Tại Tuần hành lang kinh tế Tiểu vùng sông Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 4 diễn ra ở thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc từ 5-10/6, Hội đồng kinh doanh GMS đã kêu gọi đẩy nhanh kết nối các hành lang kinh tế GMS, thúc đẩy tự do hóa giao thông vận tải và đầu tư.
Hành lang kinh tế GMS gồm ba nhóm, 7 tuyến. Cụ thể là Hành lang kinh tế Đông-Tây (từ Đà Nẵng của Việt Nam-Lào-Thái Lan-Mawlamyine của Myanmar), Hành lang kinh tế Nam-Bắc (tuyến phía Tây Côn Minh-Lào-Bangkok; tuyến giữa Côn Minh-Hà Nội-Hải Phòng; tuyến phía Đông Nam Ninh-Hà Nội) và Hành lang kinh tế phía Nam Bangkok-Campuchia và một phần của Việt Nam.
Theo Phó Chủ tịch tỉnh Vân Nam Cố Triều Hy, đề xuất nâng cao toàn bộ kết nối trong các lĩnh vực giao thông, điện lực, thông tin viễn thông, đã nhận được sự ủng hộ của các nước.
Là tuyến giữa của Hành lang kinh tế Nam-Bắc GMS, hành lang trên lãnh thổ Trung Quốc từ Ngọc Khê-Mông Tự-Hà Khẩu đang xây dựng đường cao tốc và dự kiến năm 2013 sẽ thông xe. Còn tuyến đường cao tốc trên lãnh thổ Việt Nam từ Lào Cai đến Hà Nội cũng sẽ đi vào hoạt động trong năm tới.
Nếu mục tiêu này được thực hiện, tuyến đường Côn Minh-Hà Khẩu-Hà Nội, với tổng chiều dài hơn 600km sẽ trở thành tuyến đường cao tốc xuyên biên giới đầu tiên kết nối Trung Quốc với các nước GMS.
Các nước GMS cũng đã đưa ra quy hoạch xây dựng đường sắt xuyên biên giới, trong đó có mạng lưới đường sắt liên Á kết nối Trung Quốc với các nước ASEAN.
Các chuyên gia cho rằng đường sắt có nhiều lợi thế nhất trong giao thông trên bộ nhờ có tốc độ nhanh, lượng vận chuyển lớn, giá thành thấp. Do đó cần đẩy nhanh tiến độ kết nối đường sắt giữa các nước GMS.
Hội đồng kinh doanh GMS còn kêu gọi thúc đẩy tự do hóa vận chuyển và đầu tư, thương mại xuyên biên giới. Các nước cần ưu tiên thực hiện từ 4 lĩnh vực là chế độ hải quan, kiểm nghiệm kiểm dịch, lưu thông phân phối thương mại và đi lại của nhân viên thương vụ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự lưu chuyển trong khu vực./.
Hành lang kinh tế GMS gồm ba nhóm, 7 tuyến. Cụ thể là Hành lang kinh tế Đông-Tây (từ Đà Nẵng của Việt Nam-Lào-Thái Lan-Mawlamyine của Myanmar), Hành lang kinh tế Nam-Bắc (tuyến phía Tây Côn Minh-Lào-Bangkok; tuyến giữa Côn Minh-Hà Nội-Hải Phòng; tuyến phía Đông Nam Ninh-Hà Nội) và Hành lang kinh tế phía Nam Bangkok-Campuchia và một phần của Việt Nam.
Theo Phó Chủ tịch tỉnh Vân Nam Cố Triều Hy, đề xuất nâng cao toàn bộ kết nối trong các lĩnh vực giao thông, điện lực, thông tin viễn thông, đã nhận được sự ủng hộ của các nước.
Là tuyến giữa của Hành lang kinh tế Nam-Bắc GMS, hành lang trên lãnh thổ Trung Quốc từ Ngọc Khê-Mông Tự-Hà Khẩu đang xây dựng đường cao tốc và dự kiến năm 2013 sẽ thông xe. Còn tuyến đường cao tốc trên lãnh thổ Việt Nam từ Lào Cai đến Hà Nội cũng sẽ đi vào hoạt động trong năm tới.
Nếu mục tiêu này được thực hiện, tuyến đường Côn Minh-Hà Khẩu-Hà Nội, với tổng chiều dài hơn 600km sẽ trở thành tuyến đường cao tốc xuyên biên giới đầu tiên kết nối Trung Quốc với các nước GMS.
Các nước GMS cũng đã đưa ra quy hoạch xây dựng đường sắt xuyên biên giới, trong đó có mạng lưới đường sắt liên Á kết nối Trung Quốc với các nước ASEAN.
Các chuyên gia cho rằng đường sắt có nhiều lợi thế nhất trong giao thông trên bộ nhờ có tốc độ nhanh, lượng vận chuyển lớn, giá thành thấp. Do đó cần đẩy nhanh tiến độ kết nối đường sắt giữa các nước GMS.
Hội đồng kinh doanh GMS còn kêu gọi thúc đẩy tự do hóa vận chuyển và đầu tư, thương mại xuyên biên giới. Các nước cần ưu tiên thực hiện từ 4 lĩnh vực là chế độ hải quan, kiểm nghiệm kiểm dịch, lưu thông phân phối thương mại và đi lại của nhân viên thương vụ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự lưu chuyển trong khu vực./.
Hoàng Hà (TTXVN)