Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, từ đầu tháng 9 đến nay, sau nhiều tháng “dè dặt,” nông dân là chủ các trang trại chăn nuôi ở ngoại thành Hà Nội đã tái đàn, khôi phục chăn nuôi trở lại, chủ động nguồn hàng phục vụ Tết Nguyên đán 2012.
Anh Nguyễn Văn Kỹ, chủ trang trại chuyên nuôi lợn giống và lợn thương phẩm quy mô hàng ngàn con mỗi lứa ở xã Cam Thượng, huyện Ba Vì cho biết từ giữa tháng 8 trở lại đây, giá thịt lợn hơi cũng như giá nhiều loại gia cầm, thủy sản đã giảm khoảng 15.000 đồng-20.000 đồng/kg, song lượng thịt thương phẩm được các thương lái thu mua ổn định nên những người chăn nuôi như gia đình anh vẫn vẫn có lãi, đảm bảo cho việc tái đàn, nuôi lứa mới để cung ứng cho thị trường những tháng cuối năm.
Theo chị Đặng Thị Thủy, chủ trang trại thường xuyên nuôi trên 2.000 lợn thịt và 300 con lợn nái ở thôn Đồng Tran, xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, mỗi lứa lợn thương phẩm nuôi vòng 3-4 tháng xuất chuồng.
Thời điểm này, hầu hết những trang trại chăn nuôi lớn đều đã ”chốt” lứa lợn dự kiến sẽ cho xuất chuồng vào dịp Tết Nguyên đán. Tuy giá lợn hơi trên thị trường hiện chỉ còn 50.000-52.000 đồng/kg, giảm rất nhiều do với cách đây 3 tháng nhưng với những hộ nuôi quy mô lớn như gia đình chị, sau khi hạch toán vẫn có lãi. Vì thế, ở trang trại của gia đình chị Thủy và nhiều trang trại khác trong vùng, số đầu lợn được nuôi vẫn ổn định, đảm bảo nguồn cung cho thị trường trong dịp Tết.
Cũng theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, chăn nuôi lợn, gia cầm ở các huyện ngoại thành Thủ đô hiện đang phát triển mạnh, tập trung ở các trang trại hoặc các hộ nuôi có quy mô lớn, có đầu tư vốn, kỹ thuật nuôi tốt. Các hộ nuôi nhỏ lẻ, nuôi tận dụng thức ăn dư thừa ngày càng giảm do hiệu quả kinh tế mang lại không cao. Nhiều huyện như Chương Mỹ, Đông Anh, Ba Vì... tổng đàn gia súc và gia cầm đã đạt trên 1,2 triệu con.
Hiện tại, tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn thành phố vẫn ổn định. Cụ thể, đến thời điểm này, Hà Nội có hơn 1,54 triệu con lợn; trên 140.000 con bò thịt và trên 17 triệu gia cầm, nên nếu thực hiện tốt khâu phòng chống dịch bệnh, nguồn cung sẽ ổn định trong những tháng cuối năm.
Không chỉ thịt gia súc, gia cầm, đối với mặt hàng rau củ, quả năm nay, nông dân Hà Nội vẫn duy trì ổn định khoảng hơn 13.000 ha rau đậu được trồng trong vụ Đông. Các loại rau ưa lạnh như bắp cải, súp lơ, su hào, cà chua... vẫn sẽ là những loại rau, củ, quả chủ lực của nông dân Hà Nội cung cấp cho thị trường thành phố dịp cuối năm.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội nhận định hiện tại giá rau xanh trên thị trường Hà Nội tăng do thời gian vừa qua, Hà Nội có mưa liên tục và nông dân cũng đang bận rộn với việc thu hoạch lúa mùa và trồng các loại cây vụ đông nên nguồn cung rau xanh có giảm sút. Tuy nhiên, đến thời điểm Tết dương lịch và Tết Nguyên đán cũng là thời điểm các loại rau vụ Đông cho thu hoạch “rộ” nên nguồn cung chắc chắn sẽ không khan hiếm nếu thời tiết không diễn biến quá bất lợi./.
