Trước áp lực tăng trưởng tín dụng và lợi nhuận từ nay đến cuối năm, một số ngân hàng thương mại bắt đầu đưa ra các chương trình giảm lãi suất cho vay với nhiều mức ưu đãi khác nhau.
Bắt đầu từ những khách hàng tiềm năng
Đến thời điểm này, một số ngân hàng đã công bố mức lãi suất cho vay mới có sự điều chỉnh hạ chút ít so với cuối tháng 5/2010, dao động từ 13 đến 14%, thậm chí là 12% tùy từng đối tượng khách hàng.
Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu (ACB) vừa tung ra gói “Tiếp vốn kinh doanh ưu đãi lãi suất”. Theo đó, ACB sẽ giảm 1,2%/năm lãi suất cho tất cả các khoản vay kinh doanh từ 500 triệu đồng trở lên. Đối tượng khách hàng là các cá nhân, hộ gia đình vay sản xuất, kinh doanh bằng VND, vàng, USD.
Ông Lý Xuân Hải, Tổng giám đốc ACB giải thích mỗi ngân hàng có một cách làm nên sẽ chọn nhóm khách hàng khác nhau để ưu đãi. Với ACB, đây là một trong những chương trình được ACB triển khai nhằm thực hiện nghị quyết của Chính phủ kéo giảm lãi suất cho vay giúp doanh nghiệp và cá nhân tiếp cận nguồn vốn có lãi suất hợp lý.
Ngân hàng cổ phần Nhà Hà Nội (Habubank) cũng vừa công bố giảm cả lãi suất cho vay VND lẫn USD đối với các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ được vay VND với mức 13%/năm, riêng đối với USD thì được giảm từ 1 đến 1,5% xuống mức thấp nhất là 5%.
Phá vỡ khoảng dao động lớn này, công bố mới đây nhất của Ngân hàng Phát triển Nhà Thành phố Hồ Chí Minh (HDBank) cho thấy, lãi suất cho vay tín chấp xuất khẩu chỉ là 12%/năm. Đây được xem là ưu đãi lớn bởi ngoài mức lãi suất thấp, doanh nghiệp không cần tài sản đảm bảo, được miễn giảm các loại phí dịch vụ và nhiều loại phí khác. Căn cứ vào hợp đồng ngoại và các hình thức thanh toán, doanh nghiệp có thể nhận được mức tài trợ lên đến 90% giá trị L/C hay 80% giá trị hợp đồng đối với thanh toán khác L/C.
Chưa dừng lại ở đây, một ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam là HSBC mới đây xác nhận mức lãi suất cho vay VND tại ngân hàng này hiện chỉ là 12-13%/năm đối với các khách hàng tốt. Đây cũng là ngân hàng hiếm hoi đang để lãi suất huy động cao nhất chỉ ở mức 11,15%/năm và cũng chỉ áp dụng mức lãi suất này cho duy nhất kỳ hạn 12 tháng với số tiền gửi từ 500 triệu đồng trở lên. Phần nhiều các kỳ hạn còn lại đều có lãi suất dưới 11%/năm và người gửi tiền càng ít, lãi suất càng thấp.
Trước các động thái này, lãnh đạo của một số ngân hàng cổ phần cho biết, họ đang chịu sức ép rất lớn trong việc phải hạ lãi suất cho vay dù đầu vào vẫn chưa giảm được, sức ép càng tăng khi có thông tin Ngân hàng HSBC Việt Nam chào lãi cho vay chỉ 12 đến 13%/năm.
Theo Ngân hàng Nhà nước, mặt bằng lãi suất cho vay tại các ngân hàng thương mại nhà nước trong tháng 5 giảm 1% so với tháng trước. Lãi suất cho vay phục vụ sản xuất nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa chỉ còn 12,5-13%/năm đối với cho vay ngắn hạn, 14%/năm đối với cho vay trung, dài hạn.
