Sau khi tạm thời hạ nhiệt trong hai phiên đầu tuần do các nhà đầu tư tranh thủ chốt lời khi giá vàng liên tục tăng cao trong những phiên trước đó, giá vàng đã tăng dần trở lại trong các phiên tiếp theo của tuần qua, để cuối cùng chốt tuần lên gần sát mức cao nhất mọi thời đại 1.913,50 USD/ounce được thiết lập vào ngày 23/8.
Cơn tái sốt vàng lần này phải đợi đến hai phiên cuối tuần, đặc biệt là phiên cuối tuần ngày 2/9, mới thực sự bùng nổ và đó cũng là phiên tăng mạnh nhất của kim loại quý kể từ ngày 10/8 tới nay, với mức tăng tới hơn 3% chỉ trong vẻn vẹn có một phiên.
Báo cáo từ Bộ Lao động Mỹ công bố ngày 2/9 về tình hình việc làm trong tháng Tám tồi tệ hơn mọi dự báo của thị trường, với tỷ lệ thất nghiệp vẫn giữ nguyên ở mức 9,1%, thu nhập làm thêm giờ và thu nhập theo giờ làm việc bình thường đều đồng loạt giảm so với tháng trước, đã đẩy các thị trường chứng khoán Mỹ và thế giới chìm sâu trong sắc đỏ, đồng thời nâng cao sức hấp dẫn của vàng như một kênh đầu tư an toàn hơn bao giờ hết và đẩy kim loại quý đi lên không mệt mỏi.
Đóng cửa phiên cuối tuần 2/9 trên thị trường New York, giá vàng giao ngay tăng 3,2%, tương đương tăng 58,8 USD so với phiên trước đó, lên 1,879.88 USD/ounce, sau khi đã có lúc trong phiên lao vọt lên 1.887,4 USD/ounce, gần sát mức cao "kỷ lục của mọi kỷ lục" cho đến nay là 1.913,50 USD/ounce được lập trong tuần trước nữa.
Trong khi đó, giá vàng giao tháng 12 cũng tăng 2,6%, tương đương tăng 47,8 USD lên 1.876,90 USD/ounce sau khi trước đó đã có lúc lao lên 1.887,40 USD/ounce, cũng là mức cao nhất kể từ sau khi lập đỉnh cao mọi thời đại 1.917,90 USD/ounce vào ngày 23/8.
Theo chân vàng, giá bạc giao ngay phiên 2/9 cũng "nhảy dựng" 4,65% lên 43,34 USD/ounce, sau khi để mất 3,2% trong tuần trước nữa. Giá bạch kim giao ngay cũng tăng lên 1.879,49 USD/ounce, tuy nhiên, giá palađi giao ngay lại lại giảm đi so với tuần trước nữa khi trượt từ 779,35 USD/ounce xuống 773 USD/ounce.
Còn tại Sàn giao dịch kim loại London, chốt phiên cuối tuần 2/9, giá vàng giao ngay tăng lên 1.875,25 USD/ounce, tăng so với mức 1.788 USD/ounce của cuối tuần trước nữa. Song hành với đà tăng của giá vàng, giá bạc chốt phiên 2/9 cũng tiến lên 42,50 USD/ounce, tăng so với 41,06 USD/ounce của cuối tuần trước nữa.
Giá hai kim loại khác là bạch kim và palađi cũng tăng lần lượt lên 1.873 USD/ounce và 785 USD/ounce, so với các mức giá tương ứng của cuối tuần trước nữa là 1.812 USD/ounce và 750 USD/ounce.
Giới phân tích cho rằng, báo cáo việc làm tháng Tám (là lần đầu tiên trong vòng gần một năm nay, nền kinh tế Mỹ không tạo ra được việc làm mới trong một tháng) cho thấy nền kinh tế lớn nhất thế giới vẫn còn hết sức yếu kém, thậm chí còn đứng trước nguy cơ suy thoái trở lại, và là lời nhắc nhở nghiêm túc hơn bao giờ hết về việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cần phải sớm có biện pháp hữu hiệu để vực dậy nền kinh tế đang thực sự ốm yếu này.
Điều đó cũng làm tăng thêm các đồn đoán rằng có khả năng FED sẽ phải sớm tung ra gói nới lỏng tiền tệ QE3 nhằm cứu vãn nền kinh tế đang suy yếu tại phiên họp của Ủy ban Thị trường Mở vào ngày 20 - 21/9 tới.
