Mặc dù rất bận rộn, giáo sư Ngô Bảo Châu - người vừa được nhận giải thưởng Fields danh giá bậc nhất trong lĩnh vực toán học, vẫn ưu ái dành cho phóng viên TTXVN tại Ấn Độ khoảng 15 phút quý giá vào buổi tối trước ngày diễn ra lễ trao giải thưởng tại Đại hội Toán học quốc tế lần thứ 26 ở thành phố Hyderabad, thủ phủ bang Andhra Paesh, Ấn Độ.
- Thưa giáo sư, xin phép được gọi là anh cho thân tình, anh có thể chia sẻ với lớp thanh, thiếu niên bí quyết thành công của mình trên con đường khó khăn như nghiên cứu khoa học không?
Giáo sư Ngô Bảo Châu: Cần dành thêm thời gian cho thanh niên. Tôi có cảm giác một bộ phận thanh niên hiện nay có tư tưởng nóng vội, muốn có thành công nhanh chóng. Trong khi đó, để thành công trong khoa học cần có sự say mê, bền bỉ phấn đấu để có thể vượt qua những khó khăn trên con đường nghiên cứu khoa học vốn luôn đầy chông gai và khó khăn.
- Giờ đây, khi đạt tới đỉnh cao của vinh quang trong lĩnh vực Toán học, anh có thể nói gì về những người thầy đã truyền cho anh ngọn lửa tình yêu đối với Toán học, chắp cánh cho anh bay cao và xa trong khoa học như hiện nay?
Giáo sư Ngô Bảo Châu: Để tôi trưởng thành như ngày hôm nay, có công lao của rất nhiều thầy. Người thầy đầu tiên mà tôi muốn nói tới là thầy Hồ Ngọc Đại, mặc dù ông không dạy tôi môn Toán, song ông đã có ảnh hưởng tới cách tiếp cận cuộc sống và hình thành nhân cách của tôi.
Những bậc đàn anh như Lê Thiếu Hoa, Vũ Hữu Hòa, Phạm Ngọc Hùng cũng như những bạn đồng học đã truyền thêm cho tôi niềm say mê đối với môn Toán.
Ngoài ra, tôi còn có những thầy người nước ngoài, trong đó người có ảnh hưởng đặc biệt là giáo sư G. Laumon. Không chỉ quan tâm giúp đỡ tôi trong lĩnh vực Toán học, ông còn quan tâm tới cuộc sống tinh thần và vật chất của tôi.
- Theo anh làm thế nào để khuyến khích lớp trẻ hiện nay say mê học và nghiên cứu khoa học, như anh từng nhắc câu nói của thầy Hồ Ngọc Đại “đi học là hạnh phúc”?
Giáo sư Ngô Bảo Châu: Để làm điều này phải có lẽ phải thay đổi cách giáo dục. Mặt khác, người lớn cũng có trách nhiệm trong việc khuyến khích trẻ em cảm thấy được đi học là một điều hạnh phúc. Trong thế giới hiện đại, trẻ em có nhiều điều kiện tiếp cận nhiều loại thông tin khác nhau, do đó cũng dễ bị sao nhãng việc học tập hơn.
- Anh có thể nói gì về sự quan tâm của Chính phủ và nhân dân Việt Nam nói chung đối với những trí thức tài năng như anh?
Giáo sư Ngô Bảo Châu: Tôi rất cảm động trước sự quan tâm của Chính phủ cũng như cá nhân Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân.
- Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã tới thăm gia đình anh ngày 8/8 vừa qua và mời anh về nước làm việc, đồng thời hứa tạo mọi điều kiện cần thiết để anh có thể góp phần hiệu quả vào việc phát triển nền khoa học nước nhà, anh có cảm thấy sức ép khi được mời về nước làm việc không?
Giáo sư Ngô Bảo Châu: Tôi không cảm thấy có sức ép như vậy. Thực ra, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân chỉ yêu cầu tôi cần đóng góp nhiều hơn cho nền Toán học và khoa học nước nhà và tôi đồng ý với ý kiến đó.
Tôi đã đề nghị Chính phủ cho thành lập viện nghiên cứu khoa học cấp cao, nơi các nhà nghiên cứu có thể toàn tâm toàn ý với công tác nghiên cứu mà không phải lo lắng về cuộc sống vật chất giống như các viện nghiên cứu ở Hàn Quốc, Nhật Bản..., nhờ vậy có thể thúc đẩy nền khoa học nước nhà.
