Sáng 21/3, tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XII, Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Nguyễn Sinh Hùng đã trình bày Báo cáo của Chính phủ bổ sung tình hình kinh tế- xã hội năm 2010 và những giải pháp chủ yếu tập trung chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội năm 2011.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh một số kết quả nổi bật trong năm 2010. Kinh tế Việt Nam tiếp tục đà phục hồi và tăng trưởng khá. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) năm 2010 đạt 6,78%, cao hơn chỉ tiêu Quốc hội thông qua (6,5%). Các ngành, lĩnh vực kinh tế chủ yếu đều tăng cao hơn năm 2009.
Bên cạnh những kết quả quan trọng đã đạt được, nền kinh tế Việt Nam năm qua còn một số hạn chế, yếu kém lớn còn tồn tại. Môi trường kinh tế vĩ mô vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro: lạm phát tăng cao, chỉ số giá tiêu dùng năm 2010 tăng 11,75% so với tháng 12 năm 2009, cao hơn chỉ tiêu Quốc hội thông qua (7%); nhập siêu còn lớn; bội chi ngân sách cao, nợ công có xu hướng tăng; mặt bằng lãi suất cao, tỷ giá chưa ổn định đã ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh...
Phó Thủ tướng nêu rõ, thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội vừa là nhiệm vụ cần thiết, cấp bách trước mắt trong năm 2011, vừa là yếu tố quan trọng để bảo đảm ổn định và phát triển bền vững trong dài hạn.
Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24 tháng 2 năm 2011 nhằm tập trung chỉ đạo điều hành kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và hướng đến thực hiện mục tiêu tăng trưởng bền vững; đồng thời xác định rõ đây là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu trong chỉ đạo, điều hành.
Một là, thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng. Điều hành chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng, bảo đảm phối hợp hài hòa giữa chính sách tiền tệ với chính sách tài khóa để giảm tốc độ tăng tổng cầu bằng cách giảm tốc độ tăng trưởng tín dụng, tổng phương tiện thanh toán, thắt chặt chi tiêu công.
Hai là, thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt, cắt giảm đầu tư công, giảm bội chi ngân sách nhà nước. Phấn đấu tăng thu ngân sách nhà nước 7-8% so với dự toán năm 2011 đã được Quốc hội thông qua. Tập trung rà soát các nguồn thu, tăng cường kiểm tra, giám sát quản lý thu thuế, chống thất thu thuế; tập trung xử lý các khoản nợ đọng thuế; triển khai các biện pháp cưỡng chế nợ thuế để thu hồi nợ đọng và hạn chế phát sinh số nợ thuế mới.
Ba là, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, khuyến khích xuất khẩu, kiềm chế nhập siêu, sử dụng tiết kiệm năng lượng;.
Bốn là, điều chỉnh giá điện, xăng dầu gắn với hỗ trợ hộ nghèo.
Năm là, tăng cường bảo đảm an sinh xã hội.
Sáu là, đẩy mạnh công tác tư tưởng, thông tin, tuyên truyền.
Cùng với việc báo cáo bổ sung tình hình kinh tế-xã hội năm 2010, thay mặt Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng đã báo cáo bổ sung trước Quốc hội về tái cơ cấu Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam và việc tổ chức kiểm điểm trách nhiệm tập thể và cá nhân liên quan đến sai phạm tại Tập đoàn.
Xem toàn văn báo cáo tại đây./.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh một số kết quả nổi bật trong năm 2010. Kinh tế Việt Nam tiếp tục đà phục hồi và tăng trưởng khá. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) năm 2010 đạt 6,78%, cao hơn chỉ tiêu Quốc hội thông qua (6,5%). Các ngành, lĩnh vực kinh tế chủ yếu đều tăng cao hơn năm 2009.
Bên cạnh những kết quả quan trọng đã đạt được, nền kinh tế Việt Nam năm qua còn một số hạn chế, yếu kém lớn còn tồn tại. Môi trường kinh tế vĩ mô vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro: lạm phát tăng cao, chỉ số giá tiêu dùng năm 2010 tăng 11,75% so với tháng 12 năm 2009, cao hơn chỉ tiêu Quốc hội thông qua (7%); nhập siêu còn lớn; bội chi ngân sách cao, nợ công có xu hướng tăng; mặt bằng lãi suất cao, tỷ giá chưa ổn định đã ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh...
Phó Thủ tướng nêu rõ, thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội vừa là nhiệm vụ cần thiết, cấp bách trước mắt trong năm 2011, vừa là yếu tố quan trọng để bảo đảm ổn định và phát triển bền vững trong dài hạn.
Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24 tháng 2 năm 2011 nhằm tập trung chỉ đạo điều hành kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và hướng đến thực hiện mục tiêu tăng trưởng bền vững; đồng thời xác định rõ đây là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu trong chỉ đạo, điều hành.
Một là, thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng. Điều hành chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng, bảo đảm phối hợp hài hòa giữa chính sách tiền tệ với chính sách tài khóa để giảm tốc độ tăng tổng cầu bằng cách giảm tốc độ tăng trưởng tín dụng, tổng phương tiện thanh toán, thắt chặt chi tiêu công.
Hai là, thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt, cắt giảm đầu tư công, giảm bội chi ngân sách nhà nước. Phấn đấu tăng thu ngân sách nhà nước 7-8% so với dự toán năm 2011 đã được Quốc hội thông qua. Tập trung rà soát các nguồn thu, tăng cường kiểm tra, giám sát quản lý thu thuế, chống thất thu thuế; tập trung xử lý các khoản nợ đọng thuế; triển khai các biện pháp cưỡng chế nợ thuế để thu hồi nợ đọng và hạn chế phát sinh số nợ thuế mới.
Ba là, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, khuyến khích xuất khẩu, kiềm chế nhập siêu, sử dụng tiết kiệm năng lượng;.
Bốn là, điều chỉnh giá điện, xăng dầu gắn với hỗ trợ hộ nghèo.
Năm là, tăng cường bảo đảm an sinh xã hội.
Sáu là, đẩy mạnh công tác tư tưởng, thông tin, tuyên truyền.
Cùng với việc báo cáo bổ sung tình hình kinh tế-xã hội năm 2010, thay mặt Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng đã báo cáo bổ sung trước Quốc hội về tái cơ cấu Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam và việc tổ chức kiểm điểm trách nhiệm tập thể và cá nhân liên quan đến sai phạm tại Tập đoàn.
Xem toàn văn báo cáo tại đây./.
(TTXVN/Vietnam+)