Nếu như vậy, nhu cầu giữ vàng của người dân và giới đầu tư càng tăng lên. Kể từ tháng Tám năm ngoái, thời điểm mà ông Ben Bernanke, Chủ tịch FED, quyết định có gói QE2 tại cuộc họp ở Jackson Hole, cho tới nay, giá vàng đã tăng tới 50%.
Ngoài ra, theo các nhà phân tích, số liệu đi xuống của ngành sản xuất công nghiệp toàn cầu cũng làm tăng thêm nỗi lo kinh tế toàn cầu có thể rơi trở lại vào suy thoái, và càng khiến thế giới lao vào vàng như một nơi ẩn trú an toàn.
Số liệu thống kê cho biết, sản xuất công nghiệp của toàn khối Eurozone trong tháng Tám đã sụt giảm xuống mức thấp nhất trong hai năm qua, trong khi có những dấu hiệu mới cho thấy nền kinh tế khu vực đang chậm lại với tốc độ nhanh hơn. Tương tự, sản xuất công nghiệp của Mỹ trong tháng Tám cũng tăng chậm lại hai tháng liên tiếp.
Nhìn chung, trong tháng Tám, giá vàng đã tăng được 12%, là tháng có mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 11/2009, đồng thời là tháng liên tiếp có các đỉnh cao kỷ lục bị phá vỡ. Còn kể từ đầu năm đến nay, giá vàng đã tăng gần 30%, gần bằng mức tăng của cả năm 2010.
Theo các chuyên gia phân tích, giá vàng sẽ phụ thuộc vào các bước đi tiếp theo của FED trong những tuần tới. Nếu QE3 được triển khai, nó sẽ đẩy nhanh tốc độ gia tăng của chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và hối thúc nhiều người mua vàng, khi kim loại quý này vẫn được coi là công cụ hữu hiệu chống lại lạm phát.
Ngoài ra, cuộc khủng hoảng nợ công tại hai bờ Đại Tây Dương còn nhiều u ám cũng là nhân tố hỗ trợ cho giá vàng, chưa kể đến nhu cầu vàng tại châu Á vẫn tiếp tục tăng mạnh, đặc biệt là tại Trung Quốc và Ấn Độ, khi hai nước này bước vào mùa lễ hội và mùa cưới từ tháng 9-11.
Trong một dự báo gần đây, Deutsche Bank cũng cho rằng giá vàng trong thời gian tới có thể sẽ tiến tới mốc 2.000 USD/ounce./.
Cơn tái sốt vàng lần này phải đợi đến hai phiên cuối tuần, đặc biệt là phiên cuối tuần ngày 2/9, mới thực sự bùng nổ và đó cũng là phiên tăng mạnh nhất của kim loại quý kể từ ngày 10/8 tới nay, với mức tăng tới hơn 3% chỉ trong vẻn vẹn có một phiên.
Báo cáo từ Bộ Lao động Mỹ công bố ngày 2/9 về tình hình việc làm trong tháng Tám tồi tệ hơn mọi dự báo của thị trường, với tỷ lệ thất nghiệp vẫn giữ nguyên ở mức 9,1%, thu nhập làm thêm giờ và thu nhập theo giờ làm việc bình thường đều đồng loạt giảm so với tháng trước, đã đẩy các thị trường chứng khoán Mỹ và thế giới chìm sâu trong sắc đỏ, đồng thời nâng cao sức hấp dẫn của vàng như một kênh đầu tư an toàn hơn bao giờ hết và đẩy kim loại quý đi lên không mệt mỏi.
Đóng cửa phiên cuối tuần 2/9 trên thị trường New York, giá vàng giao ngay tăng 3,2%, tương đương tăng 58,8 USD so với phiên trước đó, lên 1,879.88 USD/ounce, sau khi đã có lúc trong phiên lao vọt lên 1.887,4 USD/ounce, gần sát mức cao "kỷ lục của mọi kỷ lục" cho đến nay là 1.913,50 USD/ounce được lập trong tuần trước nữa.
Trong khi đó, giá vàng giao tháng 12 cũng tăng 2,6%, tương đương tăng 47,8 USD lên 1.876,90 USD/ounce sau khi trước đó đã có lúc lao lên 1.887,40 USD/ounce, cũng là mức cao nhất kể từ sau khi lập đỉnh cao mọi thời đại 1.917,90 USD/ounce vào ngày 23/8.