Lộ trình hợp lý
Trao đổi với phóng viên Vietnam+, ông Nguyễn Đăng Phương, Phó Tổng giám đốc tài chính Công ty cổ phần Thép Vạn Lợi nói: “Việc các ngân hàng giảm phí là điều đáng ghi nhận. Tuy nhiên, quan trọng nhất là giảm lãi suất vì những doanh nghiệp lớn thường cần các khoản vay cả trăm tỷ đồng. Nên chỉ cần giảm được 1%/năm sẽ giảm đáng kể chi phí.”
Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Minh Trang Phạm Văn Chiến cũng thừa nhận: “Mức lãi suất 13-13,5%/năm là hợp lý. Tuy nhiên, những giá trị gia tăng khác của dịch vụ ngân hàng cũng là điều không nên bỏ qua.
Bà Dương Thu Hương, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng (VNBA), cho biết: Các ngân hàng thương mại nhà nước đã gần về đích trong cuộc giảm lãi suất cho vay, trong khi các ngân hàng thương mại cổ phần đang trên đường đi với lãi suất 13-13,5 %/năm.
Tại cuộc làm việc giữa Ngân hàng Nhà nước, Hiệp hội Ngân hàng với các ngân hàng thương mại, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Đồng Tiến khẳng định: Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục có các biện pháp phù hợp để hạ lãi suất huy động VND xuống khoảng 10%, lãi suất cho vay VND khoảng 12% và dùng các công cụ của chính sách tiền tệ một cách linh hoạt và chủ động để hỗ trợ các ngân hàng thương mại ngân hàng thương mại giảm mặt bằng lãi suất kinh doanh và tăng thanh khoản cho nền kinh tế.
Tuy vậy, để phù hợp với thực tiễn, lãnh đạo các ngân hàng thương mại kiến nghị việc giảm mặt bằng lãi suất nên có lộ trình nhất định. Trước hết tập trung vào giảm lãi suất kỳ hạn ngắn và giảm lãi suất cho vay đối với các đối tượng khách hàng và lĩnh vực sản xuất-kinh doanh như Chính phủ đã chỉ đạo.
Đồng thời các ngân hàng thương mại cũng đề nghị nên giải quyết mối quan hệ phù hợp giữa lãi suất trái phiếu Chính phủ và lãi suất kinh doanh ngân hàng, tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại có căn cứ giảm lãi suất kinh doanh và vẫn thu hút được vốn từ nền kinh tế./.
Bắt đầu từ những khách hàng tiềm năng
Đến thời điểm này, một số ngân hàng đã công bố mức lãi suất cho vay mới có sự điều chỉnh hạ chút ít so với cuối tháng 5/2010, dao động từ 13 đến 14%, thậm chí là 12% tùy từng đối tượng khách hàng.
Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu (ACB) vừa tung ra gói “Tiếp vốn kinh doanh ưu đãi lãi suất”. Theo đó, ACB sẽ giảm 1,2%/năm lãi suất cho tất cả các khoản vay kinh doanh từ 500 triệu đồng trở lên. Đối tượng khách hàng là các cá nhân, hộ gia đình vay sản xuất, kinh doanh bằng VND, vàng, USD.
Ông Lý Xuân Hải, Tổng giám đốc ACB giải thích mỗi ngân hàng có một cách làm nên sẽ chọn nhóm khách hàng khác nhau để ưu đãi. Với ACB, đây là một trong những chương trình được ACB triển khai nhằm thực hiện nghị quyết của Chính phủ kéo giảm lãi suất cho vay giúp doanh nghiệp và cá nhân tiếp cận nguồn vốn có lãi suất hợp lý.
Ngân hàng cổ phần Nhà Hà Nội (Habubank) cũng vừa công bố giảm cả lãi suất cho vay VND lẫn USD đối với các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ được vay VND với mức 13%/năm, riêng đối với USD thì được giảm từ 1 đến 1,5% xuống mức thấp nhất là 5%.
Phá vỡ khoảng dao động lớn này, công bố mới đây nhất của Ngân hàng Phát triển Nhà Thành phố Hồ Chí Minh (HDBank) cho thấy, lãi suất cho vay tín chấp xuất khẩu chỉ là 12%/năm. Đây được xem là ưu đãi lớn bởi ngoài mức lãi suất thấp, doanh nghiệp không cần tài sản đảm bảo, được miễn giảm các loại phí dịch vụ và nhiều loại phí khác. Căn cứ vào hợp đồng ngoại và các hình thức thanh toán, doanh nghiệp có thể nhận được mức tài trợ lên đến 90% giá trị L/C hay 80% giá trị hợp đồng đối với thanh toán khác L/C.
