Chiều 17/3, tại Hà Nội, Tổng cục Môi trường tổ chức hội thảo “Kỷ nguyên Liên hợp quốc về Đa dạng sinh học 2011-2020” với sự tham gia đông đảo của các nhà khoa học trong nước và quốc tế.
Sau khi nghe giới thiệu Kỷ nguyên về Đa dạng sinh học 2011-2020, Kế hoạch chiến lược đa dạng sinh học giai đoạn 2011-2020 tại Việt Nam, Công bố kết quả cuộc họp các bên tham gia Công ước Đa dạng sinh học tại Nhật Bản, các đại biểu đã tập trung thảo luận vấn đề ưu tiên của Công ước Đa dang sinh học và định hướng của Việt Nam; Các vấn đề “nóng” cho bảo tồn, quy hoạch đa dạng sinh học, tiếp cận, chia sẻ lợi ích nguồn gen…
Tiến sỹ Phạm Anh Cường, Phó Cục trưởng Phụ trách Cục Bảo tồn Đa dạng sinh học nhấn mạnh những hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học của Việt Nam đến năm 2020, giảm đáng kể các áp lực trực tiếp lên đa dạng sinh học nhằm bảo tồn, phục hồi và sử dụng hợp lý các hệ sinh thái, các loài sinh vật và nguồn gen.
Các loài động thực vật nguy cấp, quý hiếm được bảo vệ và phát triển, hệ thống khu bảo tồn (rừng, biển, đất ngập nước) được thiết lập và quản lý hiệu quả, nhất là nguồn gen được kiểm kê, lưu giữ, bảo tồn. Đặc biệt, hoạt động đa dạng sinh học cần phải huy động được sự tham gia của cộng đồng và các tổ chức chính trị xã hội tại các địa phương.
Cũng tại hội thảo, tiến sỹ Phạm Anh Cường đã thông báo kết quả hội nghị Các bên tham gia Công ước Đa dạng sinh học lần thứ 10 (COP10) đã diễn ra tại thành phố Nagoya, miền Trung Nhật Bản với sự tham dự của 16.000 đại biểu đến từ 193 bên và các đối tác tham gia. Đoàn Việt Nam do đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường làm Trưởng đoàn và đại diện một số bộ ngành tham dự.
Mục tiêu của COP10 là hoàn tất đàm phán về Kế hoạch Chiến lược mới về đa dạng sinh học trong 10 năm tới và tầm nhìn đa dạng sinh học đến năm 2050. Hàng loạt vấn đề như tiếp cận và chia sẻ lợi ích, biến đổi khí hậu, địa kỹ thuật và đa dạng sinh học, tài chính, công cụ kinh tế được đem ra bàn thảo tại hội nghị lần này.
Tại lễ khai mạc COP10, Bộ trưởng Môi trường Nhật Bản Ryu Matsumoto, kiêm Chủ tịch COP10, khẳng định môi trường tự nhiên đang gặp nguy hiểm nghiêm trọng và ông hối thúc tiến tới một mục tiêu toàn cầu đầy tham vọng và thực tế. Thông qua bảo tồn và phục hồi đa dạng sinh học, các chính phủ sẽ phục hồi ít nhất 15% các khu vực bị suy thoái, 17% các khu vực trên cạn, vùng nước nội địa, 10% khu vực biển và ven biển được bảo tồn và quản lý thích đáng./.
Sau khi nghe giới thiệu Kỷ nguyên về Đa dạng sinh học 2011-2020, Kế hoạch chiến lược đa dạng sinh học giai đoạn 2011-2020 tại Việt Nam, Công bố kết quả cuộc họp các bên tham gia Công ước Đa dạng sinh học tại Nhật Bản, các đại biểu đã tập trung thảo luận vấn đề ưu tiên của Công ước Đa dang sinh học và định hướng của Việt Nam; Các vấn đề “nóng” cho bảo tồn, quy hoạch đa dạng sinh học, tiếp cận, chia sẻ lợi ích nguồn gen…
Tiến sỹ Phạm Anh Cường, Phó Cục trưởng Phụ trách Cục Bảo tồn Đa dạng sinh học nhấn mạnh những hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học của Việt Nam đến năm 2020, giảm đáng kể các áp lực trực tiếp lên đa dạng sinh học nhằm bảo tồn, phục hồi và sử dụng hợp lý các hệ sinh thái, các loài sinh vật và nguồn gen.
Các loài động thực vật nguy cấp, quý hiếm được bảo vệ và phát triển, hệ thống khu bảo tồn (rừng, biển, đất ngập nước) được thiết lập và quản lý hiệu quả, nhất là nguồn gen được kiểm kê, lưu giữ, bảo tồn. Đặc biệt, hoạt động đa dạng sinh học cần phải huy động được sự tham gia của cộng đồng và các tổ chức chính trị xã hội tại các địa phương.
Cũng tại hội thảo, tiến sỹ Phạm Anh Cường đã thông báo kết quả hội nghị Các bên tham gia Công ước Đa dạng sinh học lần thứ 10 (COP10) đã diễn ra tại thành phố Nagoya, miền Trung Nhật Bản với sự tham dự của 16.000 đại biểu đến từ 193 bên và các đối tác tham gia. Đoàn Việt Nam do đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường làm Trưởng đoàn và đại diện một số bộ ngành tham dự.
Mục tiêu của COP10 là hoàn tất đàm phán về Kế hoạch Chiến lược mới về đa dạng sinh học trong 10 năm tới và tầm nhìn đa dạng sinh học đến năm 2050. Hàng loạt vấn đề như tiếp cận và chia sẻ lợi ích, biến đổi khí hậu, địa kỹ thuật và đa dạng sinh học, tài chính, công cụ kinh tế được đem ra bàn thảo tại hội nghị lần này.
Tại lễ khai mạc COP10, Bộ trưởng Môi trường Nhật Bản Ryu Matsumoto, kiêm Chủ tịch COP10, khẳng định môi trường tự nhiên đang gặp nguy hiểm nghiêm trọng và ông hối thúc tiến tới một mục tiêu toàn cầu đầy tham vọng và thực tế. Thông qua bảo tồn và phục hồi đa dạng sinh học, các chính phủ sẽ phục hồi ít nhất 15% các khu vực bị suy thoái, 17% các khu vực trên cạn, vùng nước nội địa, 10% khu vực biển và ven biển được bảo tồn và quản lý thích đáng./.
Nguyễn Hồng Điệp (TTXVN/Vietnam+)