Việc cung ứng điện cho các tháng mùa khô năm nay đã được ngành điện dự báo là khó khăn hơn mọi năm do diễn biến thủy văn bất lợi, trong khi cần ưu tiên nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân, đặc biệt là vùng hạn hán miền Trung-Tây Nguyên.
Đặc biệt tình hình cung ứng điện trong hệ thống điện miền Nam trở nên căng thẳng do không được bổ sung nguồn điện mới.
Nếu không tập trung triển khai các giải pháp cân đối các nguồn điện hợp lý, đẩy mạnh tiết kiệm điện và đôn đốc các dự án nguồn mới, hệ thống điện quốc gia sẽ thiếu khi xảy ra sự cố lớn và nhu cầu điện tăng cao.
Những yếu tố bất lợi
Theo các chuyên gia ngành điện, kế hoạch cung ứng điện và vận hành hệ thống điện quốc gia các tháng cao điểm mùa khô năm nay (từ tháng 3-6) có thể gặp các yếu tố bất lợi như nhu cầu tiêu thụ điện trong thời gian này có thể tăng cao đột biến do khả năng nắng nóng gay gắt; tình hình thủy văn các hồ thủy điện trên phạm vi cả nước đang diễn biến phức tạp theo chiều hướng xấu và dự kiến chưa có dấu hiệu cải thiện trong thời gian tới.
Tính đến cuối tháng 2, mực nước thượng lưu các hồ thủy điện toàn quốc đều thấp hơn so với cùng kỳ năm 2012; trong đó hồ A Vương thấp hơn 25m so với cùng kỳ.
Trong khi nguồn khí Nam Côn Sơn tuy vận hành ổn định với lượng khí cấp khoảng 19-20 triệu m3/ngày, nhưng chỉ đáp ứng 90% nhu cầu khí cho nhu cầu phát điện tối đa của cụm nhà máy Phú Mỹ, Nhơn Trạch. Khí Tây Nam (PM3-CAA) cũng chỉ đáp ứng 75% nhu cầu khí cho phát điện tối đa của cụm nhà máy Cà Mau mặc dù cung cấp ổn định với khoảng 4,4 triệu m3/ngày.
Bên cạnh đó, nguồn khí Cửu Long thường xuyên vận hành không ổn định với lượng khí cấp ở mức thấp, từ 0,3-0,5 triệu m3/ngày, không đáp ứng đủ công suất phát điện của nhà máy điện Bà Rịa.
Một số nhà máy nhiệt điện than vận hành cũng vận hành không ổn định, đặc biệt là các nhà máy nhiệt điện Uông Bí mở rộng 1 và 2, Hải Phòng, Quảng Ninh nên việc cung ứng điện cho hệ thống điện quốc gia lại càng khó khăn.
Hiện nay, lưới điện 500kV chủ yếu truyền tải theo chiều từ miền Bắc vào miền Trung, miền Trung vào miền Nam. Mới đây, Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia đã đưa vào vận hành đường dây 220kV Sóc Sơn - Tân Trì và trạm biến áp 220kV Vân Trì đã giảm áp lực cung ứng điện cho thành phố Hà Nội.
Cơ bản đảm bảo cung-cầu
So với kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện năm 2013 đã được Bộ Công Thương phê duyệt, tổng điện năng sản xuất và nhập khẩu toàn hệ thống trong hai tháng đầu năm nay ở mức xấp xỉ dự báo; trong đó, tổng sản lượng điện phát của nguồn nhiệt điện than thấp hơn 43 triệu kWh; tuabin khí cao hơn 210 triệu kWh; thủy điện thấp hơn 561 triệu kWh; các nguồn điện khác sai lệch không đáng kể.
Nguyên nhân chính là do tiêu thụ điện trong tháng 2 không cao như dự kiến đầu năm vì ảnh hưởng đáng kể của đợt nghỉ Tết Nguyên đán Quý Tỵ dài ngày. Nhờ vậy, hệ thống điện quốc gia vận hành ổn định, đáp ứng đủ điện cho nhu cầu thiết yếu của đời sống nhân dân và sản xuất, kinh doanh.
Đây chính là kết quả của việc triển khai hiệu quả công tác chuẩn bị, phối hợp đồng bộ giữa Bộ Công Thương/Cục Điều tiết điện lực, các Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN), Than-Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) cũng như các đơn vị phát điện trong việc cung ứng và vận hành hệ thống điện quốc gia.
