Trong khi người Mỹ đang tận hưởng nốt dư âm của dịp lễ Tạ ơn và người dân ở nhiều nước châu Âu bắt đầu háo hức mua sắm chuẩn bị đón Giáng sinh và Năm mới, thì ở Hà Lan, người dân đã thực sự sống trong bầu không khí lễ hội sôi động từ trước đó gần một tháng - có lẽ là sớm nhất trên thế giới.
Tinh thần lễ hội đã tràn ngập trong khắp các ngôi nhà và ngõ phố của "Xứ sở hoa tulip" từ giữa tháng 11, ba tuần trước dịp lễ Thánh Nicholas (5/12), còn được người Hà Lan gọi là "Sinterklaus." Theo thông lệ, cứ giữa tháng 11, Sinterklaus sẽ chính thức "đến" Hà Lan trên một chiếc thuyền chở đầy quà từ đất nước Tây Ban Nha.
Cùng đi với ông trên thuyền là khoảng 40 người phụ tá. Đám rước Sinterklaus hàng năm được truyền trực tiếp trên khắp đất nước Hà Lan.
Ông John Helsloot thuộc Viện nghiên cứu Văn hóa Hà Lan Meertens ở thành phố Amsterdam cho biết ngày lễ Thánh Nicholas được tổ chức ở hầu khắp các thành phố trên cả nước, trừ một số nơi đa số người dân theo đạo Tin lành. Ở những thành phố nằm cách xa sông ngòi hoặc kênh rạch, Thánh Nicholas sẽ đến bằng tàu hỏa hoặc ôtô.
Theo tập đoàn nghiên cứu thị trường hàng đầu thế giới GFK, có tới 2/3 số các bậc phụ huynh ở Hà Lan tặng quà Giáng sinh cho con cái vào dịp này, thay vì vào đúng lễ Noel 24-25/12 như truyền thống của đa số các nước châu Âu khác.
Người phát ngôn của Liên đoàn Bán lẻ Hà Lan, bà Yvonne Fernhout, cho biết tổng doanh thu bán lẻ cuối tuần qua ước tính đạt gần 2 tỷ euro, tăng 470 triệu euro so với doanh thu trung bình của những tuần trước đó.
Theo truyền thống tại Hà Lan, trong ba tuần trước ngày 5/12, cứ mỗi tối trẻ em lại đặt guốc gỗ trước lò sưởi. Phụ tá của Sinterklaus là quỷ lùn Peter (người Hà Lan gọi là Zwarte Piet), sẽ leo xuống theo đường ống khói để đổ đầy kẹo vào guốc gỗ, trong khi Sinterklaus cùng chú ngựa trắng sẽ đợi trên mái nhà.
Thành viên của Hội quảng bá Lễ Thánh Nicholas, bà Annemieke Langeveld, cho biết: "Trẻ em tin rằng Thánh Nicholas đến từ Tây Ban Nha, nhưng thực ra ông được sinh ra khoảng năm 280 tại Myra, Thổ Nhĩ Kỳ.” Thánh Nicholas là một giám mục người Hy Lạp. Ông từ trần vào ngày 6/12/342 ở Bari, miền Nam Italy.
Thánh Nicholas chính là khuôn mẫu để người ta xây dựng nên nhân vật ông già Noel hiện nay - một ông già vui tính, tốt bụng, mặc bộ quần áo màu đỏ, đi xe trượt tuyết do tuần lộc kéo, chuyên đọc thư và đi phân phát quà cho trẻ em vào dịp Giáng sinh hàng năm.
Tuy nhiên, theo ông Helsloot, Sinterklaus của người Hà Lan có những nét đặc trưng riêng của một vị giám mục Hy Lạp, đó là chiếc áo choàng màu đỏ dài chấm đất, mũ tế của giám mục và chòm râu dài bồng bềnh bạch kim.
Sinterklaus không hóm hỉnh như ông già Noel, mặc dù người phò tá của ông là quỷ lùn Peter có diện mạo rất ngộ nghĩnh: khuôn mặt được tô đen, môi đỏ chót và tai đeo những đôi khuyên bằng vàng và cũng khá nhanh nhẹn trong việc phụ giúp phân phát quà.
Vào dịp lễ Thánh Nicholas, siêu thị và các tiệm bánh cũng trở nên nhộn nhịp hơn với nhiều mặt hàng phong phú và đa dạng, đặc biệt là kẹo chocolate, bánh quy, trong đó có "pepernoten" - một loại bánh hạt hồi đặc trưng mỗi dịp Giáng sinh.
