Gỡ cho thị trường bất động sản: Còn nhiều cách

Có thể thấy rằng, chính sách thắt chặt tiền tệ nhằm kìm chế lạm phát đang có những tác động rất mạnh, khiến thị trường bất động sản thiếu vốn nghiêm trọng. Các doanh nghiệp và nhà đầu tư rơi vào cảnh “túng quẫn,” vừa không có vốn để tiếp tục triển khai các dự án dở dang, vừa không có tiền để trả nợ ngân hàng.

Xu hướng giảm giá đồng loạt ở tất cả các phân khúc sản phẩm, dường như không thể cải thiện được tình hình và hâm nóng thị trường giao dịch. Thay vì trông chờ vào sự trợ giúp từ phía quản lý Nhà nước, một số doanh nghiệp đã tìm hướng đi cho riêng mình bằng cách đầu tư vào nhà ở giá rẻ, giảm giá để kích cầu và thu hút vốn góp từ người tiêu dùng, chuyển nhượng dự án, mở rộng hợp tác đầu tư hay mua bán và sáp nhập doanh nghiệp.
Có thể thấy rằng, chính sách thắt chặt tiền tệ nhằm kìm chế lạm phát đang có những tác động rất mạnh, khiến thị trường bất động sản thiếu vốn nghiêm trọng. Các doanh nghiệp và nhà đầu tư rơi vào cảnh “túng quẫn,” vừa không có vốn để tiếp tục triển khai các dự án dở dang, vừa không có tiền để trả nợ ngân hàng.

Xu hướng giảm giá đồng loạt ở tất cả các phân khúc sản phẩm, dường như không thể cải thiện được tình hình và hâm nóng thị trường giao dịch. Thay vì trông chờ vào sự trợ giúp từ phía quản lý Nhà nước, một số doanh nghiệp đã tìm hướng đi cho riêng mình bằng cách đầu tư vào nhà ở giá rẻ, giảm giá để kích cầu và thu hút vốn góp từ người tiêu dùng, chuyển nhượng dự án, mở rộng hợp tác đầu tư hay mua bán và sáp nhập doanh nghiệp.

Để tạo xung lực mới cho thị trường bất động sản, nhờ đó, không chỉ giúp vực dậy thị trường qua cơn khốn khó, mà còn tạo nền tảng phát triển ổn định và bền vững, các chuyên gia kinh tế, các nhà nghiên cứu thị trường, kể cả người có nhiều kinh nghiệm về phát triển và đầu tư bất động sản đã có những phân tích và gợi ý sâu sắc.

Ông Troy Griffiths, Giám đốc quốc gia, Phụ trách bộ phận nghiên cứu thị trường và định giá, Công ty Savills Vietnam cho rằng, Việt Nam cần tăng năng lực cạnh tranh để thu hút vốn đầu tư trong khu vực. hNờ đó, thị trường bất động sản cũng sẽ được hưởng lợi.

So với nhiều nước trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Việt Nam có tiềm năng lớn về phát triển thị trường bất động sản. Nguồn cung hiện tại và tương lai dù đã tăng đáng kể nhưng chưa thể lấp đầy nhu cầu. Nhất là khi có những thay đổi về cơ cấu lao động, khu vực dịch vụ đang ngày càng giữ vai trò quan trọng đối với nền kinh tế và tốc độ đô thị hóa vẫn ngày một tăng cao.

Kết quả khảo sát quý 2/2011 của công ty Grant Thornton Vietnam - chuyên kiểm toán và tư vấn tài chính doanh nghiệp, cho thấy, 53% ý kiến được hỏi có nhận định tích cực về triển vọng nền kinh tế Việt Nam trong 12 tháng tới, giảm 12% so với quý I; 54% ý kiến xếp hạng Việt Nam là thị trường đầu tư hấp dẫn, giảm 22% và chỉ 53% nhà đầu tư sẽ tiếp tục có kế hoạch tăng vốn vào Việt Nam, giảm 6%. Rõ ràng, đây là điều hết sức quan ngại, nếu không sớm điều chỉnh chiến lược thu hút đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh và cải thiện mọi lĩnh vực của nền kinh tế.