- Xin cảm ơn anh!
- Thưa giáo sư, xin phép được gọi là anh cho thân tình, anh có thể chia sẻ với lớp thanh, thiếu niên bí quyết thành công của mình trên con đường khó khăn như nghiên cứu khoa học không?
Giáo sư Ngô Bảo Châu: Cần dành thêm thời gian cho thanh niên. Tôi có cảm giác một bộ phận thanh niên hiện nay có tư tưởng nóng vội, muốn có thành công nhanh chóng. Trong khi đó, để thành công trong khoa học cần có sự say mê, bền bỉ phấn đấu để có thể vượt qua những khó khăn trên con đường nghiên cứu khoa học vốn luôn đầy chông gai và khó khăn.
- Giờ đây, khi đạt tới đỉnh cao của vinh quang trong lĩnh vực Toán học, anh có thể nói gì về những người thầy đã truyền cho anh ngọn lửa tình yêu đối với Toán học, chắp cánh cho anh bay cao và xa trong khoa học như hiện nay?
Giáo sư Ngô Bảo Châu: Để tôi trưởng thành như ngày hôm nay, có công lao của rất nhiều thầy. Người thầy đầu tiên mà tôi muốn nói tới là thầy Hồ Ngọc Đại, mặc dù ông không dạy tôi môn Toán, song ông đã có ảnh hưởng tới cách tiếp cận cuộc sống và hình thành nhân cách của tôi.
Những bậc đàn anh như Lê Thiếu Hoa, Vũ Hữu Hòa, Phạm Ngọc Hùng cũng như những bạn đồng học đã truyền thêm cho tôi niềm say mê đối với môn Toán.
Ngoài ra, tôi còn có những thầy người nước ngoài, trong đó người có ảnh hưởng đặc biệt là giáo sư G. Laumon. Không chỉ quan tâm giúp đỡ tôi trong lĩnh vực Toán học, ông còn quan tâm tới cuộc sống tinh thần và vật chất của tôi.
- Theo anh làm thế nào để khuyến khích lớp trẻ hiện nay say mê học và nghiên cứu khoa học, như anh từng nhắc câu nói của thầy Hồ Ngọc Đại “đi học là hạnh phúc”?
Giáo sư Ngô Bảo Châu: Để làm điều này phải có lẽ phải thay đổi cách giáo dục. Mặt khác, người lớn cũng có trách nhiệm trong việc khuyến khích trẻ em cảm thấy được đi học là một điều hạnh phúc. Trong thế giới hiện đại, trẻ em có nhiều điều kiện tiếp cận nhiều loại thông tin khác nhau, do đó cũng dễ bị sao nhãng việc học tập hơn.
- Anh có thể nói gì về sự quan tâm của Chính phủ và nhân dân Việt Nam nói chung đối với những trí thức tài năng như anh?
Giáo sư Ngô Bảo Châu: Tôi rất cảm động trước sự quan tâm của Chính phủ cũng như cá nhân Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân.
- Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã tới thăm gia đình anh ngày 8/8 vừa qua và mời anh về nước làm việc, đồng thời hứa tạo mọi điều kiện cần thiết để anh có thể góp phần hiệu quả vào việc phát triển nền khoa học nước nhà, anh có cảm thấy sức ép khi được mời về nước làm việc không?
Giáo sư Ngô Bảo Châu: Tôi không cảm thấy có sức ép như vậy. Thực ra, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân chỉ yêu cầu tôi cần đóng góp nhiều hơn cho nền Toán học và khoa học nước nhà và tôi đồng ý với ý kiến đó.
Tôi đã đề nghị Chính phủ cho thành lập viện nghiên cứu khoa học cấp cao, nơi các nhà nghiên cứu có thể toàn tâm toàn ý với công tác nghiên cứu mà không phải lo lắng về cuộc sống vật chất giống như các viện nghiên cứu ở Hàn Quốc, Nhật Bản..., nhờ vậy có thể thúc đẩy nền khoa học nước nhà.
- Xin cảm ơn anh!
Phạm Thảo (Vietnam+)