Chiều 5/8, bốn nghề thủ công truyền thống gắn với đời sống sinh hoạt của người Hà Nội xưa đồng loạt được giới thiệu tại bốn điểm văn hóa trong khu phố cổ Hà Nội.
Hoạt động trên nhằm tôn vinh các giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của Hà Nội đồng thời góp phần quảng bá cho du khách về phong tục, tập quán, nét văn hóa tín ngưỡng của người Hà Nội cổ. Chuỗi sự kiện văn hóa này do Ban quản lý phố cổ Hà Nội thực hiện nhân kỷ niệm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9.
Tại đình Đồng Lạc (38 Hàng Đào), Ban quản lý phố cổ Hà Nội giới thiệu nghề lụa và trang phục người Hà Nội được làm từ lụa. 20 bộ trang phục cổ trong thời gian từ năm 1945-1954 được trưng bày giúp người xem hiểu được một phần đời sống, phong tục của người Hà Nội xưa. Đó là trang phục áo dài thiếu nữ Hà Nội, trang phục công chức Hà Nội, quần áo lụa của các bà mợ, bà phán, trang phục áo dài cô đầu, trang phục công tử Hà Nội, trang phục cảm tử quân, trang phục của dân nghèo Hà Nội... Tại đây cũng trình diễn nghề dệt lụa cùng nguyên phụ liệu của nghề dệt.
Tại đình Kim Ngân (42-44 Hàng Bạc) giới thiệu về nghề đồng làng Quỳnh Bội (Bắc Ninh), một nghề gắn với sự phát triển của đất Thăng Long-Kẻ Chợ. Các sản phẩm được trưng bày rất phong phú, từ những sản phẩm trang trí như trống đồng, tượng, chuông, đỉnh đồng đến các sản phẩm phục vụ đời sống như tranh đồng, lọ hoa, chậu có giá trị cao về thẩm mỹ.
Tại Ngôi nhà Di sản 87 Mã Mây giới thiệu về nghệ thuật sơn mài. Các sản phẩm trưng bày ở đây được làm theo lối truyền thống và hiện đại. Bên cạnh đó, nghệ thuật sắp đặt, bài trí trong ngôi nhà cổ của người Hà Nội cũng được Ban quản lý phố cổ Hà Nội thể hiện và giới thiệu tính ứng dụng cao của nghệ thuật sơn mài đối với cuộc sống của ông cha ta thuở xưa và đời sống hiện nay.
Tại Trung tâm thông tin phố cổ Hà Nội (28 Hàng Buồm) giới thiệu sản phẩm gốm Việt gồm những sản phẩm gốm đặc sắc của các làng nghề quanh Hà Nội. Đó là các loại gốm phục cổ, gốm hiện đại do các nghệ nhân làng nghề làm ra.
Nghệ nhân Trần Văn Vinh, Phó chủ nhiệm Câu lạc bộ nghệ nhân Hà Nội cho biết: “Trong thời kỳ hiện đại, các làng nghề Hà Nội vẫn có sức sống riêng, góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa của mảnh đất Kinh kỳ. Tuy nhiên, qua một thời gian dài, các làng nghề này chưa được quan tâm đúng mức, nghệ nhân, thợ giỏi chưa có nhiều điều kiện thể hiện. Nhưng chúng tôi cũng vui mừng, thành phố đang thực hiện Đề án bảo tồn và phát triển các nghề thủ công truyền thống ở Hà Nội và các làng nghề cũng có một chỗ đứng nhất định. Chuỗi sự kiện văn hóa này vừa để phát huy những giá trị văn hóa của đất Thăng Long, vừa quảng bá được hình ảnh khu phố cổ Hà Nội”./.
Hoạt động trên nhằm tôn vinh các giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của Hà Nội đồng thời góp phần quảng bá cho du khách về phong tục, tập quán, nét văn hóa tín ngưỡng của người Hà Nội cổ. Chuỗi sự kiện văn hóa này do Ban quản lý phố cổ Hà Nội thực hiện nhân kỷ niệm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9.
Tại đình Đồng Lạc (38 Hàng Đào), Ban quản lý phố cổ Hà Nội giới thiệu nghề lụa và trang phục người Hà Nội được làm từ lụa. 20 bộ trang phục cổ trong thời gian từ năm 1945-1954 được trưng bày giúp người xem hiểu được một phần đời sống, phong tục của người Hà Nội xưa. Đó là trang phục áo dài thiếu nữ Hà Nội, trang phục công chức Hà Nội, quần áo lụa của các bà mợ, bà phán, trang phục áo dài cô đầu, trang phục công tử Hà Nội, trang phục cảm tử quân, trang phục của dân nghèo Hà Nội... Tại đây cũng trình diễn nghề dệt lụa cùng nguyên phụ liệu của nghề dệt.
Tại đình Kim Ngân (42-44 Hàng Bạc) giới thiệu về nghề đồng làng Quỳnh Bội (Bắc Ninh), một nghề gắn với sự phát triển của đất Thăng Long-Kẻ Chợ. Các sản phẩm được trưng bày rất phong phú, từ những sản phẩm trang trí như trống đồng, tượng, chuông, đỉnh đồng đến các sản phẩm phục vụ đời sống như tranh đồng, lọ hoa, chậu có giá trị cao về thẩm mỹ.
Tại Ngôi nhà Di sản 87 Mã Mây giới thiệu về nghệ thuật sơn mài. Các sản phẩm trưng bày ở đây được làm theo lối truyền thống và hiện đại. Bên cạnh đó, nghệ thuật sắp đặt, bài trí trong ngôi nhà cổ của người Hà Nội cũng được Ban quản lý phố cổ Hà Nội thể hiện và giới thiệu tính ứng dụng cao của nghệ thuật sơn mài đối với cuộc sống của ông cha ta thuở xưa và đời sống hiện nay.
Tại Trung tâm thông tin phố cổ Hà Nội (28 Hàng Buồm) giới thiệu sản phẩm gốm Việt gồm những sản phẩm gốm đặc sắc của các làng nghề quanh Hà Nội. Đó là các loại gốm phục cổ, gốm hiện đại do các nghệ nhân làng nghề làm ra.
Nghệ nhân Trần Văn Vinh, Phó chủ nhiệm Câu lạc bộ nghệ nhân Hà Nội cho biết: “Trong thời kỳ hiện đại, các làng nghề Hà Nội vẫn có sức sống riêng, góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa của mảnh đất Kinh kỳ. Tuy nhiên, qua một thời gian dài, các làng nghề này chưa được quan tâm đúng mức, nghệ nhân, thợ giỏi chưa có nhiều điều kiện thể hiện. Nhưng chúng tôi cũng vui mừng, thành phố đang thực hiện Đề án bảo tồn và phát triển các nghề thủ công truyền thống ở Hà Nội và các làng nghề cũng có một chỗ đứng nhất định. Chuỗi sự kiện văn hóa này vừa để phát huy những giá trị văn hóa của đất Thăng Long, vừa quảng bá được hình ảnh khu phố cổ Hà Nội”./.
Đinh Thị Thuận (TTXVN/Vietnam+)