Theo thống kê từ Trung tâm điều độ Hệ thống điện Quốc gia, trong 60 phút tắt đèn của chiến dịch Giờ Trái đất 2012, từ 20h30 đến 21h30 ngày 31/3/2012, công suất của hệ thống điện giảm được 546 MW, điện năng tiết kiệm được là 546.000 kWh.
Chiến dịch Giờ trái đất năm 2012 tại Việt Nam do Bộ Công Thương chủ trì, được chính thức phát động ngày 28/02/2012 với thông điệp: “Tôi và Bạn hãy cùng hành động” đã nhận được sự hưởng ứng của 48 tỉnh và thành phố trên khắp cả nước tổ chức các hoạt động hưởng ứng.
Không chỉ góp phần tiết kiệm một phần sản lượng điện tiêu thụ, chiến dịch Giờ Trái đất 2012 đã góp phần nâng cao ý thức sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả của người dân, nhằm mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội bền vững, bảo vệ môi trường và chủ động ứng phó với sự biến đổi khí hậu toàn cầu.
Theo đánh giá của Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP), Việt Nam nằm trong top 5 nước đứng đầu thế giới dễ bị tổn thương nhất đối với biến đổi khí hậu. Nếu mực nước biển tăng 1 mét ở Việt Nam sẽ sẽ mất 5% diện tích đất đai, 11% người mất nhà cửa, giảm 7% sản lượng nông nghiệp và 10% thu nhập quốc nội GDP.
Trong giai đoạn 2006 - 2010, Chương trình mục tiêu quốc gia về Sử dụng Năng lượng Tiết kiệm và Hiệu quả do Bộ Công Thương điều phối đã đồng loạt triển khai thực hiện 11 đề án thuộc 6 nhóm nội dung với trên 150 nhiệm vụ về hoạt động tiết kiệm năng lượng trên phạm vi toàn quốc.
Tổng mức năng lượng tiết kiệm được giai đoạn 2006 - 2010 là 4.900 KTOE tương ứng 3,4% tổng năng lượng tiêu thụ (tương đương khoảng 56,9 tỷ kWh điện, bằng tiết kiệm khoảng 65.000 tỷ đồng).
Theo tính toán của các chuyên gia, ngành điện sẽ tiết kiệm được 50 triệu USD tiền đầu tư xây dựng nguồn cung mới nếu mỗi năm tiết kiệm được 3% - 5% lượng điện tiêu dùng. Dự kiến giai đoạn 2011 - 2015 Chương trình mục tiêu quốc gia phấn đấu tiết kiệm từ 5% đến 8% tổng mức tiêu thụ năng lượng.
Năm 2009, lần đầu tiên tham gia Giờ Trái đất, Việt Nam tiết kiệm được 140 nghìn kWh; năm 2010 tiết kiệm được 500 nghìn kWh; năm 2011 tiết kiệm được 400 nghìn kWh./.
Chiến dịch Giờ trái đất năm 2012 tại Việt Nam do Bộ Công Thương chủ trì, được chính thức phát động ngày 28/02/2012 với thông điệp: “Tôi và Bạn hãy cùng hành động” đã nhận được sự hưởng ứng của 48 tỉnh và thành phố trên khắp cả nước tổ chức các hoạt động hưởng ứng.
Không chỉ góp phần tiết kiệm một phần sản lượng điện tiêu thụ, chiến dịch Giờ Trái đất 2012 đã góp phần nâng cao ý thức sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả của người dân, nhằm mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội bền vững, bảo vệ môi trường và chủ động ứng phó với sự biến đổi khí hậu toàn cầu.
Theo đánh giá của Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP), Việt Nam nằm trong top 5 nước đứng đầu thế giới dễ bị tổn thương nhất đối với biến đổi khí hậu. Nếu mực nước biển tăng 1 mét ở Việt Nam sẽ sẽ mất 5% diện tích đất đai, 11% người mất nhà cửa, giảm 7% sản lượng nông nghiệp và 10% thu nhập quốc nội GDP.
Trong giai đoạn 2006 - 2010, Chương trình mục tiêu quốc gia về Sử dụng Năng lượng Tiết kiệm và Hiệu quả do Bộ Công Thương điều phối đã đồng loạt triển khai thực hiện 11 đề án thuộc 6 nhóm nội dung với trên 150 nhiệm vụ về hoạt động tiết kiệm năng lượng trên phạm vi toàn quốc.
Tổng mức năng lượng tiết kiệm được giai đoạn 2006 - 2010 là 4.900 KTOE tương ứng 3,4% tổng năng lượng tiêu thụ (tương đương khoảng 56,9 tỷ kWh điện, bằng tiết kiệm khoảng 65.000 tỷ đồng).
Theo tính toán của các chuyên gia, ngành điện sẽ tiết kiệm được 50 triệu USD tiền đầu tư xây dựng nguồn cung mới nếu mỗi năm tiết kiệm được 3% - 5% lượng điện tiêu dùng. Dự kiến giai đoạn 2011 - 2015 Chương trình mục tiêu quốc gia phấn đấu tiết kiệm từ 5% đến 8% tổng mức tiêu thụ năng lượng.
Năm 2009, lần đầu tiên tham gia Giờ Trái đất, Việt Nam tiết kiệm được 140 nghìn kWh; năm 2010 tiết kiệm được 500 nghìn kWh; năm 2011 tiết kiệm được 400 nghìn kWh./.
Đức Duy (Vietnam+)