Sáng 11/7, Chính phủ tổ chức Hội nghị sơ kết công tác đào nhân lực cho Khu kinh tế Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh.
Hội nghị được tổ chức trực tuyến tại hai đầu cầu: Trụ sở Chính phủ và tỉnh Hà Tĩnh. Ông Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ chủ trì Hội nghị.
Tại hội nghị, đại diện các bộ, ngành Trung ương, tỉnh Hà Tĩnh, một số doanh nghiệp, cơ sở đào tạo dạy nghề trên địa bàn Hà Tĩnh đã báo cáo, thảo luận về công tác đào tạo và đảm bảo nhân lực; công tác quy hoạch đô thị và xây dựng nhà ở; hỗ trợ vốn đầu tư ngân sách cho các trường đào tạo trên địa bàn Hà Tĩnh.
Khu kinh tế Vũng Áng được thành lập theo Quyết định số 72/2006/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ với tổng diện tích quy hoạch là 22.781 ha và là một trong 5 khu kinh tế ven biển trọng điểm của cả nước. Hiện tại, Khu kinh tế Vũng Áng có trên 226 doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đầu tư kinh doanh, trong đó có 77 dự án đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư, 26 dự án đã đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, 28 dự án đang triển khai xây dựng các hạng mục công trình. Phát triển Khu kinh tế Vũng Áng là cơ hội để Hà Tĩnh chuyển đổi mạnh mẽ kinh tế-xã hội, tạo việc làm cho người lao động, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho nhân dân.
Theo kết quả điều tra ban đầu, nhu cầu lao động của các doanh nghiệp trong Khu kinh tế Vũng Áng tương đối lớn với đa dạng các ngành, nghề, trình độ đào tạo, đến năm 2015 là trên 67.000 lao động. Đến tháng 6/2013 có gần 12.500 lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp, nhà đầu tư, nhà thầu trong khu kinh tế Vũng Áng.
Việc thu hút, đào tạo nhân lực cho Khu kinh tế Vũng Áng đã được sự quan tâm, hỗ trợ thích đáng của Chính phủ, lãnh đạo các bộ, tỉnh Hà Tĩnh, các doanh nghiệp, các cơ sở đào tạo. Bộ Giáo dục-Đào tạo đã phối hợp với Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh xác định cơ chế tuyển sinh đặc thù và giao 1.200 chỉ tiêu đào tạo năm 2012 và năm 2013 tiếp tục giao 1.200 chỉ tiêu tuyển mới đào tạo cho Khu Kinh tế Vũng Áng.
Tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành một số chính sách về đào tạo, giải quyết việc làm, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao cho khu kinh tế Vũng Áng: chính sách đào tạo, bồi dưỡng, thu hút và sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao giai đoạn 2011-2015; thành lập Trung tâm Xúc tiến đầu tư và cung ứng nhân lực cho Khu kinh tế Vũng Áng; Chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư vào Khu kinh tế Vũng Áng và các Khu công nghiệp.
Tỉnh thành lập Quỹ hỗ trợ đào tạo, dạy nghề, giải quyết việc làm và ổn định đời sống cho người dân bị thu hồi đất để thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn; chính sách hỗ trợ đào tạo nhân lực cho Khu Kinh tế Vũng Áng. Các nhà trường đã và đang tích cực tiếp cận với các doanh nghiệp, tập đoàn thuộc Khu kinh tế Vũng Áng để tổ chức đào tạo, cung ứng nhân lực đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp. Bước đầu đã có sự gắn kết giữa đào tạo và sử dụng nhân lực, có sự tham gia của doanh nghiệp với công tác đào tạo. Từ năm 2009-2013, ngân sách Trung ương đã bố trí cho tỉnh Hà Tĩnh trên 585 tỷ đồng để hỗ trợ đầu tư cho các trường; ngân sách tỉnh chi cho đào tạo từ 2010-2012 trên 164 tỷ đồng.