Đây cũng là nỗ lực của PVN trong việc phối hợp tốt với EVN để bố trí công tác bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống cung cấp khí trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán Quý Tỵ và duy trì cung cấp khí tối đa, liên tục trong các tháng cao điểm mùa khô sắp tới, giúp các nhà máy điện tuabin khí phát điện tối đa cùng với những nỗ lực của Vinacomin trong việc sớm đưa tổ máy số 2 nhà máy điện Mạo Khê vào vận hành sớm hơn 3 tháng so với kế hoạch, góp phần tăng sản lượng điện phát cho hệ thống điện quốc gia thêm 190 triệu kWh.
Trên cơ sở tiêu thụ điện 2 tháng đầu năm và theo dõi chuỗi thống kê nhiều năm qua về diễn biến nhu cầu điện các tháng cuối mùa khô, Bộ Công Thương dự báo nhu cầu tiêu thụ điện các tháng cao điểm mùa khô năm nay sẽ tiếp tục bám sát mức dự báo đầu năm theo Quyết định số 7969/QĐ-BCT của Bộ Công Thương với tổng nhu cầu điện năng sản xuất và nhập khẩu toàn hệ thống đạt trên 45 tỷ kWh, tăng trên 10% so với cùng kỳ năm 2012.
Qua tính toán các giả thiết đầu vào về hệ thống điện, khai thác các nhà máy điện, nhập khẩu điện từ Trung Quốc… về cơ bản, hệ thống điện quốc gia đảm bảo cung-cầu điện từ nay đến tháng 6 và không phải tiết giảm điện nếu không xảy ra các diễn biến quá bất thường như sự cố lớn từ các nhà máy điện, lưới điện 220-500kV, hay nhu cầu điện tăng cao đột biến…
Tập trung các giải pháp đối phó
Đề phòng các yếu tố bất lợi đối với hệ thống điện quốc gia trong việc đáp ứng đủ điện cho phát triển kinh tế-xã hội và đời sống nhân dân các tháng cao điểm mùa khô năm nay, EVN đang thực hiện điều tiết các hồ thủy điện hợp lý, vừa góp phần đảm bảo cung ứng điện vừa cấp nước cho hạ du phục vụ sản xuất và sinh hoạt của người dân tại các địa phương, nhất là khu vực hạn hán ở miền Trung-Tây Nguyên.
Tập đoàn này cũng đang phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Nhân dân các tỉnh có nhà máy thủy điện để điều tiết nước các hồ thủy điện đảm bảo cấp nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt và phát điện, đặc biệt là khu vực sông Vu Gia-Thu Bồn theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Quảng Nam.
Cùng với việc triển khai kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa một cách hợp lý các tổ máy phát điện để tránh ảnh hưởng đến khả năng cung ứng điện cho hệ thống, EVN còn huy động tối đa các nguồn nhiệt điện than và khí.
Đặc biệt giám sát chặt chẽ tình hình phụ tải, độ ổn định trong vận hành các nguồn nhiệt điện than/khí, diễn biến thủy văn để xác định thời điểm thích hợp huy động các nguồn dầu FO, DO nhằm đảm bảo có sản lượng dự phòng cần thiết cho hệ thống điện quốc gia vào cuối mùa khô năm 2013, tránh đưa mực nước các hồ thủy điện đặc biệt là các hồ thủy điện phía Bắc về mực nước chết trước khi lũ về các hồ này.
Dự kiến EVN sẽ phải huy động trên 1,1 tỷ kWh bằng nguồn điện dầu FO và DO cho mùa khô 2013 với chi phí giá thành cao gấp nhiều lần so với nhiệt điện than, khí.
Đối với các Tổng công ty điện lực miền Nam và Thành phố Hồ Chí Minh khẩn trương rà soát, đề xuất các phương án tiết giảm nhu cầu điện tập trung vào các hộ sử dụng nhiều điện như sắt thép, ximăng… để đối phó với khả năng mất cân đối cung-cầu điện hệ thống điện miền Nam.