Chưa dừng lại ở đây, một ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam là HSBC mới đây xác nhận mức lãi suất cho vay VND tại ngân hàng này hiện chỉ là 12-13%/năm đối với các khách hàng tốt. Đây cũng là ngân hàng hiếm hoi đang để lãi suất huy động cao nhất chỉ ở mức 11,15%/năm và cũng chỉ áp dụng mức lãi suất này cho duy nhất kỳ hạn 12 tháng với số tiền gửi từ 500 triệu đồng trở lên. Phần nhiều các kỳ hạn còn lại đều có lãi suất dưới 11%/năm và người gửi tiền càng ít, lãi suất càng thấp.
Trước các động thái này, lãnh đạo của một số ngân hàng cổ phần cho biết, họ đang chịu sức ép rất lớn trong việc phải hạ lãi suất cho vay dù đầu vào vẫn chưa giảm được, sức ép càng tăng khi có thông tin Ngân hàng HSBC Việt Nam chào lãi cho vay chỉ 12 đến 13%/năm.
Theo Ngân hàng Nhà nước, mặt bằng lãi suất cho vay tại các ngân hàng thương mại nhà nước trong tháng 5 giảm 1% so với tháng trước. Lãi suất cho vay phục vụ sản xuất nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa chỉ còn 12,5-13%/năm đối với cho vay ngắn hạn, 14%/năm đối với cho vay trung, dài hạn.
Lộ trình hợp lý
Trao đổi với phóng viên Vietnam+, ông Nguyễn Đăng Phương, Phó Tổng giám đốc tài chính Công ty cổ phần Thép Vạn Lợi nói: “Việc các ngân hàng giảm phí là điều đáng ghi nhận. Tuy nhiên, quan trọng nhất là giảm lãi suất vì những doanh nghiệp lớn thường cần các khoản vay cả trăm tỷ đồng. Nên chỉ cần giảm được 1%/năm sẽ giảm đáng kể chi phí.”
Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Minh Trang Phạm Văn Chiến cũng thừa nhận: “Mức lãi suất 13-13,5%/năm là hợp lý. Tuy nhiên, những giá trị gia tăng khác của dịch vụ ngân hàng cũng là điều không nên bỏ qua.
Bà Dương Thu Hương, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng (VNBA), cho biết: Các ngân hàng thương mại nhà nước đã gần về đích trong cuộc giảm lãi suất cho vay, trong khi các ngân hàng thương mại cổ phần đang trên đường đi với lãi suất 13-13,5 %/năm.
Tại cuộc làm việc giữa Ngân hàng Nhà nước, Hiệp hội Ngân hàng với các ngân hàng thương mại, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Đồng Tiến khẳng định: Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục có các biện pháp phù hợp để hạ lãi suất huy động VND xuống khoảng 10%, lãi suất cho vay VND khoảng 12% và dùng các công cụ của chính sách tiền tệ một cách linh hoạt và chủ động để hỗ trợ các ngân hàng thương mại ngân hàng thương mại giảm mặt bằng lãi suất kinh doanh và tăng thanh khoản cho nền kinh tế.
Tuy vậy, để phù hợp với thực tiễn, lãnh đạo các ngân hàng thương mại kiến nghị việc giảm mặt bằng lãi suất nên có lộ trình nhất định. Trước hết tập trung vào giảm lãi suất kỳ hạn ngắn và giảm lãi suất cho vay đối với các đối tượng khách hàng và lĩnh vực sản xuất-kinh doanh như Chính phủ đã chỉ đạo.
Đồng thời các ngân hàng thương mại cũng đề nghị nên giải quyết mối quan hệ phù hợp giữa lãi suất trái phiếu Chính phủ và lãi suất kinh doanh ngân hàng, tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại có căn cứ giảm lãi suất kinh doanh và vẫn thu hút được vốn từ nền kinh tế./.
Minh Thúy (Vietnam+)