Giáo phường ca trù Thăng Long, được thành lập trên cơ sở Câu lạc bộ ca trù Thăng Long, đã chính thức ra mắt vào tối 18/3 tại Đình Giảng Võ, Đê La Thành, Hà Nội.
Câu lạc bộ Ca trù Thăng Long do nghệ nhân Nguyễn Phú Đẹ và nghệ nhân Nguyễn Thị Chúc thành lập vào tháng 8/2006.
Buổi ra mắt Giáo phường Ca trù Thăng Long thu hút khá đông nghệ nhân, nhà nghiên cứu, nhạc sĩ, khán giả như giáo sư Trần Văn Khê, người có công truyền bá ca trù ra nước ngoài; nhà nghiên cứu âm nhạc Đặng Hoành Loan, người có công trong việc xây dựng hồ sơ ca trù đệ trình UNESCO công nhận là di sản thế giới năm 2009.
Đào nương Phạm Thị Huệ cho biết việc lập giáo phường là mong muốn gìn giữ những nét độc đáo của nghệ thuật ca trù của tổ tiên để lại. Hiện nay, nghệ nhân Nguyễn Phú Đẹ và nghệ nhân Nguyễn Thị Chúc đều ở tuổi ngoài 80. Các ca nương, kép đàn vững nghề có thể đảm đương việc phục dựng lối hát thờ cửa đình phục vụ trong các dịp lễ hội và dạy trống chầu cho thính giả mong ca trù tới gần hơn với người dân.
Trong Đình Giảng Võ, các ca nương, kép đàn của ca trù Thăng Long đã tái hiện những nét độc đáo của nghệ thuật ca trù, đưa khán giả vào không gian của hát cửa đình, một sinh hoạt văn nghệ cổ truyền của đất Thăng Long-Hà Nội xưa qua các thể “Hát giai,” “Hát dâng hương,” "Gửi thư," "Hát nói," “Làn điệu 36 giọng,” "Múa bỏ bộ," khúc “Tỳ bà hành,” và đặc biệt là “Thét nhạc,” một làn điệu cổ nhất trong ca trù còn lưu truyền đến nay với những kỹ thuật phức tạp, những thang âm giàu nhạc tính, nhiều sức biểu cảm.
Không gian của đêm hát cửa đình còn thấm đẫm chất liệu tươi mới, hơi thở đương đại qua làn điệu "Nét ca trù Thăng Long."
Đây là sáng tác mới của đào nương Phạm Thị Huệ - người học trò chân truyền của "ông trùm" Nguyễn Phú Đẹ và nghệ nhân Nguyễn Thị Chúc. Tác phẩm là sự kết hợp hài hòa độc đáo với các nhạc cụ truyền thống, là sự ngẫu hứng tại chỗ của tác giả trên cây đàn đáy trong nghệ thuật ca trù và các ca nương kép đàn trong giáo phường trên mỗi cây đàn.
Đánh giá về việc ra mắt Giáo phường ca trù Thăng Long, giáo sư Trần Văn Khê cho rằng đây là tín hiệu đáng mừng lập trong nỗ lực chấn hưng ca trù, làm sống lại một sinh hoạt văn nghệ cổ truyền của đất Thăng Long xưa qua tục hát cửa đình, một trong những hình thức biểu diễn chính thống và lớn nhất của ca trù./.
Câu lạc bộ Ca trù Thăng Long do nghệ nhân Nguyễn Phú Đẹ và nghệ nhân Nguyễn Thị Chúc thành lập vào tháng 8/2006.
Buổi ra mắt Giáo phường Ca trù Thăng Long thu hút khá đông nghệ nhân, nhà nghiên cứu, nhạc sĩ, khán giả như giáo sư Trần Văn Khê, người có công truyền bá ca trù ra nước ngoài; nhà nghiên cứu âm nhạc Đặng Hoành Loan, người có công trong việc xây dựng hồ sơ ca trù đệ trình UNESCO công nhận là di sản thế giới năm 2009.
Đào nương Phạm Thị Huệ cho biết việc lập giáo phường là mong muốn gìn giữ những nét độc đáo của nghệ thuật ca trù của tổ tiên để lại. Hiện nay, nghệ nhân Nguyễn Phú Đẹ và nghệ nhân Nguyễn Thị Chúc đều ở tuổi ngoài 80. Các ca nương, kép đàn vững nghề có thể đảm đương việc phục dựng lối hát thờ cửa đình phục vụ trong các dịp lễ hội và dạy trống chầu cho thính giả mong ca trù tới gần hơn với người dân.
Trong Đình Giảng Võ, các ca nương, kép đàn của ca trù Thăng Long đã tái hiện những nét độc đáo của nghệ thuật ca trù, đưa khán giả vào không gian của hát cửa đình, một sinh hoạt văn nghệ cổ truyền của đất Thăng Long-Hà Nội xưa qua các thể “Hát giai,” “Hát dâng hương,” "Gửi thư," "Hát nói," “Làn điệu 36 giọng,” "Múa bỏ bộ," khúc “Tỳ bà hành,” và đặc biệt là “Thét nhạc,” một làn điệu cổ nhất trong ca trù còn lưu truyền đến nay với những kỹ thuật phức tạp, những thang âm giàu nhạc tính, nhiều sức biểu cảm.
Không gian của đêm hát cửa đình còn thấm đẫm chất liệu tươi mới, hơi thở đương đại qua làn điệu "Nét ca trù Thăng Long."
Đây là sáng tác mới của đào nương Phạm Thị Huệ - người học trò chân truyền của "ông trùm" Nguyễn Phú Đẹ và nghệ nhân Nguyễn Thị Chúc. Tác phẩm là sự kết hợp hài hòa độc đáo với các nhạc cụ truyền thống, là sự ngẫu hứng tại chỗ của tác giả trên cây đàn đáy trong nghệ thuật ca trù và các ca nương kép đàn trong giáo phường trên mỗi cây đàn.
Đánh giá về việc ra mắt Giáo phường ca trù Thăng Long, giáo sư Trần Văn Khê cho rằng đây là tín hiệu đáng mừng lập trong nỗ lực chấn hưng ca trù, làm sống lại một sinh hoạt văn nghệ cổ truyền của đất Thăng Long xưa qua tục hát cửa đình, một trong những hình thức biểu diễn chính thống và lớn nhất của ca trù./.
Anh Tùng (Vietnam+)