Sáng 29/5, tại thành phố Thanh Hóa, Bộ Lao động-Thương binh & Xã hội phối hợp với tỉnh Thanh Hóa tổ chức Lễ Phát động Tháng hành động vì trẻ em năm 2012 với chủ đề "Vì một xã hội không bạo lực, không xâm hại trẻ em."
Năm 2012, Bộ Lao động-Thương binh & Xã hội đề ra mục tiêu sẽ giảm tỷ lệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt xuống dưới 5,6%, có 82% trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được trợ giúp, chăm sóc thường xuyên hòa nhập cộng đồng và có 65% xã phường được công nhận đạt tiêu chuẩn xã phường phù hợp với trẻ em...
Ngay trong Tháng hành động vì trẻ em năm nay, Bộ Lao động-Thương binh & Xã hội kêu gọi tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự chỉ đạo điều hành của các cấp chính quyền trong việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em thông qua việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo, điều hành, phê duyệt kế hoạch, chương trình, bố trí ngân sách, nhân lực...; kêu gọi sự vào cuộc của các tổ chức chính trị, xã hội, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức quốc tế cùng tham gia giải quyết các nhu cầu bức xúc và đảm bảo quyền lợi của trẻ em...
Trong khuôn khổ Tháng hành động vì trẻ em, Bộ Lao động-Thương binh & Xã hội sẽ phối hợp với các tổ chức quốc tế như Tầm nhìn thế giới (World Vision), Plan tổ chức trưng cầu ý kiến trẻ em về sửa Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 trong đó có việc trưng cầu ý kiến trẻ em trên mạng Internet qua đường dẫn trungcaute.molisa.gov.vn.
Thời gian qua, công tác chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em ở các địa phương đã có nhiều chuyển biến rõ nét, tạo môi trường sống an toàn, thân thiện cho trẻ em. Trong đó, công tác bảo vệ trẻ em đặc biệt được lưu tâm. 12 tỉnh, thành phố đã thành lập và triển khai hoạt động 12 trung tâm công tác xã hội cấp tỉnh, 18 văn phòng tư vấn bảo vệ trẻ em cấp huyện và trên 300 điểm tham vấn cộng đồng, trường học. Trẻ em được tham gia nhiều hơn vào các hoạt động vui chơi, giải trí.
Trong năm 2011, 30/63 tỉnh, thành phố đã tổ chức diễn đàn trẻ em cấp tỉnh với sự tham gia của trên 2.000 trẻ em độ tuổi từ 10-16. Diễn đàn đã tạo cơ hội để các em được giao lưu văn hóa, nghệ thuật và trao đổi những băn khoăn, suy nghĩ của mình cũng như gửi các thắc mắc, kiến nghị tới các nhà quản lý, các tổ chức phi chính phủ trên địa bàn và cha mẹ, thầy cô giáo về các vấn đề xây dựng môi trường an toàn, thân thiện cho trẻ em.
Tuy nhiên, theo thống kê của ngành Lao động-Thương binh & Xã hội, trên cả nước hiện vẫn còn 1,4 triệu trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt (chiếm 5,84%); 11.000 trẻ em làm việc xa gia đình, hơn 21.000 trẻ em lang thang, 1.400 trẻ em bị xâm hại tình dục, ngoài ra còn khoảng 2,6 triệu trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt... rất cần sự chung tay giúp sức của cộng đồng.
Ngay trong lễ phát động, các đơn vị, cá nhân và các nhà hảo tâm đã ủng hộ Quỹ Bảo trợ Trẻ em Việt Nam tổng số tiền hơn 55 tỷ đồng./.
Năm 2012, Bộ Lao động-Thương binh & Xã hội đề ra mục tiêu sẽ giảm tỷ lệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt xuống dưới 5,6%, có 82% trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được trợ giúp, chăm sóc thường xuyên hòa nhập cộng đồng và có 65% xã phường được công nhận đạt tiêu chuẩn xã phường phù hợp với trẻ em...
Ngay trong Tháng hành động vì trẻ em năm nay, Bộ Lao động-Thương binh & Xã hội kêu gọi tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự chỉ đạo điều hành của các cấp chính quyền trong việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em thông qua việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo, điều hành, phê duyệt kế hoạch, chương trình, bố trí ngân sách, nhân lực...; kêu gọi sự vào cuộc của các tổ chức chính trị, xã hội, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức quốc tế cùng tham gia giải quyết các nhu cầu bức xúc và đảm bảo quyền lợi của trẻ em...
Trong khuôn khổ Tháng hành động vì trẻ em, Bộ Lao động-Thương binh & Xã hội sẽ phối hợp với các tổ chức quốc tế như Tầm nhìn thế giới (World Vision), Plan tổ chức trưng cầu ý kiến trẻ em về sửa Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 trong đó có việc trưng cầu ý kiến trẻ em trên mạng Internet qua đường dẫn trungcaute.molisa.gov.vn.
Thời gian qua, công tác chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em ở các địa phương đã có nhiều chuyển biến rõ nét, tạo môi trường sống an toàn, thân thiện cho trẻ em. Trong đó, công tác bảo vệ trẻ em đặc biệt được lưu tâm. 12 tỉnh, thành phố đã thành lập và triển khai hoạt động 12 trung tâm công tác xã hội cấp tỉnh, 18 văn phòng tư vấn bảo vệ trẻ em cấp huyện và trên 300 điểm tham vấn cộng đồng, trường học. Trẻ em được tham gia nhiều hơn vào các hoạt động vui chơi, giải trí.
Trong năm 2011, 30/63 tỉnh, thành phố đã tổ chức diễn đàn trẻ em cấp tỉnh với sự tham gia của trên 2.000 trẻ em độ tuổi từ 10-16. Diễn đàn đã tạo cơ hội để các em được giao lưu văn hóa, nghệ thuật và trao đổi những băn khoăn, suy nghĩ của mình cũng như gửi các thắc mắc, kiến nghị tới các nhà quản lý, các tổ chức phi chính phủ trên địa bàn và cha mẹ, thầy cô giáo về các vấn đề xây dựng môi trường an toàn, thân thiện cho trẻ em.
Tuy nhiên, theo thống kê của ngành Lao động-Thương binh & Xã hội, trên cả nước hiện vẫn còn 1,4 triệu trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt (chiếm 5,84%); 11.000 trẻ em làm việc xa gia đình, hơn 21.000 trẻ em lang thang, 1.400 trẻ em bị xâm hại tình dục, ngoài ra còn khoảng 2,6 triệu trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt... rất cần sự chung tay giúp sức của cộng đồng.
Ngay trong lễ phát động, các đơn vị, cá nhân và các nhà hảo tâm đã ủng hộ Quỹ Bảo trợ Trẻ em Việt Nam tổng số tiền hơn 55 tỷ đồng./.
Hoa Mai (TTXVN)