Dự án Phát triển giao thông đô thị Hà Nội đã được Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội phê duyệt điều chỉnh tại Quyết định số 1821/QĐ-UBND ngày 22/2/2013 với tổng mức đầu tư điều chỉnh bổ sung dự án là 9.664 tỷ đồng.
Theo đó, điều chỉnh hợp phần xe buýt vận chuyển nhanh khối lượng lớn (BRT) tuyến số 1 đoạn từ Khuất Duy Tiến-Quang Trung (Hà Đông) thay vì đi trên Quốc lộ 6 sẽ đi theo đường Lê Văn Lương kéo dài - Lê Trọng Tấn-Ba La.
[Diện mạo giao thông Thủ đô ngày càng khởi sắc]
Bổ sung hạng mục gia cường khả năng chịu lực cầu vượt Láng Hạ-Huỳnh Thúc Kháng để xe buýt BRT chạy trên cầu. Điều chỉnh giảm số lượng xe buýt BRT từ 130 xe xuống còn 35 xe để phù hợp với tuyến BRT số 1.
Đối với hợp phần xây dựng đường vành đai 2, điều chỉnh thu hẹp chỉ giới đường đỏ nút Đào Tấn; điều chỉnh nhịp cầu vượt tại nút từ 2 lên 3 nhịp.
Tại nút Bưởi, điều chỉnh sơ đồ bố trí nhịp cầu vượt tại nút từ chiều dài 295m (thiết kế cơ sở) xuống còn 205m; điều chỉnh phạm vi xây dựng quy mô nút theo nguyên tắc trước mắt chỉ giải phóng mặt bằng phần diện tích xây cầu vượt, toàn bộ theo chỉ giới quy hoạch đất để xây dựng hoàn chỉnh nút thực hiện ở giai đoạn sau. Đối với nút Cầu Giấy điều chỉnh sơ đồ bố trí nhịp cầu vượt từ chiều dài 350m xuống còn 266m.
Theo phê duyệt ban đầu, dự án Phát triển giao thông đô thị của Hà Nội có tổng mức đầu tư 304,72 triệu USD, trong đó vốn vay của Ngân hàng Thế giới (WB) là 165,3 triệu USD theo Hiệp định tín dụng ký ngày 22/11/2007 giữa Chính phủ Việt Nam và WB có hiệu lực từ ngày 24/4/2008 và kết thúc vào ngày 31/12/2013. Dự án Phát triển giao thông đô thị Hà Nội hoàn thành sớm sẽ có ý nghĩa giúp thành phố đi đầu trong cả nước về phát triển hạ tầng giao thông./.
Theo đó, điều chỉnh hợp phần xe buýt vận chuyển nhanh khối lượng lớn (BRT) tuyến số 1 đoạn từ Khuất Duy Tiến-Quang Trung (Hà Đông) thay vì đi trên Quốc lộ 6 sẽ đi theo đường Lê Văn Lương kéo dài - Lê Trọng Tấn-Ba La.
[Diện mạo giao thông Thủ đô ngày càng khởi sắc]
Bổ sung hạng mục gia cường khả năng chịu lực cầu vượt Láng Hạ-Huỳnh Thúc Kháng để xe buýt BRT chạy trên cầu. Điều chỉnh giảm số lượng xe buýt BRT từ 130 xe xuống còn 35 xe để phù hợp với tuyến BRT số 1.
Đối với hợp phần xây dựng đường vành đai 2, điều chỉnh thu hẹp chỉ giới đường đỏ nút Đào Tấn; điều chỉnh nhịp cầu vượt tại nút từ 2 lên 3 nhịp.
Tại nút Bưởi, điều chỉnh sơ đồ bố trí nhịp cầu vượt tại nút từ chiều dài 295m (thiết kế cơ sở) xuống còn 205m; điều chỉnh phạm vi xây dựng quy mô nút theo nguyên tắc trước mắt chỉ giải phóng mặt bằng phần diện tích xây cầu vượt, toàn bộ theo chỉ giới quy hoạch đất để xây dựng hoàn chỉnh nút thực hiện ở giai đoạn sau. Đối với nút Cầu Giấy điều chỉnh sơ đồ bố trí nhịp cầu vượt từ chiều dài 350m xuống còn 266m.
Theo phê duyệt ban đầu, dự án Phát triển giao thông đô thị của Hà Nội có tổng mức đầu tư 304,72 triệu USD, trong đó vốn vay của Ngân hàng Thế giới (WB) là 165,3 triệu USD theo Hiệp định tín dụng ký ngày 22/11/2007 giữa Chính phủ Việt Nam và WB có hiệu lực từ ngày 24/4/2008 và kết thúc vào ngày 31/12/2013. Dự án Phát triển giao thông đô thị Hà Nội hoàn thành sớm sẽ có ý nghĩa giúp thành phố đi đầu trong cả nước về phát triển hạ tầng giao thông./.
Tuyết Mai (TTXVN)