Góc nhìn khoa học của các chuyên gia y tế về thuốc lá thế hệ mới

Thuốc lá thế hệ mới đang là chủ đề gây ra nhiều tranh luận trong giới khoa học cũng như gây ra bối rối trong vấn đề quản lý không chỉ ở Việt Nam mà ở cả một số nước trên thế giới.
Bác sỹ chuyên khoa ung thư Pháp David Khayat cho rằng cần thiết phải cung cấp cho người đang hút thuốc thông tin về những phát kiến đổi mới giảm thiểu tác hại.
Bác sỹ chuyên khoa ung thư Pháp David Khayat cho rằng cần thiết phải cung cấp cho người đang hút thuốc thông tin về những phát kiến đổi mới giảm thiểu tác hại.

Sự có mặt của thuốc lá thế hệ mới gây ra nhiều tranh luận trong giới khoa học cũng như gây ra bối rối trong vấn đề quản lý không chỉ ở Việt Nam mà ở cả một số nước trên thế giới.

Tuy nhiên, những tổ chức y tế uy tín, như FDA, đã công nhận thuốc lá thế hệ mới giảm thiểu tác hại hơn so với thuốc lá điếu đốt cháy.

Giảm nguy cơ tiềm ẩn của các bệnh liên quan đến hút thuốc lá?

Trong số các tác hại nghiêm trọng về sức khoẻ liên quan tới khói thuốc lá, ung thư và tim mạch là 2 trong số nhiều bệnh lý được nhắc đến nhiều nhất, bên cạnh các vấn đề sức khoẻ khác như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD).

Đã có nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới gồm thuốc lá làm nóng, thuốc lá điện tử mặc dù không hoàn toàn vô hại, nhưng cũng đã được chứng minh có giảm thiểu hàm lượng độc chất.

Các chuyên gia tổ chức y tế quốc tế cho rằng, thuốc lá thế hệ mới, nếu có cách quản lý phù hợp tiếp cận đúng đối tượng đang hút thuốc lá điếu đốt cháy và khuyến khích chuyển đổi sẽ góp phần trong mục tiêu cải thiện sức khỏe cộng đồng liên quan đến các vấn đề về khói thuốc lá gây ra; trong đó bao gồm giảm thiểu nguy cơ tiềm ẩn bệnh ung thư, hạn chế sự phát triển các khối u ác tính.

Các chuyên gia cho rằng, nguyên nhân chính của ung thư bắt nguồn từ sự phơi nhiễm với các chất hóa học có hại trong cơ thể, nếu giảm thiểu tác động của việc phơi nhiễm các chất độc sinh ra từ khói thuốc lá đốt cháy đồng nghĩa với việc giảm thiểu những nguy cơ tiềm ẩn.

David Khayat, nguyên Viện trưởng Viện Ung bướu quốc gia Pháp, chia sẻ: "Trong một thế giới lý tưởng, tất cả người dùng nên cai thuốc lá điếu đốt cháy hoàn toàn để giảm thiểu tác hại. Tuy nhiên, điều này là không thể. Vì thế, cần phải nâng cao nhận thức cộng đồng, cung cấp thông tin cho những người hút thuốc về những phát kiến đổi mới – ví dụ như thiết bị làm nóng thuốc lá, làm giảm đến mức tối thiểu nguy cơ đến từ việc hút thuốc lá điếu đốt cháy."

Góc nhìn khoa học của các chuyên gia y tế về thuốc lá thế hệ mới ảnh 1Thuốc lá làm nóng là sản phẩm thuốc lá khác, do đó cần được quản lý sớm.

Trong khi đó, Giáo sư Mikheil Tsverava, Giám đốc Trung tâm Cấp cứu Tim mạch ở Georgia, cho biết, các chất có trong khói của thuốc lá điếu đốt cháy làm tăng nguy cơ phát triển chứng xơ vữa động mạch, khối u và các bệnh lý khác.

Ông phân tích, những chất hóa học này góp phần vào sự phát triển của các khối u ác tính và của bệnh lý xơ vữa động mạch. Các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới, do không chứa các hợp chất tạo ra do quá trình đốt cháy, được nhận định là ít có hại hơn.

[Giải bài toán trẻ hóa đối tượng hút thuốc lá ở thanh thiếu niên Việt]

Đến nay, Việt Nam chưa thực hiện bất kỳ nghiên cứu khoa học nào về những sản phẩm này, vì vậy, theo Phó Giáo sư-Tiến sỹ-Bác sỹ Phó Chủ tịch Hội Phổi Việt Nam, Chủ tịch Hội Hô hấp Thành phố Hồ Chí Minh, khả năng giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh COPD của các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới cần có theo dõi một thời gian dài mới chứng minh được. Nhưng về mặt logic, nếu nồng độ những chất gây COPD hay ung thư trong thuốc lá làm nóng thấp hơn nhiều so với thuốc lá đốt cháy, thì khả năng gây bệnh cũng sẽ giảm theo.

Đã có thể đưa thuốc lá thế hệ mới vào quản lý hay chưa?

Trong năm 2020, đã có nhiều hội thảo bàn luận về thuốc lá thế hệ mới ở góc độ khoa học, và cách quản lý các sản phẩm này trước tình trạng buôn lậu, tiếp thị bất hợp pháp tràn lan từ cửa hàng đến mạng xã hội, sàn thương mại điện tử.

Những con số thu giữ, tiêu hủy của các cơ quan chức năng chỉ tăng chứ không giảm. Đến nay, Chính phủ cũng đã có công văn chính thức chỉ đạo Bộ Công thương phối hợp cùng các cơ quan ban ngành để sớm đề ra phương pháp quản lý.

Theo ý kiến một số bộ ngành, cần xem xét thuốc lá thế hệ mới có theo định nghĩa của luật phòng chống tác hại thuốc lá hay không.

Theo ghi nhận, tổ chức Hải quan quốc tế (WCO) phân loại thuốc lá làm nóng theo mã sản phẩm thuốc lá khác; còn tổ chức Y tế thế giới (WHO) khẳng định thuốc lá làm nóng là sản phẩm thuốc lá nên cần chịu sự điều chỉnh của FCTC (Công ước khung về kiểm soát thuốc lá).

Thuốc lá làm nóng do có chứa nguyên liệu thuốc lá nên đang nằm trong định nghĩa của Luật phòng chống tác hại thuốc lá. Do đó, việc quản lý sớm thuốc lá làm nóng là hoàn toàn phù hợp trên cả góc độ luật trong nước và quốc tế cũng như khía cạnh khoa học.

Được biết, Nhật Bản là một trong những nước thành công kiểm soát tác hại thuốc lá thông qua việc cho phép thương mại hóa thuốc lá làm nóng và có các quy định nhằm khuyến khích người hút thuốc lá trưởng thành sớm chuyển đổi.

Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cũng đã công nhận sản phẩm thuốc lá làm nóng (chỉ đối với sản phẩm đã đệ trình sở cứ khoa học lên FDA và được thẩm định) giảm thiểu sự phơi nhiễm của các chất có hại hoặc có tiềm năng gây hại lên cơ thể so với thuốc lá điếu đốt cháy./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục