Trước trận động đất lịch sử diễn ra tại Nhật Bản, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội vừa đưa ra kế hoạch phòng tránh, khắc phục hậu quả động đất.
Theo kế hoạch này, mặc dù động đất ít xảy ra trên địa bàn thành phố, mức độ xảy ra nhỏ, nhưng khi xây dựng các công trình cao tầng, công trình quan trọng, chủ đầu tư vẫn cần tính đến yếu tố động đất, nhất là với các khu nhà yếu, không đảm bảo. Với các công trình này, chủ đầu tư sẽ phải trình thành phố phương án xử lý khi có tình huống bất ngờ xảy ra.
Bên cạnh đó, ban chỉ đạo tìm kiếm cứu nạn thành phố cũng sẽ cần lập kế hoạch và tổ chức diễn tập phòng tránh động đất trên địa bàn thành phố.
Cụ thể, theo đánh giá của thành phố, tuy động đất ít xảy ra trên địa bàn Hà Nội và chưa gây thiệt hại nhiều, nhưng chính điều đó cũng gây nên hiện tượng chủ quan, thậm chí không quan tâm đến hiện tượng này. Do vậy trước mắt, để hạn chế thiệt hại do động đất có thể xảy ra, Ủy ban nhân dân thành phố yêu cầu các sở ngành và nhân dân tập trung công tác phòng, tránh từ xa, trong đó cần đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng.
Ngoài ra, công tác tuyên truyền, đưa kiến thức cơ bản về phòng, tránh động đất trên các phương tiện thông tin đại cũng cần phải đẩy mạnh hơn nữa. Đặc biệt, khi có sự cố xảy ra, công tác phòng, tránh cần được tập trung ngay lập tức bằng mọi biện pháp thông tin nhanh nhất đến người dân qua các hệ thống thông tin đại chúng càng nhanh càng tốt và triển khai ngay phương án sơ tán dân ra khỏi những khu vực không đảm bảo an toàn.
Trong tình huống có động đất xảy ra, thành phố cũng yêu cầu huy động mọi nguồn lưc để tham gia phòng, tránh, khắc phục hậu quả, hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản./.
Theo kế hoạch này, mặc dù động đất ít xảy ra trên địa bàn thành phố, mức độ xảy ra nhỏ, nhưng khi xây dựng các công trình cao tầng, công trình quan trọng, chủ đầu tư vẫn cần tính đến yếu tố động đất, nhất là với các khu nhà yếu, không đảm bảo. Với các công trình này, chủ đầu tư sẽ phải trình thành phố phương án xử lý khi có tình huống bất ngờ xảy ra.
Bên cạnh đó, ban chỉ đạo tìm kiếm cứu nạn thành phố cũng sẽ cần lập kế hoạch và tổ chức diễn tập phòng tránh động đất trên địa bàn thành phố.
Cụ thể, theo đánh giá của thành phố, tuy động đất ít xảy ra trên địa bàn Hà Nội và chưa gây thiệt hại nhiều, nhưng chính điều đó cũng gây nên hiện tượng chủ quan, thậm chí không quan tâm đến hiện tượng này. Do vậy trước mắt, để hạn chế thiệt hại do động đất có thể xảy ra, Ủy ban nhân dân thành phố yêu cầu các sở ngành và nhân dân tập trung công tác phòng, tránh từ xa, trong đó cần đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng.
Ngoài ra, công tác tuyên truyền, đưa kiến thức cơ bản về phòng, tránh động đất trên các phương tiện thông tin đại cũng cần phải đẩy mạnh hơn nữa. Đặc biệt, khi có sự cố xảy ra, công tác phòng, tránh cần được tập trung ngay lập tức bằng mọi biện pháp thông tin nhanh nhất đến người dân qua các hệ thống thông tin đại chúng càng nhanh càng tốt và triển khai ngay phương án sơ tán dân ra khỏi những khu vực không đảm bảo an toàn.
Trong tình huống có động đất xảy ra, thành phố cũng yêu cầu huy động mọi nguồn lưc để tham gia phòng, tránh, khắc phục hậu quả, hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản./.
Sơn Bách (Vietnam+)