Ngày 6/4, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức “Hội thảo đóng góp ý kiến cho dự thảo thay thế Nghị định 97/2008/NĐ-CP ngày 28/8/2008 về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và nội dung thông tin trên mạng,” với sự tham gia của đại diện các sở thông tin và truyền thông cùng các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức đang hoạt động trong lĩnh vực viễn thông-Internet.
Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Đỗ Quý Doãn cho biết Internet có mặt tại Việt Nam từ năm 1997, từ đó đến nay, hoạt động này đã phát triển rất nhanh, thu hút hơn 30% dân số sử dụng Internet. Các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực này đã không còn phù hợp với thực tiễn phát triển hiện nay. Vì vậy, việc bổ sung, sửa đổi và hoàn thiện các chế tài nhằm tạo hành lang pháp lý cho sự phát triển bền vững của Internet là việc làm cần thiết. Qua hội thảo, các doanh nghiệp, tổ chức hoạt động trên lĩnh vực Internet, viễn thông đưa ra các ý kiến góp ý thẳng thắn từ nhiều góc độ khác nhau, tạo điều kiện để Ban soạn thảo xây dựng văn bản pháp lý mang tính lâu dài.
Trong khuôn khổ hội thảo lần này, gần 20 ý kiến từ các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức viễn thông đã góp ý kiến cho nội dung chương 3 và chương 4 của Nghị định mới, liên quan đến việc quản lý, cung cấp, sử dụng thông tin trên mạng và trò chơi điện tử trên mạng.
Theo đó, một số ý kiến cho rằng, Nghị định cần phân biệt rõ hơn giữa đơn vị cung cấp dịch vụ nội dung và đơn vị kinh doanh dịch vụ nội dung. Quan điểm về “vật phẩm ảo” trong trò chơi trực tuyến cũng cần được thể hiện rõ ràng hơn trong Nghị định nhằm tạo điều kiện để xây dựng các Thông tư hướng dẫn sau này, vì đây là yếu tố có ảnh hưởng tiêu cực tới xã hội.
Nghị định mới cần phân loại độ tuổi sử dụng dịch vụ trò chơi trực tuyến; thời gian mở cửa của các điểm cung cấp dịch vụ internet; phân biệt rõ hơn đại lý internet với điểm cung cấp trò chơi trên mạng; quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân cung cấp, sử dụng thông tin trên trang thông tin điện tử, mạng xã hội….Trách nhiệm bảo vệ trẻ em trước các nguồn thông tin trên mạng cũng là vấn đề cần được bổ sung trong Nghị định mới.
Những ý kiến đóng góp của các doanh nghiệp, cơ quan sẽ được Ban soạn thảo tiếp thu, nghiên cứu và chỉnh sửa, dự kiến Nghị định sẽ được trình Chính phủ vào tháng 6/2012./.
Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Đỗ Quý Doãn cho biết Internet có mặt tại Việt Nam từ năm 1997, từ đó đến nay, hoạt động này đã phát triển rất nhanh, thu hút hơn 30% dân số sử dụng Internet. Các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực này đã không còn phù hợp với thực tiễn phát triển hiện nay. Vì vậy, việc bổ sung, sửa đổi và hoàn thiện các chế tài nhằm tạo hành lang pháp lý cho sự phát triển bền vững của Internet là việc làm cần thiết. Qua hội thảo, các doanh nghiệp, tổ chức hoạt động trên lĩnh vực Internet, viễn thông đưa ra các ý kiến góp ý thẳng thắn từ nhiều góc độ khác nhau, tạo điều kiện để Ban soạn thảo xây dựng văn bản pháp lý mang tính lâu dài.
Trong khuôn khổ hội thảo lần này, gần 20 ý kiến từ các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức viễn thông đã góp ý kiến cho nội dung chương 3 và chương 4 của Nghị định mới, liên quan đến việc quản lý, cung cấp, sử dụng thông tin trên mạng và trò chơi điện tử trên mạng.
Theo đó, một số ý kiến cho rằng, Nghị định cần phân biệt rõ hơn giữa đơn vị cung cấp dịch vụ nội dung và đơn vị kinh doanh dịch vụ nội dung. Quan điểm về “vật phẩm ảo” trong trò chơi trực tuyến cũng cần được thể hiện rõ ràng hơn trong Nghị định nhằm tạo điều kiện để xây dựng các Thông tư hướng dẫn sau này, vì đây là yếu tố có ảnh hưởng tiêu cực tới xã hội.
Nghị định mới cần phân loại độ tuổi sử dụng dịch vụ trò chơi trực tuyến; thời gian mở cửa của các điểm cung cấp dịch vụ internet; phân biệt rõ hơn đại lý internet với điểm cung cấp trò chơi trên mạng; quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân cung cấp, sử dụng thông tin trên trang thông tin điện tử, mạng xã hội….Trách nhiệm bảo vệ trẻ em trước các nguồn thông tin trên mạng cũng là vấn đề cần được bổ sung trong Nghị định mới.
Những ý kiến đóng góp của các doanh nghiệp, cơ quan sẽ được Ban soạn thảo tiếp thu, nghiên cứu và chỉnh sửa, dự kiến Nghị định sẽ được trình Chính phủ vào tháng 6/2012./.
Quang Duy (TTXVN)