Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội cho biết sẽ tập trung chỉ đạo thực hiện tốt năm giải pháp để tiếp tục cải thiện và nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI).
Các giải pháp gồm lãnh đạo các cấp chính quyền và đội ngũ cán bộ công chức thành phố Hà Nội tiếp tục nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong việc hỗ trợ doanh nghiệp; tập trung đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính nhằm giảm tối đa chi phí thời gian của doanh nghiệp để khởi sự kinh doanh và trong thực hiện các quy định của Nhà nước; đẩy mạnh việc công khai, minh bạch hóa thông tin cho doanh nghiệp; tạo chuyển biến mạnh mẽ trong giải quyết vấn đề mặt bằng sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và đa dạng hóa các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, nhất là đối với khu vực công.
Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Nguyễn Huy Tưởng cho biết năm 2010, kết quả chỉ số PCI của Hà Nội đạt 55,73 điểm, xếp vị trí thứ 43/63 tỉnh, thành phố, tụt 10 bậc so với năm 2009. Công tác đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực được các doanh nghiệp đánh giá cao được 6,72 điểm, tăng 7 bậc so với năm 2009, xếp ở vị trí thứ 2/63.
Cùng đứng vị trí thứ 2/63 là công tác dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp của thành phố Hà Nội.
Việc tiếp cận đất đai, mặt bằng sản xuất kinh doanh vẫn là vấn đề nan giải của doanh nghiệp tại Hà Nội. Năm 2009, Hà Nội xếp vị trí thứ 55/63 nhưng năm 2010, Hà Nội trở lại vị trí cuối bảng xếp hạng của chỉ số này.
Phần lớn các doanh nghiệp đánh giá thấp về khả năng tiếp cận cũng như tính ổn định của mặt bằng sản xuất đang sử dụng. Nhiều tiêu chí trong lĩnh vực đất đai của thành phố xếp ở vị trí nhóm cuối như tỷ lệ doanh nghiệp có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, điều kiện và thời hạn thuê đất... Việc phát triển các khu, cụm công nghiệp của thành phố còn chậm triển khai, chưa bảo đảm hạ tầng kỹ thuật dịch vụ liên quan trực tiếp phục vụ doanh nghiệp, cũng như các dịch vụ xã hội thiết yếu cho người lao động.
Khắc phục hạn chế này, trong năm 2011, thành phố tập trung rà soát và phấn đấu giải quyết cơ bản các khó khăn, vướng mắc liên quan đến việc giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho doanh nghiệp.
Ttrong thời gian tới, thành phố sẽ công bố rộng rãi, đầy đủ và kịp thời Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội của thành phố đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Quy hoạch sử dụng đất 2011-2020... và các loại quy hoạch ngành có liên quan ngay sau khi được các cấp có thẩm quyền phê duyệt, nhằm tạo bước chuyển biến về tính minh bạch và khả năng tiếp cận các thông tin quan trọng đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh.
Để tạo nền tảng cho việc thu hút đầu tư, giải phóng mặt bằng, tạo quỹ đất sạch nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong giải quyết vấn đề mặt bằng sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp, thành phố sẽ đẩy nhanh công tác quy hoạch phân khu và các loại quy hoạch chi tiết xây dựng trên nền quy hoạch chung xây dựng.
Mặt khác, thành phố sẽ tăng cường nguồn lực tài chính, nhân lực, năng lực cho “Quỹ phát triển đất thành phố Hà Nội” và các trung tâm phát triển quỹ đất để lập quỹ mặt bằng sạch đủ quy mô phục vụ cho các doanh nghiệp thực hiện sản xuất kinh doanh; thực hiện tốt công tác quản lý trật tự xây dựng, đất đai và giải phóng mặt bằng./.
Các giải pháp gồm lãnh đạo các cấp chính quyền và đội ngũ cán bộ công chức thành phố Hà Nội tiếp tục nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong việc hỗ trợ doanh nghiệp; tập trung đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính nhằm giảm tối đa chi phí thời gian của doanh nghiệp để khởi sự kinh doanh và trong thực hiện các quy định của Nhà nước; đẩy mạnh việc công khai, minh bạch hóa thông tin cho doanh nghiệp; tạo chuyển biến mạnh mẽ trong giải quyết vấn đề mặt bằng sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và đa dạng hóa các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, nhất là đối với khu vực công.
Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Nguyễn Huy Tưởng cho biết năm 2010, kết quả chỉ số PCI của Hà Nội đạt 55,73 điểm, xếp vị trí thứ 43/63 tỉnh, thành phố, tụt 10 bậc so với năm 2009. Công tác đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực được các doanh nghiệp đánh giá cao được 6,72 điểm, tăng 7 bậc so với năm 2009, xếp ở vị trí thứ 2/63.
Cùng đứng vị trí thứ 2/63 là công tác dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp của thành phố Hà Nội.
Việc tiếp cận đất đai, mặt bằng sản xuất kinh doanh vẫn là vấn đề nan giải của doanh nghiệp tại Hà Nội. Năm 2009, Hà Nội xếp vị trí thứ 55/63 nhưng năm 2010, Hà Nội trở lại vị trí cuối bảng xếp hạng của chỉ số này.
Phần lớn các doanh nghiệp đánh giá thấp về khả năng tiếp cận cũng như tính ổn định của mặt bằng sản xuất đang sử dụng. Nhiều tiêu chí trong lĩnh vực đất đai của thành phố xếp ở vị trí nhóm cuối như tỷ lệ doanh nghiệp có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, điều kiện và thời hạn thuê đất... Việc phát triển các khu, cụm công nghiệp của thành phố còn chậm triển khai, chưa bảo đảm hạ tầng kỹ thuật dịch vụ liên quan trực tiếp phục vụ doanh nghiệp, cũng như các dịch vụ xã hội thiết yếu cho người lao động.
Khắc phục hạn chế này, trong năm 2011, thành phố tập trung rà soát và phấn đấu giải quyết cơ bản các khó khăn, vướng mắc liên quan đến việc giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho doanh nghiệp.
Ttrong thời gian tới, thành phố sẽ công bố rộng rãi, đầy đủ và kịp thời Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội của thành phố đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Quy hoạch sử dụng đất 2011-2020... và các loại quy hoạch ngành có liên quan ngay sau khi được các cấp có thẩm quyền phê duyệt, nhằm tạo bước chuyển biến về tính minh bạch và khả năng tiếp cận các thông tin quan trọng đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh.
Để tạo nền tảng cho việc thu hút đầu tư, giải phóng mặt bằng, tạo quỹ đất sạch nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong giải quyết vấn đề mặt bằng sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp, thành phố sẽ đẩy nhanh công tác quy hoạch phân khu và các loại quy hoạch chi tiết xây dựng trên nền quy hoạch chung xây dựng.
Mặt khác, thành phố sẽ tăng cường nguồn lực tài chính, nhân lực, năng lực cho “Quỹ phát triển đất thành phố Hà Nội” và các trung tâm phát triển quỹ đất để lập quỹ mặt bằng sạch đủ quy mô phục vụ cho các doanh nghiệp thực hiện sản xuất kinh doanh; thực hiện tốt công tác quản lý trật tự xây dựng, đất đai và giải phóng mặt bằng./.
Thanh Bình (TTXVN/Vietnam+)