Ông Đỗ Nhất Hoàng, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận định mặc dù 6 tháng đầu năm, tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) giảm mạnh so với cùng kỳ nhưng với những biện pháp, giải pháp đang được Chính phủ và các bộ, ngành triển khai nhằm cải thiện môi trường đầu tư, tăng cường xúc tiến đầu tư với các đối tác…, đến cuối năm nay, giải ngân vốn FDI sẽ đạt khoảng 10 tỷ USD.
Tính đến hết tháng 6/2012, tính cả vốn FDI đăng ký và cấp mới chỉ đạt 6,4 tỷ USD, giảm 27,3% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, vốn đăng ký mới đạt trên 4,76 tỷ USD với 452 dự án mới, giảm khoảng 25% cả về số dự án và số vốn đăng ký.
Đã có 123 dự án tăng vốn với tổng vốn đăng ký tăng thêm 1,62 tỷ USD, giảm khoảng 50% số dự án và 64,5% về số vốn đăng ký. Tuy nhiên, giải ngân vốn FDI đã đạt 5,4 tỷ USD, tăng gần 2% so với cùng kỳ năm 2011.
Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, nguyên nhân suy giảm vốn FDI đăng ký một mặt do kinh tế thế giới phục hồi chậm, các nhà đầu tư gặp nhiều khó khăn về nguồn lực tài chính và sự cạnh tranh thu hút vốn của các nước trong khu vực; mặt khác do yêu cầu tăng cường quản lý đầu tư và nâng cao chất lượng đầu tư nước ngoài…
Dự kiến, vốn đăng ký trong ngắn hạn giảm so với trước nhưng sẽ tăng trở lại trong trung và dài hạn.
Cục trưởng Đỗ Nhất Hoàng cũng nhận định vốn FDI đăng ký đang trong xu hướng giảm, nhưng Việt Nam đang hướng tới việc nâng cao chất lượng đầu tư, vì vậy trong ngắn hạn số lượng sẽ giảm đi, nhất là trong bối cảnh kinh tế toàn cầu như hiện nay thì không thể vừa đòi hỏi cả chất lượng lẫn số lượng. Những số liệu thống kê về FDI trong 6 tháng đầu năm cũng phần nào nằm trong dự tính của chúng ta.
Cũng trong 6 tháng đầu năm, lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo đứng đầu về thu hút FDI với khoảng 63% lượng vốn đăng ký; tiếp đến là bất động sản, dù không có nhiều dự án, nhưng lượng vốn đăng ký khá lớn và chiếm tỷ trọng lên đến gần 25%.
Các doanh nghiệp Nhật Bản vẫn chiếm ưu thế tuyệt đối về lượng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam, chiếm tỷ lệ 65% tổng vốn FDI.
Bình Dương đứng đầu bảng về tỉnh hút vốn FDI. Lượng vốn FDI đổ vào tỉnh này trong 6 tháng đầu năm đạt 1.788 triệu USD, chiếm 38% tổng hút vốn.
Một điểm đáng chú ý là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đứng đầu danh sách các ngành hút vốn FDI. Vị trí thứ hai thuộc về lĩnh vực kinh doanh bất động sản và vị trí thứ ba thuộc về bán buôn, bán lẻ, sửa chữa…/.
Tính đến hết tháng 6/2012, tính cả vốn FDI đăng ký và cấp mới chỉ đạt 6,4 tỷ USD, giảm 27,3% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, vốn đăng ký mới đạt trên 4,76 tỷ USD với 452 dự án mới, giảm khoảng 25% cả về số dự án và số vốn đăng ký.
Đã có 123 dự án tăng vốn với tổng vốn đăng ký tăng thêm 1,62 tỷ USD, giảm khoảng 50% số dự án và 64,5% về số vốn đăng ký. Tuy nhiên, giải ngân vốn FDI đã đạt 5,4 tỷ USD, tăng gần 2% so với cùng kỳ năm 2011.
Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, nguyên nhân suy giảm vốn FDI đăng ký một mặt do kinh tế thế giới phục hồi chậm, các nhà đầu tư gặp nhiều khó khăn về nguồn lực tài chính và sự cạnh tranh thu hút vốn của các nước trong khu vực; mặt khác do yêu cầu tăng cường quản lý đầu tư và nâng cao chất lượng đầu tư nước ngoài…
Dự kiến, vốn đăng ký trong ngắn hạn giảm so với trước nhưng sẽ tăng trở lại trong trung và dài hạn.
Cục trưởng Đỗ Nhất Hoàng cũng nhận định vốn FDI đăng ký đang trong xu hướng giảm, nhưng Việt Nam đang hướng tới việc nâng cao chất lượng đầu tư, vì vậy trong ngắn hạn số lượng sẽ giảm đi, nhất là trong bối cảnh kinh tế toàn cầu như hiện nay thì không thể vừa đòi hỏi cả chất lượng lẫn số lượng. Những số liệu thống kê về FDI trong 6 tháng đầu năm cũng phần nào nằm trong dự tính của chúng ta.
Cũng trong 6 tháng đầu năm, lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo đứng đầu về thu hút FDI với khoảng 63% lượng vốn đăng ký; tiếp đến là bất động sản, dù không có nhiều dự án, nhưng lượng vốn đăng ký khá lớn và chiếm tỷ trọng lên đến gần 25%.
Các doanh nghiệp Nhật Bản vẫn chiếm ưu thế tuyệt đối về lượng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam, chiếm tỷ lệ 65% tổng vốn FDI.
Bình Dương đứng đầu bảng về tỉnh hút vốn FDI. Lượng vốn FDI đổ vào tỉnh này trong 6 tháng đầu năm đạt 1.788 triệu USD, chiếm 38% tổng hút vốn.
Một điểm đáng chú ý là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đứng đầu danh sách các ngành hút vốn FDI. Vị trí thứ hai thuộc về lĩnh vực kinh doanh bất động sản và vị trí thứ ba thuộc về bán buôn, bán lẻ, sửa chữa…/.
Thúy Hiền (TTXVN)