Tuy nhiên, công tác đào tạo nhân lực cho Khu kinh tế Vũng Áng còn nhiều hạn chế như: Không đạt được kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực trong năm 2012; chưa xây dựng được cơ chế phối hợp giữa nhà trường trong việc tổ chức đào tạo nhân lực. Công tác tuyên truyền đến sinh viên có hộ khẩu tại Hà Tĩnh và các tỉnh lân cận đang học tại các trường đại học, cao đẳng để trở về làm việc tại khu kinh tế Vũng Áng chưa được thực hiện hiệu quả. Đầu tư cho các cơ sở đào tạo trọng điểm chưa được quan tâm đúng mức.
Kết luận buổi làm việc, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đánh giá: Công tác đào tạo và bảo đảm nhân lực cho Khu kinh tế Vũng Áng đã được các bộ, ngành Trung ương, tỉnh Hà Tĩnh, các cơ sở đào tạo triển khai quyết liệt với tinh thần trách nhiệm cao. Nhiều chính sách đã được Trung ương và tỉnh Hà Tĩnh ban hành tạo tiền đề quan trọng để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển của Khu Kinh tế Vũng Áng.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh: Trong thời gian tới, các bộ, ngành, tỉnh Hà Tĩnh cần phối hợp với các doanh nghiệp rà soát nhu cầu nhân lực, định kỳ hàng quý cung cấp thông tin để các cơ sở đào tạo chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo, đây chính là lợi ích thiết thân của Hà Tĩnh và Khu kinh tế Vũng Áng.
Các cơ quan chức năng rà soát lại cách thông tin tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Trung ương và tỉnh Hà Tĩnh đối với việc phát triển Khu kinh tế Vũng Áng, nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực và giải quyết việc làm đến với người dân qua trang Wesite của Ban quản lý Khu kinh tế Vũng Áng và Trung tâm xúc tiến đầu tư và cung ứng nguồn nhân lực Khu kinh tế Vũng Áng; giới thiệu và triển khai các mô hình các trường đại học gắn với doanh nghiệp thu hút nhân lực về Khu kinh tế Vũng Áng làm việc.
Tỉnh Hà Tĩnh cần phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trường, các doanh nghiệp xây dựng phương án đào tạo ngoại ngữ cho người lao động làm việc tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Tỉnh Hà Tĩnh triển khai quyết liệt quy hoạch xây dựng chung, có phương án chuẩn hóa hệ thống nhà dân của người dân địa phương cho ở trọ, có kiểm tra quản lý, đảm bảo yêu cầu tối thiểu đáp ứng nhu cầu về nhà ở cho công nhân lao động.
Phó Thủ tướng đề nghị cần huy động mạnh mẽ hơn nữa doanh nghiệp tham gia vào quá trình chuẩn bị và tiếp nhận nhân lực cho Khu Kinh tế Vũng Áng, nhân rộng mô hình của Công ty trách nhiệm hữu hạn thép Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh trong phối hợp đào tạo, tiếp nhận lao động.
Tỉnh Hà Tĩnh rà soát lại và tăng cường phối hợp thông tin, tuyên truyền để thu hút học sinh, sinh viên tốt nghiệp, lao động có hộ khẩu thường trú tại Hà Tĩnh và các tỉnh lân cận về làm việc tại khu kinh tế Vũng Áng và khuyến khích học sinh theo học các ngành nghề phù hợp với nhu cầu nhân lực của Khu kinh tế Vũng Áng.
Bên cạnh đó, tỉnh cần đẩy mạnh tuyên truyền, vận động chính người dân Hà Tĩnh cho con em họ về quê hương làm việc. Phó Thủ tướng lưu ý: Trong điều kiện ngân sách Nhà nước rất khó khăn, trong những năm tới, tỉnh Hà Tĩnh, các cơ sở đào tạo cần sử dụng hiệu quả nguồn ngân sách cấp cho công tác đào tạo, đẩy mạnh xã hội hóa, huy động các doanh nghiệp tham gia vào đào tạo nguồn nhân lực; bàn giải pháp tăng tỷ lệ sinh viên đã qua đào tạo được doanh nghiệp tuyển dụng vào làm việc./.
