5 USD/ounce, giảm tới 16,8 USD (1%) so với phiên trước đó, kéo giá hàng loạt các kim loại quý khác cùng đi xuống, trong đó giá bạc giao tháng 3/2012 giảm 0,96% xuống 32,372 USD/ounce và bạch kim giao tháng 1/2012 giảm 1% (16 USD) còn 1.532,5 USD/ounce./.
Trang Nhung (TTXVN/Vietnam+)