Đêm giao lưu nghệ thuật tri ân những người lính chiến đấu ở mặt trận Quảng Trị mang chủ đề "Quảng Trị - Thuở binh nhì" đã diễn ra thật trang trọng và xúc động tại Hà Nội vào tối 6/9.
Ngày 6/9/2011 cũng là tròn 40 năm ngày nhập ngũ của hàng loạt học sinh, sinh viên, thanh niên, trí thức Hà Nội lên đường chiến đấu chống giặc ngoại xâm theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc. Chương trình do Hội Nhạc sỹ Việt Nam tổ chức nhân Ngày Âm nhạc Việt Nam, chào mừng Quốc khánh 2/9.
Ông Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí Thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương - một người lính thành cổ Quảng Trị năm xưa đã tới dự chương trình đặc biệt này cùng nhiều đại biểu đại diện các bộ, ngành và nhiều đồng đội, đồng chí.
Chủ tịch Hội Nhạc sỹ Việt Nam Đỗ Hồng Quân khẳng định, chương trình này chính là nén tâm nhang thành kính dâng lên hương linh các anh hùng liệt sỹ anh hùng ở Quảng Trị một thời khói lửa. Ra đi từ Hà Nội 40 năm trước là những con người trẻ tuổi nhưng không ngại chiến đấu, hy sinh vì Tổ quốc; chiến công của họ đã góp phần làm nên lịch sử, xứng đáng là khúc tráng ca thành cổ.
Nhiều người trong số những thanh niên ngày ấy đến nay đã trưởng thành, nhiều người đã trở thành lãnh đạo các Bộ, ban, ngành, trở thành các tướng lĩnh quân đội và thành các văn nghệ sỹ. Với các anh hùng liệt sỹ đã ngã xuống Tổ quốc và nhân dân, đồng đội đời đời khắc ghi công lao của các anh...
Nhạc sỹ Nguyễn Thụy Kha cũng là một binh nhì thuở hào hùng đó chính là người đưa ra ý tưởng tổ chức chương trình đặc biệt này để tri ân những người đồng đội, đồng chí của ông cùng ra đi từ ngày 6/9/1971.
Ông cũng cho biết, lên đường theo tiếng gọi Tổng động viên năm 1971, có đến 60% số lính binh nhì được động viên năm 1971 là những chàng trai 18-20 tuổi, vừa tốt nghiệp phổ thông, sắp vào đại học hoặc đang ngồi trên ghế giảng đường, như anh sinh viên văn khoa Nguyễn Văn Thạc. Nhiều đồng đội, đồng chí ra đi ngày đó đã vĩnh viễn yên nghỉ ở tuổi thanh xuân trong lòng đất mẹ Quảng Trị, những người còn sống trẻ nhất thì năm nay cũng đã gần 60 tuổi.
Chương trình "Thuở binh nhì" được dàn dựng theo câu chuyện lịch sử bắt đầu từ ngày tổng động viên nhập ngũ 6/9/1971 và câu chuyện đó được kể bằng âm nhạc, phóng sự tài liệu, bằng các cuộc giao lưu với nhân chứng lịch sử trực tiếp chiến đấu, chỉ huy mặt trận Quảng Trị như Trung tướng Hoàng Kỳ, nguyên Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam; Thiếu tướng Nguyễn Hữu Mão hay những người lính mà giờ đây đã trở thành nhà văn, nhà thơ, nhạc sỹ nổi tiếng như Nguyễn Văn Bằng, Nguyễn Quý Lăng, Nguyễn Thụy Kha...
Thông qua những câu chuyện sống động của các nhân chứng lịch sử về những ngày đêm khói lửa ác liệt đó, công chúng, đặc biệt là giới trẻ thêm yêu, tự hào về những người lính kiên cường, bất khuất đã góp sức vào trang vàng lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc.
Đặc biệt hơn cả là chương trình do Thượng tá Nguyễn Khánh Trình, Công ty Sông Hồng 319, Bộ Quốc phòng một người sinh ra đúng ngày 6/9/1971 làm Tổng đạo diễn, thể hiện trách nhiệm của thế hệ trẻ hôm nay với các bậc cha anh, những con người đã viết lên bao trang sử oai hùng của dân tộc.
Hiện Nguyễn Khánh Trình đang tiếp bước truyền thống cha anh trong công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc trong vai trò một người lính quân đội nhân dân Việt Nam trên mặt trận kinh tế. Anh cũng viết 2 ca khúc cho chương trình, trong đó, ca khúc "Thuở binh nhì" do ca sỹ Trọng Tấn thể hiện như nén nhang thành kính nghiêng mình trước các anh hùng liệt sỹ.
Bên cạnh những bài hát quen thuộc về thành cổ Quảng Trị như "Cỏ non thành cổ" của nhạc sĩ Tân Huyền hay "Miền xa thẳm" của nhạc sĩ Đức Trịnh..., các nghệ sĩ biểu diễn những ca khúc mới do chính những người lính ở mặt trận Quảng Trị khốc liệt ngày ấy viết lên: "Mãi mãi tuổi 20" (Nguyễn Quý Lăng); "Bạn tôi" (Nguyễn Văn Bằng); "Quảng Trị yêu thương" (Nguyễn Đức Minh); "Đêm trắng Quảng Trị"... Ca khúc "Đêm trắng Quảng Trị" được nhạc sỹ Thụy Kha phổ nhạc từ bài thơ "Đêm trắng," bài thơ cuối cùng của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc./.