Anh Nguyễn Văn Kỹ, chủ trang trại chuyên nuôi lợn giống và lợn thương phẩm quy mô hàng ngàn con mỗi lứa ở xã Cam Thượng, huyện Ba Vì cho biết từ giữa tháng 8 trở lại đây, giá thịt lợn hơi cũng như giá nhiều loại gia cầm, thủy sản đã giảm khoảng 15.000 đồng-20.000 đồng/kg, song lượng thịt thương phẩm được các thương lái thu mua ổn định nên những người chăn nuôi như gia đình anh vẫn vẫn có lãi, đảm bảo cho việc tái đàn, nuôi lứa mới để cung ứng cho thị trường những tháng cuối năm.
Theo chị Đặng Thị Thủy, chủ trang trại thường xuyên nuôi trên 2.000 lợn thịt và 300 con lợn nái ở thôn Đồng Tran, xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, mỗi lứa lợn thương phẩm nuôi vòng 3-4 tháng xuất chuồng.
Thời điểm này, hầu hết những trang trại chăn nuôi lớn đều đã ”chốt” lứa lợn dự kiến sẽ cho xuất chuồng vào dịp Tết Nguyên đán. Tuy giá lợn hơi trên thị trường hiện chỉ còn 50.000-52.000 đồng/kg, giảm rất nhiều do với cách đây 3 tháng nhưng với những hộ nuôi quy mô lớn như gia đình chị, sau khi hạch toán vẫn có lãi. Vì thế, ở trang trại của gia đình chị Thủy và nhiều trang trại khác trong vùng, số đầu lợn được nuôi vẫn ổn định, đảm bảo nguồn cung cho thị trường trong dịp Tết.
Cũng theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, chăn nuôi lợn, gia cầm ở các huyện ngoại thành Thủ đô hiện đang phát triển mạnh, tập trung ở các trang trại hoặc các hộ nuôi có quy mô lớn, có đầu tư vốn, kỹ thuật nuôi tốt. Các hộ nuôi nhỏ lẻ, nuôi tận dụng thức ăn dư thừa ngày càng giảm do hiệu quả kinh tế mang lại không cao. Nhiều huyện như Chương Mỹ, Đông Anh, Ba Vì... tổng đàn gia súc và gia cầm đã đạt trên 1,2 triệu con.
Hiện tại, tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn thành phố vẫn ổn định. Cụ thể, đến thời điểm này, Hà Nội có hơn 1,54 triệu con lợn; trên 140.000 con bò thịt và trên 17 triệu gia cầm, nên nếu thực hiện tốt khâu phòng chống dịch bệnh, nguồn cung sẽ ổn định trong những tháng cuối năm.
Không chỉ thịt gia súc, gia cầm, đối với mặt hàng rau củ, quả năm nay, nông dân Hà Nội vẫn duy trì ổn định khoảng hơn 13.000 ha rau đậu được trồng trong vụ Đông. Các loại rau ưa lạnh như bắp cải, súp lơ, su hào, cà chua... vẫn sẽ là những loại rau, củ, quả chủ lực của nông dân Hà Nội cung cấp cho thị trường thành phố dịp cuối năm.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội nhận định hiện tại giá rau xanh trên thị trường Hà Nội tăng do thời gian vừa qua, Hà Nội có mưa liên tục và nông dân cũng đang bận rộn với việc thu hoạch lúa mùa và trồng các loại cây vụ đông nên nguồn cung rau xanh có giảm sút. Tuy nhiên, đến thời điểm Tết dương lịch và Tết Nguyên đán cũng là thời điểm các loại rau vụ Đông cho thu hoạch “rộ” nên nguồn cung chắc chắn sẽ không khan hiếm nếu thời tiết không diễn biến quá bất lợi./.
Thanh Trà (TTXVN/Vietnam+)