Ngày 4/7, dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị, Ban chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị lần thứ 9, tập trung thảo luận Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 11 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2011-2020.
Theo kế hoạch phát triển Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2011-2020, mỗi năm, thành phố phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân gần 12% và đến năm 2020 thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 7.500 USD/năm; dịch vụ chất lượng cao đóng vai trò trọng yếu trong cơ cấu kinh tế; tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia xấp xỉ 70% và 75% lao động qua đào tạo; 2/3 số xã đạt tiêu chí nông thôn mới vào năm 2020; vận tải hành khách công cộng đáp ứng khoảng 45% nhu cầu đi lại; 100% dân số được sử dụng nước sạch; diện tích cây xanh đạt từ 10-12m2/người, tỷ lệ đất dành cho giao thông đạt từ 13-15%, gấp đôi so với hiện nay...
Thực hiện các mục tiêu trên, Thành ủy Hà Nội đã đề ra năm giải pháp chủ yếu; trong đó tập trung khai thác, phát huy tốt các tiềm năng, nguồn lực của thành phố; đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả và hiệu lực quản lý Nhà nước; hoàn thiện và xây mới cơ chế, chính sách; nhất là những cơ chế, chính sách về phát triển mạnh mẽ thị trường hàng hóa, dịch vụ truyền thống, thị trường bất động sản, lao động, khoa học công nghệ; các cơ chế, chính sách về điều tiết ngân sách, thu hút, bồi dưỡng và trọng dụng nhân tài, thu hút đầu tư để phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, hệ thống cấp thoát nước và nhà ở.
Đa số ý kiến thảo luận tại hội nghị đều nhất trí với mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm và các giải pháp chủ yếu của dự thảo kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 11 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2011-2020; trong đó nhóm giải pháp được nhấn mạnh là giải pháp về cơ chế, chính sách (phát huy lợi thế so sánh, nhất là lợi thế so sánh về khoa học công nghệ nhằm thúc đẩy phát triển Thủ đô.)
Thảo luận về vấn đề này, ông Vũ Đức Bảo, Bí thư quận ủy Long Biên dẫn một ví dụ về những khó khăn cho cơ sở khi thành phố chưa có những cơ chế chính sách phù hợp để thực hiện quy định các dự án phải hoàn thành trong năm kế hoạch theo Quyết định 1792 của Chính phủ. Thực tế hiện nay, các dự án thường vướng về giải phóng mặt bằng, không có nguồn vốn, thủ tục hành chính rườm rà; tất cả kéo theo tiến độ dự án bị chậm. Các dự án đang dở dang, theo quy định phải hoàn thành trong năm kế hoạch, cần bố trí nguồn vốn tập trung. Những dự án nhỏ nhưng thuộc nhóm dân sinh bức xúc và có vốn rồi thì nên có cơ chế mở để dự án được khởi công ngay, góp phần giải quyết bất cập về hạ tầng đô thị.
Phương hướng chung từ nay đến năm 2020 là xây dựng và phát triển Thủ đô Hà Nội xứng đáng với vai trò là trung tâm chính trị-hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế, một động lực phát triển của Đồng bằng sông Hồng và cả nước, có kinh tế xã hội phát triển toàn diện, bền vững, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao, chính trị xã hội ổn định; quốc phòng an ninh tiếp tục được củng cố, tăng cường; hệ thống chính trị ngày càng trong sạch, vững mạnh.
Phấn đấu để Hà Nội thực sự là địa phương đi đầu, về đích sớm 1-2 năm trong sư nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, góp phần cùng cả nước thực hiện thắng lợi mục tiêu cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.
Phát biểu kết thúc hội nghị, Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị nhấn mạnh rằng các ý kiến thảo luận đã thể hiện được tính nhất trí cao, nêu bật tính cần thiết phải tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách trên các lĩnh vực, cải cách hành chính hơn nữa để khắc phục lực cản làm chậm tiến trình phát triển Thủ đô.
Nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của Nghị quyết 11-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2011-2020, thành phố Hà Nội đã quán triệt sâu rộng nội dung của Nghị quyết đến cán bộ, nhân dân thành phố. Quan điểm chỉ đạo triển khai kế hoạch thực hiện Nghị quyết 11 trên cơ sở gắn kết các quy hoạch, chiến lược đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, Nghị quyết 15. Do đó việc triển khai thực hiện cần bám sát diễn biến tình hình phát triển kinh tế-xã hội của cả nước và Thủ đô để đề ra những giải pháp sát hợp./.
Theo kế hoạch phát triển Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2011-2020, mỗi năm, thành phố phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân gần 12% và đến năm 2020 thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 7.500 USD/năm; dịch vụ chất lượng cao đóng vai trò trọng yếu trong cơ cấu kinh tế; tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia xấp xỉ 70% và 75% lao động qua đào tạo; 2/3 số xã đạt tiêu chí nông thôn mới vào năm 2020; vận tải hành khách công cộng đáp ứng khoảng 45% nhu cầu đi lại; 100% dân số được sử dụng nước sạch; diện tích cây xanh đạt từ 10-12m2/người, tỷ lệ đất dành cho giao thông đạt từ 13-15%, gấp đôi so với hiện nay...
Thực hiện các mục tiêu trên, Thành ủy Hà Nội đã đề ra năm giải pháp chủ yếu; trong đó tập trung khai thác, phát huy tốt các tiềm năng, nguồn lực của thành phố; đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả và hiệu lực quản lý Nhà nước; hoàn thiện và xây mới cơ chế, chính sách; nhất là những cơ chế, chính sách về phát triển mạnh mẽ thị trường hàng hóa, dịch vụ truyền thống, thị trường bất động sản, lao động, khoa học công nghệ; các cơ chế, chính sách về điều tiết ngân sách, thu hút, bồi dưỡng và trọng dụng nhân tài, thu hút đầu tư để phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, hệ thống cấp thoát nước và nhà ở.
Đa số ý kiến thảo luận tại hội nghị đều nhất trí với mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm và các giải pháp chủ yếu của dự thảo kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 11 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2011-2020; trong đó nhóm giải pháp được nhấn mạnh là giải pháp về cơ chế, chính sách (phát huy lợi thế so sánh, nhất là lợi thế so sánh về khoa học công nghệ nhằm thúc đẩy phát triển Thủ đô.)
Thảo luận về vấn đề này, ông Vũ Đức Bảo, Bí thư quận ủy Long Biên dẫn một ví dụ về những khó khăn cho cơ sở khi thành phố chưa có những cơ chế chính sách phù hợp để thực hiện quy định các dự án phải hoàn thành trong năm kế hoạch theo Quyết định 1792 của Chính phủ. Thực tế hiện nay, các dự án thường vướng về giải phóng mặt bằng, không có nguồn vốn, thủ tục hành chính rườm rà; tất cả kéo theo tiến độ dự án bị chậm. Các dự án đang dở dang, theo quy định phải hoàn thành trong năm kế hoạch, cần bố trí nguồn vốn tập trung. Những dự án nhỏ nhưng thuộc nhóm dân sinh bức xúc và có vốn rồi thì nên có cơ chế mở để dự án được khởi công ngay, góp phần giải quyết bất cập về hạ tầng đô thị.
Phương hướng chung từ nay đến năm 2020 là xây dựng và phát triển Thủ đô Hà Nội xứng đáng với vai trò là trung tâm chính trị-hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế, một động lực phát triển của Đồng bằng sông Hồng và cả nước, có kinh tế xã hội phát triển toàn diện, bền vững, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao, chính trị xã hội ổn định; quốc phòng an ninh tiếp tục được củng cố, tăng cường; hệ thống chính trị ngày càng trong sạch, vững mạnh.
Phấn đấu để Hà Nội thực sự là địa phương đi đầu, về đích sớm 1-2 năm trong sư nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, góp phần cùng cả nước thực hiện thắng lợi mục tiêu cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.
Phát biểu kết thúc hội nghị, Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị nhấn mạnh rằng các ý kiến thảo luận đã thể hiện được tính nhất trí cao, nêu bật tính cần thiết phải tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách trên các lĩnh vực, cải cách hành chính hơn nữa để khắc phục lực cản làm chậm tiến trình phát triển Thủ đô.
Nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của Nghị quyết 11-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2011-2020, thành phố Hà Nội đã quán triệt sâu rộng nội dung của Nghị quyết đến cán bộ, nhân dân thành phố. Quan điểm chỉ đạo triển khai kế hoạch thực hiện Nghị quyết 11 trên cơ sở gắn kết các quy hoạch, chiến lược đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, Nghị quyết 15. Do đó việc triển khai thực hiện cần bám sát diễn biến tình hình phát triển kinh tế-xã hội của cả nước và Thủ đô để đề ra những giải pháp sát hợp./.
Tuyết Mai (TTXVN)