Liều mình đội mưa từ cơ quan về, anh Lưu Vũ Thành (Hoàng Hoa Thám, Hà Nội) phát hoảng vì sáng hôm sau, đầu anh nặng trịch, cả người đau nhừ. Đấu tranh tư tưởng một hồi, anh vẫn quyết đến cơ quan vì việc đang dở, vả lại, “làm hai viên thuốc thì chắc đến trưa là lại tỉnh như sáo.”
Chẳng ngoài dự liệu, đến trưa hôm ấy, anh vẫn còn tỉnh lắm. Nhưng tối đến, những vết ban đỏ bắt đầu lấm tấm xuất hiện trên mặt. Về nhà, anh Thành nằm bẹp một chỗ, không nhấc nổi người. Cả đêm hôm ấy, người anh nóng bừng bừng, kèm theo nôn mửa, dùng thuốc hạ sốt nào cũng cầm cự chẳng được bao lâu.
“Lúc đầu cả nhà chỉ nghĩ thời tiết dạo này thay đổi, lúc nắng lúc mưa, lại nồm, nên anh bị cảm. Ai ngờ, đến bệnh viện thì mới biết đấy là triệu chứng của thủy đậu,” chị Thanh, vợ anh Thành tâm sự.
Khổ nỗi, nhà anh Thành đông người, lại có thói quen quây quần xem tivi cùng nhau ở phòng khách. Thế nên, mấy ngày này, cả nhà anh cứ thấp thỏm, hễ thấy ai hắt hơi, nhức đầu là “thẳng tay” cách ly ngay.
Không riêng gì gia đình anh Thành, thời tiết giao mùa Đông-Xuân cũng đang khiến nhiều người khóc dở mếu dở vì sự xuất hiện của đủ thứ bệnh.
Theo số liệu thống kê của Bệnh viện Các bệnh Truyền nhiễm và Nhiệt đới Quốc gia, những ngày gần đây, ngày nào bệnh viện cũng tiếp nhận những ca sốt xuất huyết, tiêu chảy cấp hoặc sốt phát ban. Bệnh nhân phần lớn trong khu vực Hà Nội.
Tại khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai, lượng người nhập viện vì các bệnh như thủy đậu, tiêu chảy vào thời gian này cũng đã có dấu hiệu tăng lên.
Tuy chưa có số liệu thống kê chính xác, theo bác sĩ Cấn Phú Nhuận, Trưởng khoa Khám bệnh Bệnh viện Nhi Trung ương, kinh nghiệm hàng năm cho thấy, thời điểm tháng 2, 3 khi thời tiết “sớm nắng chiều mưa”, số lượng người bị nhiễm bệnh sẽ tăng nhanh, đặc biệt là đối tượng trẻ nhỏ.
Thống kê của Cục Y Tế dự phòng và Môi trường (Bộ Y Tế) vào thời điểm này cũng cho thấy, bệnh nhân mắc các bệnh truyền nhiễm đang được ghi nhận ở tất cả các quận, huyện trên địa bàn Hà Nội. Đáng chú ý nhất, số người mắc bệnh sốt xuất huyết đang có xu hướng tăng lên khá nhanh, một tuần đã có khoảng 700-800 ca mắc bệnh.
Tiến sĩ Nguyễn Văn Bình, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng và Môi trường cho biết, bệnh sốt phát ban ở trẻ và cúm A/H1N1 sau thời gian tăng khá nhanh khoảng 2 tuần trước và sau Tết Nguyên đán, đến thời điểm này đã bắt đầu có xu hướng chững lại. Hiện tại, mỗi tuần ở Hà Nội chỉ ghi nhận rải rác một số bệnh nhân.
Bởi thế, ông Bình nhận định, khả năng những bệnh này tiếp tục lớn mạnh trong thời gian hầu như là không có.
Tuy nhiên, đại diện của Cục Y tế Dự phòng và Môi trường cho hay, còn khá nhiều bệnh truyền nhiễm cần lưu ý thời gian tới như rubella, sốt xuất huyết, tiêu chảy,....
Theo ông, rất khó để xác định thời gian tới bệnh nào sẽ phát triển thành dịch. Bởi thế, tiến sĩ Bình khẳng định, các cơ quan chức năng sẽ tiếp tục giám sát, cảnh giác với những ca bệnh truyền nhiễm để tránh những nguy cơ tiềm ẩn.