Hội nghị được tổ chức trực tuyến tại hai đầu cầu: Trụ sở Chính phủ và tỉnh Hà Tĩnh. Ông Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ chủ trì Hội nghị.
Tại hội nghị, đại diện các bộ, ngành Trung ương, tỉnh Hà Tĩnh, một số doanh nghiệp, cơ sở đào tạo dạy nghề trên địa bàn Hà Tĩnh đã báo cáo, thảo luận về công tác đào tạo và đảm bảo nhân lực; công tác quy hoạch đô thị và xây dựng nhà ở; hỗ trợ vốn đầu tư ngân sách cho các trường đào tạo trên địa bàn Hà Tĩnh.
Khu kinh tế Vũng Áng được thành lập theo Quyết định số 72/2006/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ với tổng diện tích quy hoạch là 22.781 ha và là một trong 5 khu kinh tế ven biển trọng điểm của cả nước. Hiện tại, Khu kinh tế Vũng Áng có trên 226 doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đầu tư kinh doanh, trong đó có 77 dự án đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư, 26 dự án đã đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, 28 dự án đang triển khai xây dựng các hạng mục công trình. Phát triển Khu kinh tế Vũng Áng là cơ hội để Hà Tĩnh chuyển đổi mạnh mẽ kinh tế-xã hội, tạo việc làm cho người lao động, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho nhân dân.
Theo kết quả điều tra ban đầu, nhu cầu lao động của các doanh nghiệp trong Khu kinh tế Vũng Áng tương đối lớn với đa dạng các ngành, nghề, trình độ đào tạo, đến năm 2015 là trên 67.000 lao động. Đến tháng 6/2013 có gần 12.500 lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp, nhà đầu tư, nhà thầu trong khu kinh tế Vũng Áng.
Việc thu hút, đào tạo nhân lực cho Khu kinh tế Vũng Áng đã được sự quan tâm, hỗ trợ thích đáng của Chính phủ, lãnh đạo các bộ, tỉnh Hà Tĩnh, các doanh nghiệp, các cơ sở đào tạo. Bộ Giáo dục-Đào tạo đã phối hợp với Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh xác định cơ chế tuyển sinh đặc thù và giao 1.200 chỉ tiêu đào tạo năm 2012 và năm 2013 tiếp tục giao 1.200 chỉ tiêu tuyển mới đào tạo cho Khu Kinh tế Vũng Áng.
Tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành một số chính sách về đào tạo, giải quyết việc làm, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao cho khu kinh tế Vũng Áng: chính sách đào tạo, bồi dưỡng, thu hút và sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao giai đoạn 2011-2015; thành lập Trung tâm Xúc tiến đầu tư và cung ứng nhân lực cho Khu kinh tế Vũng Áng; Chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư vào Khu kinh tế Vũng Áng và các Khu công nghiệp.
Tỉnh thành lập Quỹ hỗ trợ đào tạo, dạy nghề, giải quyết việc làm và ổn định đời sống cho người dân bị thu hồi đất để thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn; chính sách hỗ trợ đào tạo nhân lực cho Khu Kinh tế Vũng Áng. Các nhà trường đã và đang tích cực tiếp cận với các doanh nghiệp, tập đoàn thuộc Khu kinh tế Vũng Áng để tổ chức đào tạo, cung ứng nhân lực đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp. Bước đầu đã có sự gắn kết giữa đào tạo và sử dụng nhân lực, có sự tham gia của doanh nghiệp với công tác đào tạo. Từ năm 2009-2013, ngân sách Trung ương đã bố trí cho tỉnh Hà Tĩnh trên 585 tỷ đồng để hỗ trợ đầu tư cho các trường; ngân sách tỉnh chi cho đào tạo từ 2010-2012 trên 164 tỷ đồng.
