Giá vàng giao ngay lùi xuống dưới mức 1.710 USD/ounce trong phiên chiều 11/12 tại châu Á. Tuy nhiên, lòng tin của nhà đầu tư đối với vàng vẫn được củng cố ngay trước thềm cuộc họp chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) - nơi các nhà hoạch định chính sách có thể sẽ đưa ra thêm các biện pháp kích thích kinh tế và đây là nhân tố tích cực hỗ trợ giá vàng.
Rất nhiều chuyên gia kinh tế nhận định rằng FED sẽ thông báo chương trình thu mua trái phiếu hàng tháng với giá trị 45 tỷ USD trong hai ngày nhóm họp chính sách 11-12/12. Điều này cho thấy khả năng họ sẽ tiếp tục bơm thêm tiền vào nền kinh tế trong năm 2013, nhằm đưa tỷ lệ thất nghiệp xuống mức thấp hơn nữa. Trong khi đó, các cuộc thương lượng giữa Chính phủ và Quốc hội Mỹ về "vách đá tài chính" vẫn kéo dài và chưa có dấu hiệu nào cho thấy hai bên sẵn sàng nhượng bộ.
Vàng thường được hưởng lợi từ chính sách nới lỏng tiền tệ, vì khi nhà đầu tư lo lắng về việc in thêm tiền làm giảm giá trị của đồng tiền nước đó, họ đương nhiên tìm cách mua vào các tài sản vững hơn làm "nơi trú ẩn an toàn", trong đó vàng là một trong những sự lựa chọn.
Từ đầu năm đến nay, giá vàng đã tăng hơn 9% trong bối cảnh nhiều ngân hàng trung ương trên thế giới, đặc biệt là FED và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) thực hiện các chính sách nới lỏng tiền tệ.
Theo nhà phân tích Dominic Schnider thuộc UBS Wealth Management tại Singapore, mọi người nhận thấy rằng những gì FED làm đang gây xáo trộn về giá cả, bằng chứng là lượng đồng xu vàng bán ra tại Mỹ tăng mạnh trong thời gian gần đây và điều này cho thấy sự lo ngại của nhà đầu tư về hậu quả của chính sách tiền tệ chưa có tiền lệ của FED.
Tuy nhiên, ông Schnider cũng tỏ ra thất vọng về sự vững vàng của giá vàng trong thời gian qua, khi cả những cuộc đàm phán ngân sách kéo dài tại Mỹ và đồng USD yếu đều không giúp gì được cho vàng, khiến kim loại quý này giảm liên tiếp trong tháng 10 và 11/2012.
Vào lúc 14h19 theo giờ Việt Nam tại Singapore, giá vàng giao ngay giảm 0,2% xuống 1.709,10 USD/ounce, sau khi tăng lên mức cao nhất trong một tuần qua ngay trong phiên trước, với 1.717,20 USD/ounce. Theo giới phân tích, sau phiên tăng giá thường là một phiên nhà đầu tư tranh thủ bán ra để chốt lời.
Đêm trước tại Mỹ, vàng bất ngờ lấy lại những gì đã mất trong tuần trước, khi nhà đầu tư còn đang suy tính về số liệu thương mại của Trung Quốc, đồng thời dõi theo thông tin mới về trần nợ công của Mỹ.
Chốt phiên 10/12 tại Sàn giao dịch kim loại thuộc Thị trường hàng hóa New York (COMEX), giá vàng giao tháng 2/2013 tăng 8,9 USD (0,52%) lên 1.714,4 USD/ounce.
Tính đến ngày 9/12, lượng vàng do các quỹ giao dịch vàng nắm giữ đã giảm xuống 76,177 triệu ounce, sau khi liên tiếp đạt các mức cao kỷ lục trước đó./.
Rất nhiều chuyên gia kinh tế nhận định rằng FED sẽ thông báo chương trình thu mua trái phiếu hàng tháng với giá trị 45 tỷ USD trong hai ngày nhóm họp chính sách 11-12/12. Điều này cho thấy khả năng họ sẽ tiếp tục bơm thêm tiền vào nền kinh tế trong năm 2013, nhằm đưa tỷ lệ thất nghiệp xuống mức thấp hơn nữa. Trong khi đó, các cuộc thương lượng giữa Chính phủ và Quốc hội Mỹ về "vách đá tài chính" vẫn kéo dài và chưa có dấu hiệu nào cho thấy hai bên sẵn sàng nhượng bộ.
Vàng thường được hưởng lợi từ chính sách nới lỏng tiền tệ, vì khi nhà đầu tư lo lắng về việc in thêm tiền làm giảm giá trị của đồng tiền nước đó, họ đương nhiên tìm cách mua vào các tài sản vững hơn làm "nơi trú ẩn an toàn", trong đó vàng là một trong những sự lựa chọn.
Từ đầu năm đến nay, giá vàng đã tăng hơn 9% trong bối cảnh nhiều ngân hàng trung ương trên thế giới, đặc biệt là FED và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) thực hiện các chính sách nới lỏng tiền tệ.
Theo nhà phân tích Dominic Schnider thuộc UBS Wealth Management tại Singapore, mọi người nhận thấy rằng những gì FED làm đang gây xáo trộn về giá cả, bằng chứng là lượng đồng xu vàng bán ra tại Mỹ tăng mạnh trong thời gian gần đây và điều này cho thấy sự lo ngại của nhà đầu tư về hậu quả của chính sách tiền tệ chưa có tiền lệ của FED.
Tuy nhiên, ông Schnider cũng tỏ ra thất vọng về sự vững vàng của giá vàng trong thời gian qua, khi cả những cuộc đàm phán ngân sách kéo dài tại Mỹ và đồng USD yếu đều không giúp gì được cho vàng, khiến kim loại quý này giảm liên tiếp trong tháng 10 và 11/2012.
Vào lúc 14h19 theo giờ Việt Nam tại Singapore, giá vàng giao ngay giảm 0,2% xuống 1.709,10 USD/ounce, sau khi tăng lên mức cao nhất trong một tuần qua ngay trong phiên trước, với 1.717,20 USD/ounce. Theo giới phân tích, sau phiên tăng giá thường là một phiên nhà đầu tư tranh thủ bán ra để chốt lời.
Đêm trước tại Mỹ, vàng bất ngờ lấy lại những gì đã mất trong tuần trước, khi nhà đầu tư còn đang suy tính về số liệu thương mại của Trung Quốc, đồng thời dõi theo thông tin mới về trần nợ công của Mỹ.
Chốt phiên 10/12 tại Sàn giao dịch kim loại thuộc Thị trường hàng hóa New York (COMEX), giá vàng giao tháng 2/2013 tăng 8,9 USD (0,52%) lên 1.714,4 USD/ounce.
Tính đến ngày 9/12, lượng vàng do các quỹ giao dịch vàng nắm giữ đã giảm xuống 76,177 triệu ounce, sau khi liên tiếp đạt các mức cao kỷ lục trước đó./.
Trang Nhung (TTXVN)