“Tuy các ca truyền nhiễm chưa nhiều nhưng mọi người cần cẩn trọng vì nhiều bệnh vẫn đang âm ỉ vào mùa,” ông Bình khẳng định./.
Chẳng ngoài dự liệu, đến trưa hôm ấy, anh vẫn còn tỉnh lắm. Nhưng tối đến, những vết ban đỏ bắt đầu lấm tấm xuất hiện trên mặt. Về nhà, anh Thành nằm bẹp một chỗ, không nhấc nổi người. Cả đêm hôm ấy, người anh nóng bừng bừng, kèm theo nôn mửa, dùng thuốc hạ sốt nào cũng cầm cự chẳng được bao lâu.
“Lúc đầu cả nhà chỉ nghĩ thời tiết dạo này thay đổi, lúc nắng lúc mưa, lại nồm, nên anh bị cảm. Ai ngờ, đến bệnh viện thì mới biết đấy là triệu chứng của thủy đậu,” chị Thanh, vợ anh Thành tâm sự.
Khổ nỗi, nhà anh Thành đông người, lại có thói quen quây quần xem tivi cùng nhau ở phòng khách. Thế nên, mấy ngày này, cả nhà anh cứ thấp thỏm, hễ thấy ai hắt hơi, nhức đầu là “thẳng tay” cách ly ngay.
Không riêng gì gia đình anh Thành, thời tiết giao mùa Đông-Xuân cũng đang khiến nhiều người khóc dở mếu dở vì sự xuất hiện của đủ thứ bệnh.
Theo số liệu thống kê của Bệnh viện Các bệnh Truyền nhiễm và Nhiệt đới Quốc gia, những ngày gần đây, ngày nào bệnh viện cũng tiếp nhận những ca sốt xuất huyết, tiêu chảy cấp hoặc sốt phát ban. Bệnh nhân phần lớn trong khu vực Hà Nội.
Tại khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai, lượng người nhập viện vì các bệnh như thủy đậu, tiêu chảy vào thời gian này cũng đã có dấu hiệu tăng lên.
Tuy chưa có số liệu thống kê chính xác, theo bác sĩ Cấn Phú Nhuận, Trưởng khoa Khám bệnh Bệnh viện Nhi Trung ương, kinh nghiệm hàng năm cho thấy, thời điểm tháng 2, 3 khi thời tiết “sớm nắng chiều mưa”, số lượng người bị nhiễm bệnh sẽ tăng nhanh, đặc biệt là đối tượng trẻ nhỏ.
Thống kê của Cục Y Tế dự phòng và Môi trường (Bộ Y Tế) vào thời điểm này cũng cho thấy, bệnh nhân mắc các bệnh truyền nhiễm đang được ghi nhận ở tất cả các quận, huyện trên địa bàn Hà Nội. Đáng chú ý nhất, số người mắc bệnh sốt xuất huyết đang có xu hướng tăng lên khá nhanh, một tuần đã có khoảng 700-800 ca mắc bệnh.
Tiến sĩ Nguyễn Văn Bình, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng và Môi trường cho biết, bệnh sốt phát ban ở trẻ và cúm A/H1N1 sau thời gian tăng khá nhanh khoảng 2 tuần trước và sau Tết Nguyên đán, đến thời điểm này đã bắt đầu có xu hướng chững lại. Hiện tại, mỗi tuần ở Hà Nội chỉ ghi nhận rải rác một số bệnh nhân.
Bởi thế, ông Bình nhận định, khả năng những bệnh này tiếp tục lớn mạnh trong thời gian hầu như là không có.
Tuy nhiên, đại diện của Cục Y tế Dự phòng và Môi trường cho hay, còn khá nhiều bệnh truyền nhiễm cần lưu ý thời gian tới như rubella, sốt xuất huyết, tiêu chảy,....
Theo ông, rất khó để xác định thời gian tới bệnh nào sẽ phát triển thành dịch. Bởi thế, tiến sĩ Bình khẳng định, các cơ quan chức năng sẽ tiếp tục giám sát, cảnh giác với những ca bệnh truyền nhiễm để tránh những nguy cơ tiềm ẩn.
“Tuy các ca truyền nhiễm chưa nhiều nhưng mọi người cần cẩn trọng vì nhiều bệnh vẫn đang âm ỉ vào mùa,” ông Bình khẳng định./.
Xuân Dũng (Vietnam+)