Tuy nhiên, công tác đào tạo nhân lực cho Khu kinh tế Vũng Áng còn nhiều hạn chế như: Không đạt được kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực trong năm 2012; chưa xây dựng được cơ chế phối hợp giữa nhà trường trong việc tổ chức đào tạo nhân lực. Công tác tuyên truyền đến sinh viên có hộ khẩu tại Hà Tĩnh và các tỉnh lân cận đang học tại các trường đại học, cao đẳng để trở về làm việc tại khu kinh tế Vũng Áng chưa được thực hiện hiệu quả. Đầu tư cho các cơ sở đào tạo trọng điểm chưa được quan tâm đúng mức.
Kết luận buổi làm việc, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đánh giá: Công tác đào tạo và bảo đảm nhân lực cho Khu kinh tế Vũng Áng đã được các bộ, ngành Trung ương, tỉnh Hà Tĩnh, các cơ sở đào tạo triển khai quyết liệt với tinh thần trách nhiệm cao. Nhiều chính sách đã được Trung ương và tỉnh Hà Tĩnh ban hành tạo tiền đề quan trọng để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển của Khu Kinh tế Vũng Áng.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh: Trong thời gian tới, các bộ, ngành, tỉnh Hà Tĩnh cần phối hợp với các doanh nghiệp rà soát nhu cầu nhân lực, định kỳ hàng quý cung cấp thông tin để các cơ sở đào tạo chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo, đây chính là lợi ích thiết thân của Hà Tĩnh và Khu kinh tế Vũng Áng.
Các cơ quan chức năng rà soát lại cách thông tin tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Trung ương và tỉnh Hà Tĩnh đối với việc phát triển Khu kinh tế Vũng Áng, nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực và giải quyết việc làm đến với người dân qua trang Wesite của Ban quản lý Khu kinh tế Vũng Áng và Trung tâm xúc tiến đầu tư và cung ứng nguồn nhân lực Khu kinh tế Vũng Áng; giới thiệu và triển khai các mô hình các trường đại học gắn với doanh nghiệp thu hút nhân lực về Khu kinh tế Vũng Áng làm việc.
Tỉnh Hà Tĩnh cần phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trường, các doanh nghiệp xây dựng phương án đào tạo ngoại ngữ cho người lao động làm việc tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Tỉnh Hà Tĩnh triển khai quyết liệt quy hoạch xây dựng chung, có phương án chuẩn hóa hệ thống nhà dân của người dân địa phương cho ở trọ, có kiểm tra quản lý, đảm bảo yêu cầu tối thiểu đáp ứng nhu cầu về nhà ở cho công nhân lao động.
Phó Thủ tướng đề nghị cần huy động mạnh mẽ hơn nữa doanh nghiệp tham gia vào quá trình chuẩn bị và tiếp nhận nhân lực cho Khu Kinh tế Vũng Áng, nhân rộng mô hình của Công ty trách nhiệm hữu hạn thép Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh trong phối hợp đào tạo, tiếp nhận lao động.
Tỉnh Hà Tĩnh rà soát lại và tăng cường phối hợp thông tin, tuyên truyền để thu hút học sinh, sinh viên tốt nghiệp, lao động có hộ khẩu thường trú tại Hà Tĩnh và các tỉnh lân cận về làm việc tại khu kinh tế Vũng Áng và khuyến khích học sinh theo học các ngành nghề phù hợp với nhu cầu nhân lực của Khu kinh tế Vũng Áng.
Bên cạnh đó, tỉnh cần đẩy mạnh tuyên truyền, vận động chính người dân Hà Tĩnh cho con em họ về quê hương làm việc. Phó Thủ tướng lưu ý: Trong điều kiện ngân sách Nhà nước rất khó khăn, trong những năm tới, tỉnh Hà Tĩnh, các cơ sở đào tạo cần sử dụng hiệu quả nguồn ngân sách cấp cho công tác đào tạo, đẩy mạnh xã hội hóa, huy động các doanh nghiệp tham gia vào đào tạo nguồn nhân lực; bàn giải pháp tăng tỷ lệ sinh viên đã qua đào tạo được doanh nghiệp tuyển dụng vào làm việc./.
Hương Thủy (TTXVN)