Được sự hỗ trợ của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, sáng 2/12, tại Hà Nội, Liệp hiệp Hội về người khuyết tật Việt Nam tổ chức Chương trình mít tinh giao lưu và hội chợ; sàn giao dịch việc làm, hưởng ứng ngày Quốc tế về người khuyết tật (3/12).
Mục đích của chương trình là để tăng cường nhận thức của toàn xã hội về quyền của người khuyết tật; đẩy mạnh thông tin tuyên truyền về chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước đối với người khuyết tật, để các nhà lãnh đạo, các nhà hoạch định chính sách, các doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế, các tổ chức của người khuyết tật và chính bản thân người khuyết tật gặp gỡ, chia sẻ thông tin và xích lại gần nhau hơn.
Ngày Hội cũng là dịp để người khuyết tật trong cả nước gặp gỡ giao lưu, học hỏi kinh nghiệm và giới thiệu các sản phẩm đặc trưng của các vùng miền được trưng bày tại 42 gian hàng do chính người khuyết tật làm ra.
Các sản phẩm, dịch vụ được trưng bày bao gồm các hàng may mặc, thủ công mỹ nghệ, đồ trang sức, các tác phẩm đồ họa, đồ gia dụng... nhằm tôn vinh, động viên và cổ vũ tinh thần mạnh mẽ cho người khuyết tật trong sự nỗ lực vươn lên, vượt qua gian khó trong cuộc sống để hòa nhập xã hội.
Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch Liên Hiệp hội về người khuyết tật Việt Nam, bà Đặng Huỳnh Mai bày tỏ: “Năm nay, với công ước quốc tế Liên hiệp quốc lấy chủ đề ngày 3/12 là ‘Tạo dựng một xã hội hòa nhập và tạo cơ hội tiếp cận cho tất cả mọi người.’ Các chuỗi sự kiện hưởng ứng ngày Quốc tế người khuyết tật là hoạt động hữu ích, nhằm giúp người khuyết tật nhận được sự hỗ trợ và tìm được việc làm phù hợp, để có thể có thu nhập ổn định.”
Theo ban tổ chức, trên thế giới hiện có khoảng 650 triệu người khuyết tật, cứ 10 người thì có một người khuyết tật, và một cuộc nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng người khuyết tật chiếm 20% trong số những người có hoàn cảnh khó khăn ở các nước đang phát triển. Nhiều người khuyết tật vẫn phải đối mặt với các rào cản khi khi họ hòa nhập với cộng đồng và thường phải sống bên lề của xã hội.
Để khẳng định trách nhiệm của các quốc gia và công đồng quốc tế trong việc quan tâm, giúp đỡ người khuyết tật, xóa bỏ mọi rào cản, tạo cơ hội cho người khuyết tật hòa nhập cộng đồng, Đại hội đồng Liêp Hiệp Quốc đã quyết định lấy ngày 3/12 hàng năm là ngày quốc tế Người khuyết tật.
Ông Nguyễn Trọng Đàm, Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, đánh giá: "Mặc dù là một nước trải qua nhiều năm chiến tranh, hạ tầng kinh tế-xã hội còn khó khăn, nhưng trong những năm qua, cùng với sự phát triển của Đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm chăm lo, giúp đỡ và tạo điều kiện về mọi mặt đối với người khuyết tật, đảm bảo cho người khuyết tật thực hiện đầy đủ quyền bình đẳng và cơ hội phát triển."
Cùng với đó, người khuyết tật ngày càng có nhiều cơ hội học văn hóa, học nghề, tìm kiếm việc làm theo khả năng của mình; được tiếp cận thông tin và hưởng thụ văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí…Những người khuyết tật nặng và đặc biệt, được Nhà nước trợ cấp hàng tháng, cấp bảo hiểm y tế và nhiều trợ giúp khác đã và đang tạo cơ hội cho khoảng 6 triệu người khuyết tật hòa nhập với cộng đồng đầy đủ hơn.
“Đến với ngày hội ngày hôm nay, điều mình mong muốn nhất là được gặp gỡ, giao lưu cởi mở với mọi người, đặc biệt là những người đồng cảnh ngộ. Mặt khác, mong muốn những sản phẩm do chính tay mình làm ra, trưng bày tại hội chợ ngày hôm nay sẽ được nhiều người quan tâm hơn," chị Vũ Thị Dung, thành viên khuyết tật đến từ Trung tâm vì ngày mai bày tỏ./.
Mục đích của chương trình là để tăng cường nhận thức của toàn xã hội về quyền của người khuyết tật; đẩy mạnh thông tin tuyên truyền về chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước đối với người khuyết tật, để các nhà lãnh đạo, các nhà hoạch định chính sách, các doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế, các tổ chức của người khuyết tật và chính bản thân người khuyết tật gặp gỡ, chia sẻ thông tin và xích lại gần nhau hơn.
Ngày Hội cũng là dịp để người khuyết tật trong cả nước gặp gỡ giao lưu, học hỏi kinh nghiệm và giới thiệu các sản phẩm đặc trưng của các vùng miền được trưng bày tại 42 gian hàng do chính người khuyết tật làm ra.
Các sản phẩm, dịch vụ được trưng bày bao gồm các hàng may mặc, thủ công mỹ nghệ, đồ trang sức, các tác phẩm đồ họa, đồ gia dụng... nhằm tôn vinh, động viên và cổ vũ tinh thần mạnh mẽ cho người khuyết tật trong sự nỗ lực vươn lên, vượt qua gian khó trong cuộc sống để hòa nhập xã hội.
Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch Liên Hiệp hội về người khuyết tật Việt Nam, bà Đặng Huỳnh Mai bày tỏ: “Năm nay, với công ước quốc tế Liên hiệp quốc lấy chủ đề ngày 3/12 là ‘Tạo dựng một xã hội hòa nhập và tạo cơ hội tiếp cận cho tất cả mọi người.’ Các chuỗi sự kiện hưởng ứng ngày Quốc tế người khuyết tật là hoạt động hữu ích, nhằm giúp người khuyết tật nhận được sự hỗ trợ và tìm được việc làm phù hợp, để có thể có thu nhập ổn định.”
Theo ban tổ chức, trên thế giới hiện có khoảng 650 triệu người khuyết tật, cứ 10 người thì có một người khuyết tật, và một cuộc nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng người khuyết tật chiếm 20% trong số những người có hoàn cảnh khó khăn ở các nước đang phát triển. Nhiều người khuyết tật vẫn phải đối mặt với các rào cản khi khi họ hòa nhập với cộng đồng và thường phải sống bên lề của xã hội.
Để khẳng định trách nhiệm của các quốc gia và công đồng quốc tế trong việc quan tâm, giúp đỡ người khuyết tật, xóa bỏ mọi rào cản, tạo cơ hội cho người khuyết tật hòa nhập cộng đồng, Đại hội đồng Liêp Hiệp Quốc đã quyết định lấy ngày 3/12 hàng năm là ngày quốc tế Người khuyết tật.
Ông Nguyễn Trọng Đàm, Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, đánh giá: "Mặc dù là một nước trải qua nhiều năm chiến tranh, hạ tầng kinh tế-xã hội còn khó khăn, nhưng trong những năm qua, cùng với sự phát triển của Đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm chăm lo, giúp đỡ và tạo điều kiện về mọi mặt đối với người khuyết tật, đảm bảo cho người khuyết tật thực hiện đầy đủ quyền bình đẳng và cơ hội phát triển."
Cùng với đó, người khuyết tật ngày càng có nhiều cơ hội học văn hóa, học nghề, tìm kiếm việc làm theo khả năng của mình; được tiếp cận thông tin và hưởng thụ văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí…Những người khuyết tật nặng và đặc biệt, được Nhà nước trợ cấp hàng tháng, cấp bảo hiểm y tế và nhiều trợ giúp khác đã và đang tạo cơ hội cho khoảng 6 triệu người khuyết tật hòa nhập với cộng đồng đầy đủ hơn.
“Đến với ngày hội ngày hôm nay, điều mình mong muốn nhất là được gặp gỡ, giao lưu cởi mở với mọi người, đặc biệt là những người đồng cảnh ngộ. Mặt khác, mong muốn những sản phẩm do chính tay mình làm ra, trưng bày tại hội chợ ngày hôm nay sẽ được nhiều người quan tâm hơn," chị Vũ Thị Dung, thành viên khuyết tật đến từ Trung tâm vì ngày mai bày tỏ./.
Hùng Võ (Vietnam+)