Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) đã công bố quy hoạch định hướng đầu tư dệt may đến năm 2020 với tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành sẽ đạt 25 tỷ USD, tạo việc làm cho 3 triệu lao động.
Ông Lê Tiến Trường, Phó Tổng giám đốc Vinatex cho biết: "Chúng tôi đã đặt ra mục tiêu chung đến năm 2020 sẽ đưa ngành dệt may phát triển thành một trong những ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn về xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng trong nước; tạo nhiều việc làm cho xã hội; nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập vững chắc kinh tế khu vực và thế giới."
Theo lộ trình, giai đoạn 2011-2020, ngành tăng trưởng bình quân 12-14%, xuất khẩu tăng 15%.
Đến năm 2020, sản lượng sợi đạt 650.000 tấn/năm; sản lượng vải dệt đạt 2 tỷ m2 vải; sản lượng may đạt 4 tỷ sản phẩm.
Cũng theo ông Trường, các mặt hàng chủ lực của ngành dệt may vẫn là các sản phẩm truyền thống như nguyên liệu bông, xơ sợi tổng hợp, sợi các loại, vải dệt thoi, vải dệt kim và các sản phẩm may mặc. Tuy nhiên, thứ tự và mức độ ưu tiên của các sản phẩm chủ lực là khác nhau.
Trước hết, trong giai đoạn này, ngành sẽ tập trung tăng cường cho ngành may xuất khẩu để tận dụng cơ hội thị trường; đa dạng hóa và nâng cao đẳng cấp mặt hàng; đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ cho ngành may trong các hoạt động thiết kế thời trang, hỗ trợ nguồn cung ứng nguyên phụ liệu cho sản xuất kinh doanh.
Bên cạnh việc tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, giải pháp cơ bản để tăng tốc ngành dệt may Việt Nam là xây dựng được chuỗi liên kết nội tại với các doanh nghiệp trong nước sản xuất nguyên phụ liệu, xây dựng ngành công nghiệp phụ trợ đủ mạnh và đào tạo nhân lực chính./.
Ông Lê Tiến Trường, Phó Tổng giám đốc Vinatex cho biết: "Chúng tôi đã đặt ra mục tiêu chung đến năm 2020 sẽ đưa ngành dệt may phát triển thành một trong những ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn về xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng trong nước; tạo nhiều việc làm cho xã hội; nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập vững chắc kinh tế khu vực và thế giới."
Theo lộ trình, giai đoạn 2011-2020, ngành tăng trưởng bình quân 12-14%, xuất khẩu tăng 15%.
Đến năm 2020, sản lượng sợi đạt 650.000 tấn/năm; sản lượng vải dệt đạt 2 tỷ m2 vải; sản lượng may đạt 4 tỷ sản phẩm.
Cũng theo ông Trường, các mặt hàng chủ lực của ngành dệt may vẫn là các sản phẩm truyền thống như nguyên liệu bông, xơ sợi tổng hợp, sợi các loại, vải dệt thoi, vải dệt kim và các sản phẩm may mặc. Tuy nhiên, thứ tự và mức độ ưu tiên của các sản phẩm chủ lực là khác nhau.
Trước hết, trong giai đoạn này, ngành sẽ tập trung tăng cường cho ngành may xuất khẩu để tận dụng cơ hội thị trường; đa dạng hóa và nâng cao đẳng cấp mặt hàng; đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ cho ngành may trong các hoạt động thiết kế thời trang, hỗ trợ nguồn cung ứng nguyên phụ liệu cho sản xuất kinh doanh.
Bên cạnh việc tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, giải pháp cơ bản để tăng tốc ngành dệt may Việt Nam là xây dựng được chuỗi liên kết nội tại với các doanh nghiệp trong nước sản xuất nguyên phụ liệu, xây dựng ngành công nghiệp phụ trợ đủ mạnh và đào tạo nhân lực chính./.
Uyên Hương (TTXVN/Vietnam+)