Ngày 23/11, tại Hưng Yên, Sở Giáo dục và Đào tạo cụm thi đua 8 tỉnh Đồng bằng Bắc Bộ: Bắc Ninh, Hà Nam, Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Vĩnh Phúc tổ chức Hội nghị giao ban lần thứ nhất, năm học 2012-2013.
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thị Nghĩa dự và chỉ đạo hội nghị.
Từ đầu năm học đến nay, Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh Đồng bằng Bắc Bộ đã tập trung mở rộng quy mô, mạng lưới cơ sở giáo dục bậc học mầm non; điều chỉnh chương trình nội dung, giảm tải và đổi mới phương pháp dạy học đối với bậc phổ thông. Quy mô trường lớp của các tỉnh đều khá ổn định, chất lượng giáo dục nằm trong tốp đầu so với các vùng khác trong cả nước.
Hiện các sở đang tích cực triển khai các chương trình, đề án, Nghị quyết về phát triển giáo dục và đào tạo. Phấn đấu đến hết năm 2012 sẽ có 100% số tỉnh trong vùng thực hiện chuyển đổi xong mô hình trường mầm non bán công sang công lập.
Đại diện các Sở Giáo dục và Đào tạo đã thẳng thắn đưa ra những tồn tại, cần khắc phục như: tình trạng học sinh bỏ học còn diễn ra ở một số nơi; cần có giải pháp đồng bộ để giải quyết dứt điểm tình trạng dạy thêm học thêm; chất lượng giáo dục ngoài công lập, giáo dục thường xuyên và hướng nghiệp còn nhiều hạn chế; giáo dục đạo đức kỹ năng sống hiệu quả thấp...
Kết luận hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa đánh giá cao những cố gắng, nỗ lực của ngành giáo dục các tỉnh Đồng bằng Bắc Bộ trong việc thực hiện nhiệm vụ năm học cũng như duy trì ổn định chất lượng giáo dục trong nhiều năm qua.
Với nhiều điểm mới trong công tác giáo dục đào tạo hiện nay, Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh cần tăng tính chủ động trong công tác tham mưu với chính quyền, tập trung chỉ đạo các cơ sở giáo dục, tuyên truyền tới các bậc phụ huynh, nâng cao chất lượng giáo dục tri thức, đạo đức và kỹ năng sống cho học sinh.
Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh Đồng bằng Bắc Bộ cần thực hiện nghiêm túc Thông tư 17 về quy định dạy thêm, học thêm; chú trọng thực hiện đề án phổ cập giáo dục trẻ 5 tuổi.
Tại hội nghị giao ban, lãnh đạo các Sở Giáo dục và Đào tạo trong vùng đã ký kết giao ước thi đua, thể hiện sự quyết tâm thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ trọng tâm năm học 2012-2013./.
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thị Nghĩa dự và chỉ đạo hội nghị.
Từ đầu năm học đến nay, Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh Đồng bằng Bắc Bộ đã tập trung mở rộng quy mô, mạng lưới cơ sở giáo dục bậc học mầm non; điều chỉnh chương trình nội dung, giảm tải và đổi mới phương pháp dạy học đối với bậc phổ thông. Quy mô trường lớp của các tỉnh đều khá ổn định, chất lượng giáo dục nằm trong tốp đầu so với các vùng khác trong cả nước.
Hiện các sở đang tích cực triển khai các chương trình, đề án, Nghị quyết về phát triển giáo dục và đào tạo. Phấn đấu đến hết năm 2012 sẽ có 100% số tỉnh trong vùng thực hiện chuyển đổi xong mô hình trường mầm non bán công sang công lập.
Đại diện các Sở Giáo dục và Đào tạo đã thẳng thắn đưa ra những tồn tại, cần khắc phục như: tình trạng học sinh bỏ học còn diễn ra ở một số nơi; cần có giải pháp đồng bộ để giải quyết dứt điểm tình trạng dạy thêm học thêm; chất lượng giáo dục ngoài công lập, giáo dục thường xuyên và hướng nghiệp còn nhiều hạn chế; giáo dục đạo đức kỹ năng sống hiệu quả thấp...
Kết luận hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa đánh giá cao những cố gắng, nỗ lực của ngành giáo dục các tỉnh Đồng bằng Bắc Bộ trong việc thực hiện nhiệm vụ năm học cũng như duy trì ổn định chất lượng giáo dục trong nhiều năm qua.
Với nhiều điểm mới trong công tác giáo dục đào tạo hiện nay, Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh cần tăng tính chủ động trong công tác tham mưu với chính quyền, tập trung chỉ đạo các cơ sở giáo dục, tuyên truyền tới các bậc phụ huynh, nâng cao chất lượng giáo dục tri thức, đạo đức và kỹ năng sống cho học sinh.
Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh Đồng bằng Bắc Bộ cần thực hiện nghiêm túc Thông tư 17 về quy định dạy thêm, học thêm; chú trọng thực hiện đề án phổ cập giáo dục trẻ 5 tuổi.
Tại hội nghị giao ban, lãnh đạo các Sở Giáo dục và Đào tạo trong vùng đã ký kết giao ước thi đua, thể hiện sự quyết tâm thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ trọng tâm năm học 2012-2013./.
Mai Ngoan (TTXVN)