Theo chân vàng, giá bạc giao ngay phiên 2/9 cũng "nhảy dựng" 4,65% lên 43,34 USD/ounce, sau khi để mất 3,2% trong tuần trước nữa. Giá bạch kim giao ngay cũng tăng lên 1.879,49 USD/ounce, tuy nhiên, giá palađi giao ngay lại lại giảm đi so với tuần trước nữa khi trượt từ 779,35 USD/ounce xuống 773 USD/ounce.
Còn tại Sàn giao dịch kim loại London, chốt phiên cuối tuần 2/9, giá vàng giao ngay tăng lên 1.875,25 USD/ounce, tăng so với mức 1.788 USD/ounce của cuối tuần trước nữa. Song hành với đà tăng của giá vàng, giá bạc chốt phiên 2/9 cũng tiến lên 42,50 USD/ounce, tăng so với 41,06 USD/ounce của cuối tuần trước nữa.
Giá hai kim loại khác là bạch kim và palađi cũng tăng lần lượt lên 1.873 USD/ounce và 785 USD/ounce, so với các mức giá tương ứng của cuối tuần trước nữa là 1.812 USD/ounce và 750 USD/ounce.
Giới phân tích cho rằng, báo cáo việc làm tháng Tám (là lần đầu tiên trong vòng gần một năm nay, nền kinh tế Mỹ không tạo ra được việc làm mới trong một tháng) cho thấy nền kinh tế lớn nhất thế giới vẫn còn hết sức yếu kém, thậm chí còn đứng trước nguy cơ suy thoái trở lại, và là lời nhắc nhở nghiêm túc hơn bao giờ hết về việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cần phải sớm có biện pháp hữu hiệu để vực dậy nền kinh tế đang thực sự ốm yếu này.
Điều đó cũng làm tăng thêm các đồn đoán rằng có khả năng FED sẽ phải sớm tung ra gói nới lỏng tiền tệ QE3 nhằm cứu vãn nền kinh tế đang suy yếu tại phiên họp của Ủy ban Thị trường Mở vào ngày 20 - 21/9 tới.
Nếu như vậy, nhu cầu giữ vàng của người dân và giới đầu tư càng tăng lên. Kể từ tháng Tám năm ngoái, thời điểm mà ông Ben Bernanke, Chủ tịch FED, quyết định có gói QE2 tại cuộc họp ở Jackson Hole, cho tới nay, giá vàng đã tăng tới 50%.
Ngoài ra, theo các nhà phân tích, số liệu đi xuống của ngành sản xuất công nghiệp toàn cầu cũng làm tăng thêm nỗi lo kinh tế toàn cầu có thể rơi trở lại vào suy thoái, và càng khiến thế giới lao vào vàng như một nơi ẩn trú an toàn.
Số liệu thống kê cho biết, sản xuất công nghiệp của toàn khối Eurozone trong tháng Tám đã sụt giảm xuống mức thấp nhất trong hai năm qua, trong khi có những dấu hiệu mới cho thấy nền kinh tế khu vực đang chậm lại với tốc độ nhanh hơn. Tương tự, sản xuất công nghiệp của Mỹ trong tháng Tám cũng tăng chậm lại hai tháng liên tiếp.
Nhìn chung, trong tháng Tám, giá vàng đã tăng được 12%, là tháng có mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 11/2009, đồng thời là tháng liên tiếp có các đỉnh cao kỷ lục bị phá vỡ. Còn kể từ đầu năm đến nay, giá vàng đã tăng gần 30%, gần bằng mức tăng của cả năm 2010.
Theo các chuyên gia phân tích, giá vàng sẽ phụ thuộc vào các bước đi tiếp theo của FED trong những tuần tới. Nếu QE3 được triển khai, nó sẽ đẩy nhanh tốc độ gia tăng của chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và hối thúc nhiều người mua vàng, khi kim loại quý này vẫn được coi là công cụ hữu hiệu chống lại lạm phát.
Ngoài ra, cuộc khủng hoảng nợ công tại hai bờ Đại Tây Dương còn nhiều u ám cũng là nhân tố hỗ trợ cho giá vàng, chưa kể đến nhu cầu vàng tại châu Á vẫn tiếp tục tăng mạnh, đặc biệt là tại Trung Quốc và Ấn Độ, khi hai nước này bước vào mùa lễ hội và mùa cưới từ tháng 9-11.
Trong một dự báo gần đây, Deutsche Bank cũng cho rằng giá vàng trong thời gian tới có thể sẽ tiến tới mốc 2.000 USD/ounce./.
Thùy Chi (TTXVN/Vietnam+)