Giao Tòa án thẩm quyền áp dụng xử lý hành chính

Các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành với đề xuất giao cho Tòa án thẩm quyền áp dụng các biện pháp xử lý hành chính.
Chiều 12/10, cho ý kiến về Dự án Luật xử lý vi phạm hành chính, các thành viêncủa Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành với đề xuất giao cho Tòa án thẩm quyềnáp dụng các biện pháp xử lý hành chính.

Tuy nhiên các đại biểu cũng băn khoăn rằng liệu với điều kiện,thẩm quyền của hệ thống tòa án các cấp như hiện nay, liệu ngành Tòa án có đủ khảnăng đảm đương được công việc này?

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu cho rằng, việc giao cho Tòa ánthẩm quyền áp dụng các biện pháp xử lý hành chính như giáo dục tại xã, phường,thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục; đưa vào cơ sở chữabệnh là cần thiết nhưng phải có thời gian kiện toàn hệ thống Tòa án ở cơ sở. ÔngGiàu cho rằng, cần đặt lộ trình nếu áp dụng quy định này.

Đồng tình giao cho Tòa án thẩm quyền trên, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc KsorPhước đề nghị thêm dự án Luật cần có quy định thể hiện điều kiện thực thi chứcnăng này của Tòa án, đảm bảo công khai, dân chủ, minh bạch, tránh oan sai.

Tán thành với đề xuất này, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng cho rằngviệc quy định như vậy cũng là tương đối phù hợp vì hệ thống Tòa án cơ sở đangkhẩn trương được nâng thẩm quyền và trên thực tế số vụ việc phải quyết loại nàykhông nhiều, ngành Tòa án vẫn có thể đáp ứng được yêu cầu.

Đưa ra sáng kiến nhận và được sự hưởng ứng từ các thành viên của Ủy banThường vụ Quốc hội về vấn đề này, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện hiếnkế, tiếp tục duy trì Hội đồng tư vấn quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hànhchính như hiện nay với đầy đủ các thành phần chính quyền, đoàn thể để quyếtđịnh. Sau đó kết quả này được giao cho cơ quan Tòa án cùng cấp để ra quyết địnháp dụng.

Đồng ý với ý kiến của ông Hiện, cho ý kiến về vấn đề này, Chủ tịch Quốchội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng hình thức này có thể đảm bảo tốt hơn tính khảthi, công khai minh bạch, phù hợp hơn với điều kiện thực tế của Việt Nam.

Quyết định áp dụng biện pháp hành chính có đủ ý kiến của đoàn thể, chínhquyền, nhân dân trong cộng đồng và ý kiến luật sư bảo vệ quyền lợi cho đương sự;đảm bảo công khai, dân chủ. Tuy nhiên, Chủ tịch Quốc hội lưu ý nếu xây dựng dựán luật theo hướng này thì phải quy định rút gọn các thủ tục tố tụng, đảm bảocho việc tổ chức thực hiện, áp dụng pháp luật được thuận lợi.

Xung quanh vấn đề có hay không nên bỏ quy định đưa đối tượng là người bándâm vào cơ sở chữa bệnh, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản tánthành việc bỏ quy định này. Tuy nhiên, một số ý kiến đề nghị cần có quy định bắtbuộc khám chữa bệnh; trong trường hợp phát hiện có bệnh thì vẫn phải đưa vào cơsở chữa bệnh bắt buộc để tránh làm lây lan ra cộng đồng.

Đề xuất quy định mức phạt tiền cao hơn nhưng tối đa không quá hai lần mứcphạt chung áp dụng đối với cùng một hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông,môi trường và quản lý đô thị tại khu vực nội thành của các thành phố trực thuộctrung ương cũng nhận được sự đồng tình của các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốchội. Xung quanh vấn đề này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị cơ quan soạn thảolưu ý học tập kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới, phù hợp với đặc thùcủa Việt Nam.

Góp ý thêm với cơ quan soạn thảo dự án Luật, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tếNguyễn Văn Giàu đề nghị ngoài việc giao thẩm quyền xử phạt gấp đôi tại các địaphương này, dự thảo Luật cần phải kết hợp nhiều giải pháp như giáo dục phápluật, nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ nhận thức đối với người dân chứkhông nên chỉ áp dụng mức xử phạt cao để giải quyết vấn đề.

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước đề nghị dự thảo Luật cần ghi cụ thểtừng địa phương được áp dụng mức xử phạt loại này và trong những lĩnh vực nào,đồng thời nên quy định rõ giao Hội đồng Nhân dân địa phương đó tự xây dựng mứcxử phạt trong khung mà Luật đã quy định.

Luật xử lý vi phạm hành chính là dự án Luật có tầm quan trọng đặc biệt, cóphạm vi điều chỉnh rộng, nhiều lĩnh vực liên quan trực tiếp đến các quyền cơ bảncủa công dân. Việc ban hành Luật này nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong hoạtđộng quản lý Nhà nước, quản lý xã hội; khắc phục những bất cập, tồn tạicủa Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, góp phần nâng cao ý thức chấp hànhpháp luật của công dân, tổ chức, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống viphạm hành chính trong tình hình hiện nay.

Qua thảo luận, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý đưa dự án Luật xử lý viphạm hành chính vào các nội dung trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 2,Quốc hội Khóa XIII sắp tới./.

Quang Vũ (TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Chính phủ họp chuyên đề xây dựng pháp luật tháng Ba

Chính phủ họp chuyên đề xây dựng pháp luật tháng Ba

Thủ tướng Phạm Minh Chính lưu ý trong quá trình xây dựng luật phải đảm bảo xóa bỏ tư duy “không quản được thì cấm,” theo hướng “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm.”

Bà Lê Hải Hưng, nguyên Trưởng phòng Dân tộc, huyện Lang Chánh (Thanh Hóa) tự nguyện xin nghỉ trước gần 10 năm để ủng hộ công tác sắp xếp, tinh gọn bộ máy. (Ảnh: Việt Hoàng/TTXVN)

Không cố ngồi lại, giảm gánh nặng cho bộ máy

Tại Thanh Hóa, sau khi triển khai sắp xếp, tinh gọn bộ máy, có hơn 300 cán bộ công chức, viên chức người lao động tự nguyện nghỉ trước tuổi để tạo thuận lợi cho việc sắp xếp, tổ chức bộ máy.