Về phía PVN có nhiệm vụ duy trì sản lượng cấp khí ở mức cao để cung cấp cho các nhà máy điện tuabin khí phát điện theo kế hoạch huy động của EVN; trong đó, tăng thêm khí Cửu Long cho nhà máy điện Bà Rịa để nâng cao khả năng cung ứng điện toàn hệ thống. Trong trường hợp thiếu khí, sẽ ưu tiên sử dụng khí cho phát điện, cần thiết có thể giảm sản lượng khí cấp cho các hộ tiêu thụ khác.
PVN phối hợp với EVN chuẩn bị phương án sẵn sàng huy động tối đa công suất các nhà máy điện thuộc phạm vi quản lý theo kế hoạch huy động của EVN.
Đối với Vinacomin, ngoài nhiệm vụ cung cấp than đầy đủ và liên tục cho các nhà máy nhiệt điện than miền Bắc để đảm bảo phát điện tối đa trong các tháng cao điểm mùa khô, còn phối hợp với EVN chuẩn bị phương án huy động tối đa công suất các nhà máy điện của mình theo kế hoạch huy động của EVN.
Hai tập đoàn này cũng có trách nhiệm đôn đốc đảm bảo vận hành tin cậy các nhà máy điện do Tập đoàn quản lý nhằm đảm bảo cung ứng điện cho toàn hệ thống.
Vấn đề còn lại là các Tổng công ty điện lực, Công ty điện lực tỉnh tích cực phối hợp với Sở Công Thương các tỉnh trên phạm vi cả nước đẩy mạnh tuyên truyền về kế hoạch cung ứng điện năm 2013, những khó khăn trong việc cung ứng điện cho hệ thống điện quốc gia, đặc biệt cho miền Nam.
Trong đó, Sở Công Thương các tỉnh, thành phố tăng cường tuyên truyền thực hiện Chỉ thị số 171 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện tiết kiệm điện trong phạm vi cả nước, đặc biệt ở các tỉnh miền Nam; Giám sát việc thực hiện cung ứng điện của Tổng công ty điện lực, Công ty điện lực tại địa phương, cũng như giải quyết các khiếu nại của khách hàng sử dụng điện về tình trạng cung ứng điện không tuân thủ các quy định trên địa bàn.
Mặt khác, phối hợp với các Tổng công ty điện lực, Công ty điện lực trên phạm vi cả nước, đặc biệt là các tỉnh miền Nam tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các biện pháp tiết kiệm điện, sử dụng điện hợp lý và hiệu quả./.
Đặc biệt tình hình cung ứng điện trong hệ thống điện miền Nam trở nên căng thẳng do không được bổ sung nguồn điện mới.
Nếu không tập trung triển khai các giải pháp cân đối các nguồn điện hợp lý, đẩy mạnh tiết kiệm điện và đôn đốc các dự án nguồn mới, hệ thống điện quốc gia sẽ thiếu khi xảy ra sự cố lớn và nhu cầu điện tăng cao.
Những yếu tố bất lợi
Theo các chuyên gia ngành điện, kế hoạch cung ứng điện và vận hành hệ thống điện quốc gia các tháng cao điểm mùa khô năm nay (từ tháng 3-6) có thể gặp các yếu tố bất lợi như nhu cầu tiêu thụ điện trong thời gian này có thể tăng cao đột biến do khả năng nắng nóng gay gắt; tình hình thủy văn các hồ thủy điện trên phạm vi cả nước đang diễn biến phức tạp theo chiều hướng xấu và dự kiến chưa có dấu hiệu cải thiện trong thời gian tới.
Tính đến cuối tháng 2, mực nước thượng lưu các hồ thủy điện toàn quốc đều thấp hơn so với cùng kỳ năm 2012; trong đó hồ A Vương thấp hơn 25m so với cùng kỳ.
Trong khi nguồn khí Nam Côn Sơn tuy vận hành ổn định với lượng khí cấp khoảng 19-20 triệu m3/ngày, nhưng chỉ đáp ứng 90% nhu cầu khí cho nhu cầu phát điện tối đa của cụm nhà máy Phú Mỹ, Nhơn Trạch. Khí Tây Nam (PM3-CAA) cũng chỉ đáp ứng 75% nhu cầu khí cho phát điện tối đa của cụm nhà máy Cà Mau mặc dù cung cấp ổn định với khoảng 4,4 triệu m3/ngày.
Bên cạnh đó, nguồn khí Cửu Long thường xuyên vận hành không ổn định với lượng khí cấp ở mức thấp, từ 0,3-0,5 triệu m3/ngày, không đáp ứng đủ công suất phát điện của nhà máy điện Bà Rịa.
Một số nhà máy nhiệt điện than vận hành cũng vận hành không ổn định, đặc biệt là các nhà máy nhiệt điện Uông Bí mở rộng 1 và 2, Hải Phòng, Quảng Ninh nên việc cung ứng điện cho hệ thống điện quốc gia lại càng khó khăn.
Hiện nay, lưới điện 500kV chủ yếu truyền tải theo chiều từ miền Bắc vào miền Trung, miền Trung vào miền Nam. Mới đây, Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia đã đưa vào vận hành đường dây 220kV Sóc Sơn - Tân Trì và trạm biến áp 220kV Vân Trì đã giảm áp lực cung ứng điện cho thành phố Hà Nội.
Cơ bản đảm bảo cung-cầu
So với kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện năm 2013 đã được Bộ Công Thương phê duyệt, tổng điện năng sản xuất và nhập khẩu toàn hệ thống trong hai tháng đầu năm nay ở mức xấp xỉ dự báo; trong đó, tổng sản lượng điện phát của nguồn nhiệt điện than thấp hơn 43 triệu kWh; tuabin khí cao hơn 210 triệu kWh; thủy điện thấp hơn 561 triệu kWh; các nguồn điện khác sai lệch không đáng kể.
Nguyên nhân chính là do tiêu thụ điện trong tháng 2 không cao như dự kiến đầu năm vì ảnh hưởng đáng kể của đợt nghỉ Tết Nguyên đán Quý Tỵ dài ngày. Nhờ vậy, hệ thống điện quốc gia vận hành ổn định, đáp ứng đủ điện cho nhu cầu thiết yếu của đời sống nhân dân và sản xuất, kinh doanh.
Đây chính là kết quả của việc triển khai hiệu quả công tác chuẩn bị, phối hợp đồng bộ giữa Bộ Công Thương/Cục Điều tiết điện lực, các Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN), Than-Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) cũng như các đơn vị phát điện trong việc cung ứng và vận hành hệ thống điện quốc gia.
Đây cũng là nỗ lực của PVN trong việc phối hợp tốt với EVN để bố trí công tác bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống cung cấp khí trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán Quý Tỵ và duy trì cung cấp khí tối đa, liên tục trong các tháng cao điểm mùa khô sắp tới, giúp các nhà máy điện tuabin khí phát điện tối đa cùng với những nỗ lực của Vinacomin trong việc sớm đưa tổ máy số 2 nhà máy điện Mạo Khê vào vận hành sớm hơn 3 tháng so với kế hoạch, góp phần tăng sản lượng điện phát cho hệ thống điện quốc gia thêm 190 triệu kWh.
Trên cơ sở tiêu thụ điện 2 tháng đầu năm và theo dõi chuỗi thống kê nhiều năm qua về diễn biến nhu cầu điện các tháng cuối mùa khô, Bộ Công Thương dự báo nhu cầu tiêu thụ điện các tháng cao điểm mùa khô năm nay sẽ tiếp tục bám sát mức dự báo đầu năm theo Quyết định số 7969/QĐ-BCT của Bộ Công Thương với tổng nhu cầu điện năng sản xuất và nhập khẩu toàn hệ thống đạt trên 45 tỷ kWh, tăng trên 10% so với cùng kỳ năm 2012.
Qua tính toán các giả thiết đầu vào về hệ thống điện, khai thác các nhà máy điện, nhập khẩu điện từ Trung Quốc… về cơ bản, hệ thống điện quốc gia đảm bảo cung-cầu điện từ nay đến tháng 6 và không phải tiết giảm điện nếu không xảy ra các diễn biến quá bất thường như sự cố lớn từ các nhà máy điện, lưới điện 220-500kV, hay nhu cầu điện tăng cao đột biến…
Tập trung các giải pháp đối phó
Đề phòng các yếu tố bất lợi đối với hệ thống điện quốc gia trong việc đáp ứng đủ điện cho phát triển kinh tế-xã hội và đời sống nhân dân các tháng cao điểm mùa khô năm nay, EVN đang thực hiện điều tiết các hồ thủy điện hợp lý, vừa góp phần đảm bảo cung ứng điện vừa cấp nước cho hạ du phục vụ sản xuất và sinh hoạt của người dân tại các địa phương, nhất là khu vực hạn hán ở miền Trung-Tây Nguyên.
Tập đoàn này cũng đang phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Nhân dân các tỉnh có nhà máy thủy điện để điều tiết nước các hồ thủy điện đảm bảo cấp nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt và phát điện, đặc biệt là khu vực sông Vu Gia-Thu Bồn theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Quảng Nam.
Cùng với việc triển khai kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa một cách hợp lý các tổ máy phát điện để tránh ảnh hưởng đến khả năng cung ứng điện cho hệ thống, EVN còn huy động tối đa các nguồn nhiệt điện than và khí.
Đặc biệt giám sát chặt chẽ tình hình phụ tải, độ ổn định trong vận hành các nguồn nhiệt điện than/khí, diễn biến thủy văn để xác định thời điểm thích hợp huy động các nguồn dầu FO, DO nhằm đảm bảo có sản lượng dự phòng cần thiết cho hệ thống điện quốc gia vào cuối mùa khô năm 2013, tránh đưa mực nước các hồ thủy điện đặc biệt là các hồ thủy điện phía Bắc về mực nước chết trước khi lũ về các hồ này.
Dự kiến EVN sẽ phải huy động trên 1,1 tỷ kWh bằng nguồn điện dầu FO và DO cho mùa khô 2013 với chi phí giá thành cao gấp nhiều lần so với nhiệt điện than, khí.
Đối với các Tổng công ty điện lực miền Nam và Thành phố Hồ Chí Minh khẩn trương rà soát, đề xuất các phương án tiết giảm nhu cầu điện tập trung vào các hộ sử dụng nhiều điện như sắt thép, ximăng… để đối phó với khả năng mất cân đối cung-cầu điện hệ thống điện miền Nam.
Về phía PVN có nhiệm vụ duy trì sản lượng cấp khí ở mức cao để cung cấp cho các nhà máy điện tuabin khí phát điện theo kế hoạch huy động của EVN; trong đó, tăng thêm khí Cửu Long cho nhà máy điện Bà Rịa để nâng cao khả năng cung ứng điện toàn hệ thống. Trong trường hợp thiếu khí, sẽ ưu tiên sử dụng khí cho phát điện, cần thiết có thể giảm sản lượng khí cấp cho các hộ tiêu thụ khác.
PVN phối hợp với EVN chuẩn bị phương án sẵn sàng huy động tối đa công suất các nhà máy điện thuộc phạm vi quản lý theo kế hoạch huy động của EVN.
Đối với Vinacomin, ngoài nhiệm vụ cung cấp than đầy đủ và liên tục cho các nhà máy nhiệt điện than miền Bắc để đảm bảo phát điện tối đa trong các tháng cao điểm mùa khô, còn phối hợp với EVN chuẩn bị phương án huy động tối đa công suất các nhà máy điện của mình theo kế hoạch huy động của EVN.
Hai tập đoàn này cũng có trách nhiệm đôn đốc đảm bảo vận hành tin cậy các nhà máy điện do Tập đoàn quản lý nhằm đảm bảo cung ứng điện cho toàn hệ thống.
Vấn đề còn lại là các Tổng công ty điện lực, Công ty điện lực tỉnh tích cực phối hợp với Sở Công Thương các tỉnh trên phạm vi cả nước đẩy mạnh tuyên truyền về kế hoạch cung ứng điện năm 2013, những khó khăn trong việc cung ứng điện cho hệ thống điện quốc gia, đặc biệt cho miền Nam.
Trong đó, Sở Công Thương các tỉnh, thành phố tăng cường tuyên truyền thực hiện Chỉ thị số 171 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện tiết kiệm điện trong phạm vi cả nước, đặc biệt ở các tỉnh miền Nam; Giám sát việc thực hiện cung ứng điện của Tổng công ty điện lực, Công ty điện lực tại địa phương, cũng như giải quyết các khiếu nại của khách hàng sử dụng điện về tình trạng cung ứng điện không tuân thủ các quy định trên địa bàn.
Mặt khác, phối hợp với các Tổng công ty điện lực, Công ty điện lực trên phạm vi cả nước, đặc biệt là các tỉnh miền Nam tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các biện pháp tiết kiệm điện, sử dụng điện hợp lý và hiệu quả./.
Mai Phương (TTXVN)