Ngày 8/6, các giám sát viên của Liên hợp quốc đã tiếp cận được làng Al-Kubeir ở tỉnh Hama của Syria, nơi xảy ra vụ thảm sát thứ hai trong vòng chưa đầy một tháng qua.
Người phát ngôn của Liên hợp quốc Martin Nesirky đã xác nhận thông tin này, song cho biết chi tiết của vụ việc sẽ được công bố khi các giám sát viên trở về báo cáo.
Cùng ngày, theo thông tin mới nhất, hãng thông tấn SANA của Syria đưa tin tại thủ đô Damascus chiều 8/6, các nhóm vũ trang đã tấn công một nhà máy điện, gây mất điện tại một số thị trấn ở cửa ngõ phía Bắc thủ đô.
SANA dẫn lời Bộ trưởng Điện lực Imad Khamis cho biết các phần tử khủng bố đã phóng hỏa nhà máy điện tại Al-Qaboun, làm hư hỏng 4 máy phát điện cho một phần thành phố. Thiệt hại ước tính lên tới 3 triệu USD.
Hiện nay, ngọn lửa đã được dập tắt. Các trạm điện thay thế sẽ được hoạt động cho tới khi giải quyết xong các vấn đề ở nhà máy gặp hỏa hoạn. Dự kiến việc sửa chữa sẽ kéo dài trong 3 ngày.
Trong khi đó, Chủ tịch Hội đồng Cách mạng Tối cao của phe đối lập tại Syria Hussein Sayyed đã kêu gọi cộng đồng quốc tế cung cấp vũ khí và hỗ trợ nhiều hơn cho cuộc chiến của họ nhằm lật đổ chính phủ của Tổng thống Bashar al-Assad. Phát biểu qua điện thoại tại một hội nghị ở Washington, ông này cũng khẳng định rằng phe đối lập tại Syria không hề chia rẽ.
Hiện tại, Anh, Pháp và Mỹ đang nhanh chóng soạn thảo một nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đề nghị trừng phạt chống lại Syria vì cuộc xung đột đang ngày một tồi tệ. Một nhà ngoai giao tại Liên hợp quốc cho biết nghị quyết này sẽ bao gồm các biện pháp ghi trong Điều VII Hiến chương Liên hợp quốc, tức là không loại trừ giải pháp can thiệp quân sự.
Trong một diễn biến khác, Ủy ban Bảo vệ Nhà báo (CPJ) cho biết trong các sự cố riêng rẽ tại Damascus và thành phố Homs, 5 nhà báo Syria đã thiệt mạng trong vòng hai ngày qua khi đang đưa tin về cuộc xung đột tại nước này. Nếu tính từ khi làn sóng biểu tình bùng phát đến nay đã có 9 nhà báo Syria và quốc tế thiệt mạng./.
Người phát ngôn của Liên hợp quốc Martin Nesirky đã xác nhận thông tin này, song cho biết chi tiết của vụ việc sẽ được công bố khi các giám sát viên trở về báo cáo.
Cùng ngày, theo thông tin mới nhất, hãng thông tấn SANA của Syria đưa tin tại thủ đô Damascus chiều 8/6, các nhóm vũ trang đã tấn công một nhà máy điện, gây mất điện tại một số thị trấn ở cửa ngõ phía Bắc thủ đô.
SANA dẫn lời Bộ trưởng Điện lực Imad Khamis cho biết các phần tử khủng bố đã phóng hỏa nhà máy điện tại Al-Qaboun, làm hư hỏng 4 máy phát điện cho một phần thành phố. Thiệt hại ước tính lên tới 3 triệu USD.
Hiện nay, ngọn lửa đã được dập tắt. Các trạm điện thay thế sẽ được hoạt động cho tới khi giải quyết xong các vấn đề ở nhà máy gặp hỏa hoạn. Dự kiến việc sửa chữa sẽ kéo dài trong 3 ngày.
Trong khi đó, Chủ tịch Hội đồng Cách mạng Tối cao của phe đối lập tại Syria Hussein Sayyed đã kêu gọi cộng đồng quốc tế cung cấp vũ khí và hỗ trợ nhiều hơn cho cuộc chiến của họ nhằm lật đổ chính phủ của Tổng thống Bashar al-Assad. Phát biểu qua điện thoại tại một hội nghị ở Washington, ông này cũng khẳng định rằng phe đối lập tại Syria không hề chia rẽ.
Hiện tại, Anh, Pháp và Mỹ đang nhanh chóng soạn thảo một nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đề nghị trừng phạt chống lại Syria vì cuộc xung đột đang ngày một tồi tệ. Một nhà ngoai giao tại Liên hợp quốc cho biết nghị quyết này sẽ bao gồm các biện pháp ghi trong Điều VII Hiến chương Liên hợp quốc, tức là không loại trừ giải pháp can thiệp quân sự.
Trong một diễn biến khác, Ủy ban Bảo vệ Nhà báo (CPJ) cho biết trong các sự cố riêng rẽ tại Damascus và thành phố Homs, 5 nhà báo Syria đã thiệt mạng trong vòng hai ngày qua khi đang đưa tin về cuộc xung đột tại nước này. Nếu tính từ khi làn sóng biểu tình bùng phát đến nay đã có 9 nhà báo Syria và quốc tế thiệt mạng./.
(TTXVN)