Bà Miranda Boer thuộc Tổ chức bán lẻ thực phẩm Hà Lan CBL cho biết ước tính có khoảng 10 triệu kg bánh kẹo đã được tiêu thụ kể từ mùa Thu đến nay./.
Tinh thần lễ hội đã tràn ngập trong khắp các ngôi nhà và ngõ phố của "Xứ sở hoa tulip" từ giữa tháng 11, ba tuần trước dịp lễ Thánh Nicholas (5/12), còn được người Hà Lan gọi là "Sinterklaus." Theo thông lệ, cứ giữa tháng 11, Sinterklaus sẽ chính thức "đến" Hà Lan trên một chiếc thuyền chở đầy quà từ đất nước Tây Ban Nha.
Cùng đi với ông trên thuyền là khoảng 40 người phụ tá. Đám rước Sinterklaus hàng năm được truyền trực tiếp trên khắp đất nước Hà Lan.
Ông John Helsloot thuộc Viện nghiên cứu Văn hóa Hà Lan Meertens ở thành phố Amsterdam cho biết ngày lễ Thánh Nicholas được tổ chức ở hầu khắp các thành phố trên cả nước, trừ một số nơi đa số người dân theo đạo Tin lành. Ở những thành phố nằm cách xa sông ngòi hoặc kênh rạch, Thánh Nicholas sẽ đến bằng tàu hỏa hoặc ôtô.
Theo tập đoàn nghiên cứu thị trường hàng đầu thế giới GFK, có tới 2/3 số các bậc phụ huynh ở Hà Lan tặng quà Giáng sinh cho con cái vào dịp này, thay vì vào đúng lễ Noel 24-25/12 như truyền thống của đa số các nước châu Âu khác.
Người phát ngôn của Liên đoàn Bán lẻ Hà Lan, bà Yvonne Fernhout, cho biết tổng doanh thu bán lẻ cuối tuần qua ước tính đạt gần 2 tỷ euro, tăng 470 triệu euro so với doanh thu trung bình của những tuần trước đó.
Theo truyền thống tại Hà Lan, trong ba tuần trước ngày 5/12, cứ mỗi tối trẻ em lại đặt guốc gỗ trước lò sưởi. Phụ tá của Sinterklaus là quỷ lùn Peter (người Hà Lan gọi là Zwarte Piet), sẽ leo xuống theo đường ống khói để đổ đầy kẹo vào guốc gỗ, trong khi Sinterklaus cùng chú ngựa trắng sẽ đợi trên mái nhà.
Thành viên của Hội quảng bá Lễ Thánh Nicholas, bà Annemieke Langeveld, cho biết: "Trẻ em tin rằng Thánh Nicholas đến từ Tây Ban Nha, nhưng thực ra ông được sinh ra khoảng năm 280 tại Myra, Thổ Nhĩ Kỳ.” Thánh Nicholas là một giám mục người Hy Lạp. Ông từ trần vào ngày 6/12/342 ở Bari, miền Nam Italy.
Thánh Nicholas chính là khuôn mẫu để người ta xây dựng nên nhân vật ông già Noel hiện nay - một ông già vui tính, tốt bụng, mặc bộ quần áo màu đỏ, đi xe trượt tuyết do tuần lộc kéo, chuyên đọc thư và đi phân phát quà cho trẻ em vào dịp Giáng sinh hàng năm.
Tuy nhiên, theo ông Helsloot, Sinterklaus của người Hà Lan có những nét đặc trưng riêng của một vị giám mục Hy Lạp, đó là chiếc áo choàng màu đỏ dài chấm đất, mũ tế của giám mục và chòm râu dài bồng bềnh bạch kim.
Sinterklaus không hóm hỉnh như ông già Noel, mặc dù người phò tá của ông là quỷ lùn Peter có diện mạo rất ngộ nghĩnh: khuôn mặt được tô đen, môi đỏ chót và tai đeo những đôi khuyên bằng vàng và cũng khá nhanh nhẹn trong việc phụ giúp phân phát quà.
Vào dịp lễ Thánh Nicholas, siêu thị và các tiệm bánh cũng trở nên nhộn nhịp hơn với nhiều mặt hàng phong phú và đa dạng, đặc biệt là kẹo chocolate, bánh quy, trong đó có "pepernoten" - một loại bánh hạt hồi đặc trưng mỗi dịp Giáng sinh.
Bà Miranda Boer thuộc Tổ chức bán lẻ thực phẩm Hà Lan CBL cho biết ước tính có khoảng 10 triệu kg bánh kẹo đã được tiêu thụ kể từ mùa Thu đến nay./.
Thanh Phương (Vietnam+)