Ngày 6/9/2011 cũng là tròn 40 năm ngày nhập ngũ của hàng loạt học sinh, sinh viên, thanh niên, trí thức Hà Nội lên đường chiến đấu chống giặc ngoại xâm theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc. Chương trình do Hội Nhạc sỹ Việt Nam tổ chức nhân Ngày Âm nhạc Việt Nam, chào mừng Quốc khánh 2/9.
Ông Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí Thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương - một người lính thành cổ Quảng Trị năm xưa đã tới dự chương trình đặc biệt này cùng nhiều đại biểu đại diện các bộ, ngành và nhiều đồng đội, đồng chí.
Chủ tịch Hội Nhạc sỹ Việt Nam Đỗ Hồng Quân khẳng định, chương trình này chính là nén tâm nhang thành kính dâng lên hương linh các anh hùng liệt sỹ anh hùng ở Quảng Trị một thời khói lửa. Ra đi từ Hà Nội 40 năm trước là những con người trẻ tuổi nhưng không ngại chiến đấu, hy sinh vì Tổ quốc; chiến công của họ đã góp phần làm nên lịch sử, xứng đáng là khúc tráng ca thành cổ.
Nhiều người trong số những thanh niên ngày ấy đến nay đã trưởng thành, nhiều người đã trở thành lãnh đạo các Bộ, ban, ngành, trở thành các tướng lĩnh quân đội và thành các văn nghệ sỹ. Với các anh hùng liệt sỹ đã ngã xuống Tổ quốc và nhân dân, đồng đội đời đời khắc ghi công lao của các anh...
Nhạc sỹ Nguyễn Thụy Kha cũng là một binh nhì thuở hào hùng đó chính là người đưa ra ý tưởng tổ chức chương trình đặc biệt này để tri ân những người đồng đội, đồng chí của ông cùng ra đi từ ngày 6/9/1971.
Ông cũng cho biết, lên đường theo tiếng gọi Tổng động viên năm 1971, có đến 60% số lính binh nhì được động viên năm 1971 là những chàng trai 18-20 tuổi, vừa tốt nghiệp phổ thông, sắp vào đại học hoặc đang ngồi trên ghế giảng đường, như anh sinh viên văn khoa Nguyễn Văn Thạc. Nhiều đồng đội, đồng chí ra đi ngày đó đã vĩnh viễn yên nghỉ ở tuổi thanh xuân trong lòng đất mẹ Quảng Trị, những người còn sống trẻ nhất thì năm nay cũng đã gần 60 tuổi.
Chương trình "Thuở binh nhì" được dàn dựng theo câu chuyện lịch sử bắt đầu từ ngày tổng động viên nhập ngũ 6/9/1971 và câu chuyện đó được kể bằng âm nhạc, phóng sự tài liệu, bằng các cuộc giao lưu với nhân chứng lịch sử trực tiếp chiến đấu, chỉ huy mặt trận Quảng Trị như Trung tướng Hoàng Kỳ, nguyên Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam; Thiếu tướng Nguyễn Hữu Mão hay những người lính mà giờ đây đã trở thành nhà văn, nhà thơ, nhạc sỹ nổi tiếng như Nguyễn Văn Bằng, Nguyễn Quý Lăng, Nguyễn Thụy Kha...
Thông qua những câu chuyện sống động của các nhân chứng lịch sử về những ngày đêm khói lửa ác liệt đó, công chúng, đặc biệt là giới trẻ thêm yêu, tự hào về những người lính kiên cường, bất khuất đã góp sức vào trang vàng lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc.
Đặc biệt hơn cả là chương trình do Thượng tá Nguyễn Khánh Trình, Công ty Sông Hồng 319, Bộ Quốc phòng một người sinh ra đúng ngày 6/9/1971 làm Tổng đạo diễn, thể hiện trách nhiệm của thế hệ trẻ hôm nay với các bậc cha anh, những con người đã viết lên bao trang sử oai hùng của dân tộc.
Hiện Nguyễn Khánh Trình đang tiếp bước truyền thống cha anh trong công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc trong vai trò một người lính quân đội nhân dân Việt Nam trên mặt trận kinh tế. Anh cũng viết 2 ca khúc cho chương trình, trong đó, ca khúc "Thuở binh nhì" do ca sỹ Trọng Tấn thể hiện như nén nhang thành kính nghiêng mình trước các anh hùng liệt sỹ.
Bên cạnh những bài hát quen thuộc về thành cổ Quảng Trị như "Cỏ non thành cổ" của nhạc sĩ Tân Huyền hay "Miền xa thẳm" của nhạc sĩ Đức Trịnh..., các nghệ sĩ biểu diễn những ca khúc mới do chính những người lính ở mặt trận Quảng Trị khốc liệt ngày ấy viết lên: "Mãi mãi tuổi 20" (Nguyễn Quý Lăng); "Bạn tôi" (Nguyễn Văn Bằng); "Quảng Trị yêu thương" (Nguyễn Đức Minh); "Đêm trắng Quảng Trị"... Ca khúc "Đêm trắng Quảng Trị" được nhạc sỹ Thụy Kha phổ nhạc từ bài thơ "Đêm trắng," bài thơ cuối cùng của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc./.
Thanh Giang (TTXVN/Vietnam+)