Ông Richard Leech, Giám đốc điều hành, Công ty CB Richard Ellis Vietnam, sáu tháng đầu năm 2011, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đổ vào lĩnh vực bất động sản giảm mạnh với 305 triệu USD. Nguyên do chính là lạm phát tăng cao, sự lạc hậu của hệ thống cơ sở hạ tầng và yếu kém về chất lượng nguồn nhân lực.

Trong bối cảnh trầm lắng hiện tại của thị trường bất động sản, cần có những nghiên cứu, đánh giá và đầu tư, nâng cấp cho các yếu tố này. Nhờ đó, hướng phát triển của thị trường bất động sản mới thực sự đi vào chiều sâu và ổn định trong tương lai.

Theo ông Ross Lightfoot, Giám đốc quốc gia, Công ty Knight Frank tại Việt Nam, thị trường bất động sản Việt Nam đã trở thành nạn nhân cho sự thành công của chính nó. Ai cũng có thể bán bất động sản vì mọi người đều có nhu cầu mua. Giao dịch bất động sản dễ hơn cả việc sử dụng máy tính.

Tuy nhiên, đây lại là một thị trường nóng che đậy nhiều “lỗi sai” như ít người được trang bị những kiến thức cần có để tham gia thị trường; tạo cảm giác sai lầm về sự an toàn và khả năng sinh lời; đặc biệt là xu hướng đầu tư theo kiểu bầy đàn. Vấn đề là cần nhận thức rằng khách hàng luôn sáng suốt hơn nên bán hàng cần phải trầm lặng hơn. Muốn thành công phải hiểu được nhu cầu khách hàng và nhấn mạnh những lợi ích của họ.

Tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa, Phó Chủ tịch, Ủy ban giám sát tài chính quốc gia thì cho rằng, để nâng cao tính ổn định và chất lượng của nguồn vốn tín dụng cho nền kinh tế và khu vực bất động sản, cần vận hành chính sách tiền tệ chặt chẽ, linh hoạt và nhất quán. Đồng thời, nên hạ lãi suất huy động và cho vay về mức hợp lý bằng cách bỏ lãi suất huy động trần, điều chỉnh lãi suất chiết khấu, lãi suất thị trường mở để điều chỉnh lãi suất liên ngân hàng.

Quy định về hạn mức tín dụng phi sản xuất (trong đó có bất động sản) không nên cào bằng cho mọi tổ chức tín dụng. Bởi, mức 16% trong tổng dư nợ cho vay của toàn hệ thống ngân hàng tính đến 31/12/2011 không những không làm giảm rủi ro tín dụng bất động sản, mà thực tế đang diễn ra tình trạng đảo nợ, chuyển nợ bất động sản giữa các tổ chức tín dụng. Điều đó có thể sẽ khiến hệ thống tài chính trở nên méo mó và thị trường bất động sản cũng bất ổn hơn.

Theo giáo sư, tiến sĩ Đặng Hùng Võ, vốn FDI đăng ký cho bất động sản giai đoạn vừa qua chỉ mới thực hiện được 3% là một biểu hiện tiêu cực. Chứng tỏ, các nhà đầu tư nước ngoài chưa lạc quan với tình hình hiện tại của thị trường bất động sản.

Vì vậy, các nhà quản lý, các cơ quan xúc tiến đầu tư nước ngoài cần tăng cường quản bá thông tin, nâng cao niềm tin và sự lạc quan đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Các nhà đầu tư trong nước cũng cần mở rộng quan hệ đối tác để tìm kiếm và thu hút FDI cho các dự án đang thiếu vốn của mình./.

Thạch Huê (TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục