Theo con số thống kê của Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam (VAVA), tính từ tháng 1/2004 đến tháng 6/2010, nhân dân cả nước, cá nhân người nước ngoài, không phân biệt xu hướng chính trị, tầng lớp, màu da... đồng cảm với nạn nhân chất độc da cam/dioxin đã ủng hộ tiền và gửi quà tặng trị giá trên 150 tỉ đồng; trong đó, hơn 22 tỉ đồng.là của bạn bè nước ngoài ủng hộ.
Số tiền trên đã được sử dụng để giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam/dioxin trong cuộc sống.
Cách đây năm thập kỷ, ngày 10/8/1961, quân đội Mỹ đã tiến hành phi vụ đầu tiên rải cái gọi là "chất diệt cỏ" hay "chất khai quang," mở đầu cho cuộc chiến tranh hóa học kéo dài liên tục trong 10 năm (1961-1971), gây nên biết bao chết chóc đau thương cho con người, tàn phá môi trường tại nhiều vùng đất miền Nam Việt Nam.
Ngày 10/8 hàng năm đã trở thành "Ngày vì nạn nhân da cam Việt Nam" để nhắc mọi người về một thảm họa của nhân loại.
Đã có khoảng 80 triệu lít chất độc hóa học, trong đó có 61% là chất da cam, chứa 366kg dioxin rải xuống 24% diện tích tự nhiên trên toàn miền Nam Việt Nam; đây là số liệu được đưa ra từ công bố của giáo sư J.M, Stellman và cộng sự tại Trường Đại học Columbia-New York. Cuộc chiến tranh hóa học mà quân đội Mỹ tiến hành ở miền Nam Việt Nam đã vượt qua tất cả các cuộc chiến tranh hóa học từ trước đến nay trong lịch sử của loài người cả về qui mô và thời gian.
Chất độc da cam/dioxin đã làm cho 4,8 triệu người Việt Nam bị phơi nhiễm; trong đó có khoảng 3 triệu người là nạn nhân, có nhiều nạn nhân là trẻ em. Hàng vạn người đã chết, hàng triệu người bị các bệnh ung thư và bệnh nan y khác cùng con cháu họ sinh ra bị dị dạng, dị tật đang hàng ngày, hàng giờ sống trong đau khổ và nghèo khó do di chứng tàn khốc của chất độc da cam/dioxin.
Nạn nhân da cam là các cán bộ, bộ đội, thanh niên xung phong, dân quân, du lích, tự vệ, công nhân hỏa tuyến đã từng trực tiếp chiến đấu, phục vụ chiến đấu ở những vùng bị rải chất độc da cam trên chiến trường miền Nam trong những năm tháng kháng chiến chống Mỹ cứu nước; Họ là dân thường sống ở những vùng bị rải hoặc tồn trữ chất độc da cam/dioxin. Họ còn là một số những người trước đây từng phục vụ cho chế độ cũ Sài Gòn do tiếp xúc với chất độc da cam/dioxin.
Một thống kê gần đây cho biết: 70% số gia đình nạn nhân chất độc da cam/dioxin thuộc diện hộ đói nghèo, trong đó 40% thuộc diện đói; có 22% số gia đình có từ 3 nạn nhân trở lên; 90% nạn nhân không nghề nghiệp...
Với trách nhiệm của mình, Việt Nam đã thành lập Ủy ban 10-80 để điều tra và lập Ban chỉ đạo 33 để để khắc phục hậu quả của cuộc chiến tranh hóa học. Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam (VAVA) được thành lâp và chính thức hoạt động từ ngày 1/1/2004.
VAVA có chức năng bảo vệ quyền lợi các nạn nhân chất độc da cam/dioxin và là đại diện pháp lý cho nạn nhân trong quan hệ với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Ngay từ khi mới đi vào họat động, VAVA đã ra Tuyên bố kêu gọi nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế ủng hộ Hội và các nạn nhân chất độc da cam/dioxin trong các hoạt động vì hòa bình, công bằng và công lý. Lời kêu gọi của VAVA đã nhanh chóng nhận được sự ủng hộ trong và ngoài nước.
Từ ngày 21 đến 22/1/2006, các luật gia quốc tế họp hội nghị ở Hà Nội đã nhất trí lên tiếng ủng hộ vụ kiện của các nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam tại Tòa án Mỹ.
Ngày 28, 29/3/2006, hội nghị quốc tế nạn nhân chất độc da cam/dioxin tại Hà Nội đã ra lời kêu gọi khẳng định một số công ty hóa chất của Mỹ do chạy theo lợi nhuận đã gây nên nhiều thảm họa và đòi họ phải đền bù thiệt hại cho các nạn nhân.
Ngày 15/8/2008, lần đầu tiên vấn đề chất độc da cam được đưa ra điều trần tại Tiểu ban châu Á- Thái Bình Dương và Môi trường toàn cầu thuộc Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ; ngày 4/6/2009, phiên điều trần thứ hai cũng đã diễn ra tại Tiểu ban nói trên. Ngày 15/7/2010, Hạ viện Mỹ đã tổ chức phiên điều trần thứ 3 về chất độc da cam/dioxin tại Việt Nam; Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng, Phó chủ tịch VAVA đã dự và phát biểu tại phiên điều trần.
Kể từ ngày quân đội Mỹ khởi động cuộc chiến tranh hóa học ở Việt Nam đến nay, văn minh nhân loại đã có những bước tiến mới; những hiểu biết về sự độc hại của chất độc da cam/dioxin có thêm chiều sâu mới; quan hệ tương tác giữa các quốc gia, dân tộc ngày càng sâu rộng hơn; lòng khao khát được sống trong hòa bình của con người ngày càng trở nên cấp bách; và, cuộc đấu tranh đòi công lý của các nạn nhân chất độc da cam/dioxin ngày càng được tăng cường. Tuy nhiên, công lý và sự công bằng trong cuộc đấu tranh của nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam đến nay cũng thuần túy mới dừng ở mức nguyện vọng.
Trong Lời kêu gọi của VAVA nhân "Ngày vì nạn nhân da cam Việt Nam" 10/8/2010 nêu rõ bất chấp mọi nỗ lực của Chính phủ và nhân dân Việt Nam, sự góp sức của nhân loại tiến bộ, cuộc sống của những nạn nhân da cam Việt Nam vẫn còn hết sức khốn khổ. Nhiều người, bệnh tình ngày càng trầm trọng hoặc phát hiện mình bị bệnh vì chất da cam cần được chạy chữa. Nhiều người không còn khả năng lao động mưu sinh và nuôi gia đình. Nhiều trẻ em bị dị tật từ khi mới sinh và đang cận kề với cái chết.
VAVA kêu gọi Chính phủ Mỹ đã đến lúc họ cũng như mọi người cần thể hiện rõ hơn trách nhiệm của mình trước những hậu quả do cuộc chiến tranh hóa học gây nên; để hai dân tộc Mỹ và Việt Nam tăng cường mối quan hệ hợp tác hữu nghị trong hòa bình và phát triển.
Nỗi đau của nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam là nối đau chung của nhân dân Việt Nam, nói rộng ra, đó cũng là nỗi đau chung của nhân loại./.
Số tiền trên đã được sử dụng để giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam/dioxin trong cuộc sống.
Cách đây năm thập kỷ, ngày 10/8/1961, quân đội Mỹ đã tiến hành phi vụ đầu tiên rải cái gọi là "chất diệt cỏ" hay "chất khai quang," mở đầu cho cuộc chiến tranh hóa học kéo dài liên tục trong 10 năm (1961-1971), gây nên biết bao chết chóc đau thương cho con người, tàn phá môi trường tại nhiều vùng đất miền Nam Việt Nam.
Ngày 10/8 hàng năm đã trở thành "Ngày vì nạn nhân da cam Việt Nam" để nhắc mọi người về một thảm họa của nhân loại.
Đã có khoảng 80 triệu lít chất độc hóa học, trong đó có 61% là chất da cam, chứa 366kg dioxin rải xuống 24% diện tích tự nhiên trên toàn miền Nam Việt Nam; đây là số liệu được đưa ra từ công bố của giáo sư J.M, Stellman và cộng sự tại Trường Đại học Columbia-New York. Cuộc chiến tranh hóa học mà quân đội Mỹ tiến hành ở miền Nam Việt Nam đã vượt qua tất cả các cuộc chiến tranh hóa học từ trước đến nay trong lịch sử của loài người cả về qui mô và thời gian.
Chất độc da cam/dioxin đã làm cho 4,8 triệu người Việt Nam bị phơi nhiễm; trong đó có khoảng 3 triệu người là nạn nhân, có nhiều nạn nhân là trẻ em. Hàng vạn người đã chết, hàng triệu người bị các bệnh ung thư và bệnh nan y khác cùng con cháu họ sinh ra bị dị dạng, dị tật đang hàng ngày, hàng giờ sống trong đau khổ và nghèo khó do di chứng tàn khốc của chất độc da cam/dioxin.
Nạn nhân da cam là các cán bộ, bộ đội, thanh niên xung phong, dân quân, du lích, tự vệ, công nhân hỏa tuyến đã từng trực tiếp chiến đấu, phục vụ chiến đấu ở những vùng bị rải chất độc da cam trên chiến trường miền Nam trong những năm tháng kháng chiến chống Mỹ cứu nước; Họ là dân thường sống ở những vùng bị rải hoặc tồn trữ chất độc da cam/dioxin. Họ còn là một số những người trước đây từng phục vụ cho chế độ cũ Sài Gòn do tiếp xúc với chất độc da cam/dioxin.
Một thống kê gần đây cho biết: 70% số gia đình nạn nhân chất độc da cam/dioxin thuộc diện hộ đói nghèo, trong đó 40% thuộc diện đói; có 22% số gia đình có từ 3 nạn nhân trở lên; 90% nạn nhân không nghề nghiệp...
Với trách nhiệm của mình, Việt Nam đã thành lập Ủy ban 10-80 để điều tra và lập Ban chỉ đạo 33 để để khắc phục hậu quả của cuộc chiến tranh hóa học. Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam (VAVA) được thành lâp và chính thức hoạt động từ ngày 1/1/2004.
VAVA có chức năng bảo vệ quyền lợi các nạn nhân chất độc da cam/dioxin và là đại diện pháp lý cho nạn nhân trong quan hệ với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Ngay từ khi mới đi vào họat động, VAVA đã ra Tuyên bố kêu gọi nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế ủng hộ Hội và các nạn nhân chất độc da cam/dioxin trong các hoạt động vì hòa bình, công bằng và công lý. Lời kêu gọi của VAVA đã nhanh chóng nhận được sự ủng hộ trong và ngoài nước.
Từ ngày 21 đến 22/1/2006, các luật gia quốc tế họp hội nghị ở Hà Nội đã nhất trí lên tiếng ủng hộ vụ kiện của các nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam tại Tòa án Mỹ.
Ngày 28, 29/3/2006, hội nghị quốc tế nạn nhân chất độc da cam/dioxin tại Hà Nội đã ra lời kêu gọi khẳng định một số công ty hóa chất của Mỹ do chạy theo lợi nhuận đã gây nên nhiều thảm họa và đòi họ phải đền bù thiệt hại cho các nạn nhân.
Ngày 15/8/2008, lần đầu tiên vấn đề chất độc da cam được đưa ra điều trần tại Tiểu ban châu Á- Thái Bình Dương và Môi trường toàn cầu thuộc Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ; ngày 4/6/2009, phiên điều trần thứ hai cũng đã diễn ra tại Tiểu ban nói trên. Ngày 15/7/2010, Hạ viện Mỹ đã tổ chức phiên điều trần thứ 3 về chất độc da cam/dioxin tại Việt Nam; Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng, Phó chủ tịch VAVA đã dự và phát biểu tại phiên điều trần.
Kể từ ngày quân đội Mỹ khởi động cuộc chiến tranh hóa học ở Việt Nam đến nay, văn minh nhân loại đã có những bước tiến mới; những hiểu biết về sự độc hại của chất độc da cam/dioxin có thêm chiều sâu mới; quan hệ tương tác giữa các quốc gia, dân tộc ngày càng sâu rộng hơn; lòng khao khát được sống trong hòa bình của con người ngày càng trở nên cấp bách; và, cuộc đấu tranh đòi công lý của các nạn nhân chất độc da cam/dioxin ngày càng được tăng cường. Tuy nhiên, công lý và sự công bằng trong cuộc đấu tranh của nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam đến nay cũng thuần túy mới dừng ở mức nguyện vọng.
Trong Lời kêu gọi của VAVA nhân "Ngày vì nạn nhân da cam Việt Nam" 10/8/2010 nêu rõ bất chấp mọi nỗ lực của Chính phủ và nhân dân Việt Nam, sự góp sức của nhân loại tiến bộ, cuộc sống của những nạn nhân da cam Việt Nam vẫn còn hết sức khốn khổ. Nhiều người, bệnh tình ngày càng trầm trọng hoặc phát hiện mình bị bệnh vì chất da cam cần được chạy chữa. Nhiều người không còn khả năng lao động mưu sinh và nuôi gia đình. Nhiều trẻ em bị dị tật từ khi mới sinh và đang cận kề với cái chết.
VAVA kêu gọi Chính phủ Mỹ đã đến lúc họ cũng như mọi người cần thể hiện rõ hơn trách nhiệm của mình trước những hậu quả do cuộc chiến tranh hóa học gây nên; để hai dân tộc Mỹ và Việt Nam tăng cường mối quan hệ hợp tác hữu nghị trong hòa bình và phát triển.
Nỗi đau của nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam là nối đau chung của nhân dân Việt Nam, nói rộng ra, đó cũng là nỗi đau chung của nhân loại./.
Công Hải (TTXVN/Vietnam+)