Ngày 27 tháng 12, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), Viện Dinh dưỡng Quốc gia và Vụ Hợp tác Quốc tế (Bộ Y tế) đã ký kết Biên bản thỏa thuận của Dự án “Nghiên cứu cơ chế lây lan và xây dựng mô hình kiểm soát vi khuẩn đa kháng thuốc trong lĩnh vực quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm.”
Dự án dự định sẽ tiến hành trong 5 năm từ 2012 tới 2017 với tổng vốn đầu tư dự kiến là 300 triệu yen (khoảng 3,8 triệu USD) từ nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Nhật Bản.
Trong dự án này, JICA sẽ chuyển giao các công nghệ phát hiện vi khuẩn kháng thuốc ở trong bệnh viện, cộng đồng và trong môi trường; công nghệ phát hiện chất kháng sinh trong thực phẩm; và công nghệ phát triển mô hình giám sát và phương pháp đào tạo.
Bên cạnh đó, dự án giúp xây dựng các cơ sở phòng thí nghiệm và lưu trữ dữ liệu cần thiết cho phân tích cơ chế tạo ra vi khuẩn kháng thuốc, cũng như tổ chức các khóa đào tạo nâng cao năng lực cho các cán bộ trong lĩnh vực này.
Bên cạnh mục tiêu chính, dự án trong tương lai sẽ thúc đẩy việc quản lý an toàn thực phẩm và giao thương các sản phẩm nông nghiệp và thủy sản, nâng cao động lực và uy tín của các viện nghiên cứu và các trường đại học, tạo nên tác động tích cực trong hệ thống quản lý xã hội và đóng góp vào nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế trong việc giải quyết vấn đề vi khuẩn kháng thuốc.
Các hoạt động của dự án sẽ được triển khai tại Hà Nội, Thái Bình, Nha Trang, Thành phố Hồ Chí Minh với các đối tác là Viện Dinh dưỡng Quốc gia, Đại học Y Thái Bình, Viện Pasteur Nha Trang, Viện Vệ sinh Y tế Công cộng Thành phố Hồ Chí Minh và Đại học Cần Thơ.
Dự án ra đời trong bối cảnh các vi khuẩn kháng nhiều loại thuốc kháng sinh đã ngày càng trở nên đáng lo ngại ở Việt Nam.
Theo các chuyên gia, Việt Nam được đánh giá là nơi mà việc lạm dụng thuốc kháng sinh trong ngành nông ngư nghiệp và y tế đã làm tăng nguy cơ các loại vi khuẩn nhờn với nhiều loại thuốc kháng sinh khác nhau. Các chuyên gia lo ngại tình trạng này có thể gây ra các loại bệnh truyền nhiễm khó chữa trị.
Theo thống kê, có tới 42% dân số Việt Nam mang các loại vi khuẩn kháng thuốc và đây là tỷ lệ cao so với các nước khác./.
Dự án dự định sẽ tiến hành trong 5 năm từ 2012 tới 2017 với tổng vốn đầu tư dự kiến là 300 triệu yen (khoảng 3,8 triệu USD) từ nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Nhật Bản.
Trong dự án này, JICA sẽ chuyển giao các công nghệ phát hiện vi khuẩn kháng thuốc ở trong bệnh viện, cộng đồng và trong môi trường; công nghệ phát hiện chất kháng sinh trong thực phẩm; và công nghệ phát triển mô hình giám sát và phương pháp đào tạo.
Bên cạnh đó, dự án giúp xây dựng các cơ sở phòng thí nghiệm và lưu trữ dữ liệu cần thiết cho phân tích cơ chế tạo ra vi khuẩn kháng thuốc, cũng như tổ chức các khóa đào tạo nâng cao năng lực cho các cán bộ trong lĩnh vực này.
Bên cạnh mục tiêu chính, dự án trong tương lai sẽ thúc đẩy việc quản lý an toàn thực phẩm và giao thương các sản phẩm nông nghiệp và thủy sản, nâng cao động lực và uy tín của các viện nghiên cứu và các trường đại học, tạo nên tác động tích cực trong hệ thống quản lý xã hội và đóng góp vào nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế trong việc giải quyết vấn đề vi khuẩn kháng thuốc.
Các hoạt động của dự án sẽ được triển khai tại Hà Nội, Thái Bình, Nha Trang, Thành phố Hồ Chí Minh với các đối tác là Viện Dinh dưỡng Quốc gia, Đại học Y Thái Bình, Viện Pasteur Nha Trang, Viện Vệ sinh Y tế Công cộng Thành phố Hồ Chí Minh và Đại học Cần Thơ.
Dự án ra đời trong bối cảnh các vi khuẩn kháng nhiều loại thuốc kháng sinh đã ngày càng trở nên đáng lo ngại ở Việt Nam.
Theo các chuyên gia, Việt Nam được đánh giá là nơi mà việc lạm dụng thuốc kháng sinh trong ngành nông ngư nghiệp và y tế đã làm tăng nguy cơ các loại vi khuẩn nhờn với nhiều loại thuốc kháng sinh khác nhau. Các chuyên gia lo ngại tình trạng này có thể gây ra các loại bệnh truyền nhiễm khó chữa trị.
Theo thống kê, có tới 42% dân số Việt Nam mang các loại vi khuẩn kháng thuốc và đây là tỷ lệ cao so với các nước khác./.
Thùy Giang (Vietnam+)