Ngày 8/12, Hội đồng Nhân dân Thành phố Hà Nội đã xem xét và thông qua 6 Nghị quyết, trong đó có 3 Nghị quyết liên quan đến giao thông.
Đó là các Nghị quyết về nhiệm vụ kinh tế - xã hội; Nghị quyết về dự toán và phân bổ dự toán ngân sách nhà nước năm 2012; Nghị quyết phê chuẩn tổng quyết toán ngân sách nhà nước năm 2010; Nghị quyết về danh mục dự án trọng điểm, các chương trình mục tiêu của thành phố giai đoạn 2011-2015; Nghị quyết về giá các loại đất trên địa bàn thành phố năm 2012 và Nghị quyết về một số phí, lệ phí thuộc thẩm quyền của Hội đồng Nhân dân thành phố.
Với mục đích nhằm giảm tốc độ tăng số phương tiện cá nhân và giảm số phương tiện giao thông vào khu vực nội đô, Nghị quyết về một số phí, lệ phí thuộc thẩm quyền của Hội đồng Nhân dân thành phố đã được thông qua.
Cụ thể, mức thu lệ phí trước bạ đối với xe dưới 10 chỗ ngồi kê khai lần đầu là 20% (mức tối đa theo khung quy định của Chính phủ), kê khai từ lần thứ hai trở lên giữ nguyên mức 12%. Phí cấp biển ôtô dưới 10 chỗ không hoạt động kinh doanh vận tải là 20 triệu đồng (hiện nay là 2 triệu đồng).
Lệ phí đăng ký mới xe máy có giá từ 15 triệu đồng đến 40 triệu đồng được điều chỉnh tăng lệ phí cấp mới giấy đăng ký kèm biển số từ 1 triệu đồng lên 2 triệu đồng; trị giá trên 40 triệu đồng tăng từ 2 triệu đồng lên 4 triệu đồng.
Xe máy giá trị từ 15 triệu đồng trở xuống giữ nguyên mức cũ 500.000 đồng/xe. Phí trông giữ ô tô cũng được tăng lên.
Riêng mức phí trông giữ xe đạp, xe máy, Hội đồng Nhân dân thành phố không đồng ý tăng như tờ trình của Ủy ban Nhân dân thành phố mà vẫn giữ nguyên như hiện nay.
Nghị quyết về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2012 của Hội đồng Nhân dân Thành phố đề cập đến nội dung điều chỉnh giờ làm việc, học tập, kinh doanh trên tinh thần đồng tình về tờ trình của Ủy ban Nhân dân thành phố và trình Chính phủ quyết định.
Theo đó, đối tượng điều chỉnh giờ được chia làm 3 nhóm. Nhóm 1 gồm sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề và học sinh các trường trung học phổ thông sẽ bắt đầu giờ học từ 6 giờ 30 và kết thúc sau 19 giờ.
Nhóm 2 gồm học sinh các trường mầm non, tiểu học và trung học cơ sở, thời gian bắt đầu từ 7 giờ 30, kết thúc vào 17 giờ 30; cán bộ, công chức (cả Trung ương và Thành phố) bắt đầu làm việc từ 8 giờ, kết thúc vào 17 giờ.
Nhóm 3 gồm các trung tâm thương mại, dịch vụ (trừ ngân hàng, tài chính) bắt đầu từ 9 giờ, kết thúc sau 19 giờ.
Thời gian làm việc của các cơ quan, đơn vị quân đội, công nhân lao động tại các nhà máy, xí nghiệp theo ca giữ nguyên, không thay đổi.
Việc điều chỉnh giờ làm việc, giờ học tập chỉ thực hiện trong 10 quận nội thành và 2 huyện Từ Liêm, Thanh Trì và thống nhất kiến nghị Chính phủ cho thực hiện từ ngày 1/1/2012.
Một trong hai Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2011-2015 được Hội đồng Nhân dân Thành phố thống nhất cao là Chương trình chống ùn tắc giao thông thành phố giai đoạn 2012-2015 với kinh phí thực hiện khoảng 425 tỷ đồng.
Mục tiêu của chương trình nhằm phối hợp đồng bộ các giải pháp, các nhóm công việc để giải quyết cơ bản nhu cầu đi lại, nhu cầu vận tải và giao thông hàng hóa một cách thuận lợi, hạn chế thấp nhất ùn tắc giao thông và không để xảy ra tình trạng ùn tắc kéo dài, trầm trọng trên một số nút giao thông, một số tuyến đường, một số khu vực cục bộ như hiện nay.
Đặc biệt trong số 37 công trình trọng điểm giai đoạn 2011-2015 được Hội đồng Nhân dân thành phố thông qua, có đến 14 công trình thuộc lĩnh vực giao thông./.
Đó là các Nghị quyết về nhiệm vụ kinh tế - xã hội; Nghị quyết về dự toán và phân bổ dự toán ngân sách nhà nước năm 2012; Nghị quyết phê chuẩn tổng quyết toán ngân sách nhà nước năm 2010; Nghị quyết về danh mục dự án trọng điểm, các chương trình mục tiêu của thành phố giai đoạn 2011-2015; Nghị quyết về giá các loại đất trên địa bàn thành phố năm 2012 và Nghị quyết về một số phí, lệ phí thuộc thẩm quyền của Hội đồng Nhân dân thành phố.
Với mục đích nhằm giảm tốc độ tăng số phương tiện cá nhân và giảm số phương tiện giao thông vào khu vực nội đô, Nghị quyết về một số phí, lệ phí thuộc thẩm quyền của Hội đồng Nhân dân thành phố đã được thông qua.
Cụ thể, mức thu lệ phí trước bạ đối với xe dưới 10 chỗ ngồi kê khai lần đầu là 20% (mức tối đa theo khung quy định của Chính phủ), kê khai từ lần thứ hai trở lên giữ nguyên mức 12%. Phí cấp biển ôtô dưới 10 chỗ không hoạt động kinh doanh vận tải là 20 triệu đồng (hiện nay là 2 triệu đồng).
Lệ phí đăng ký mới xe máy có giá từ 15 triệu đồng đến 40 triệu đồng được điều chỉnh tăng lệ phí cấp mới giấy đăng ký kèm biển số từ 1 triệu đồng lên 2 triệu đồng; trị giá trên 40 triệu đồng tăng từ 2 triệu đồng lên 4 triệu đồng.
Xe máy giá trị từ 15 triệu đồng trở xuống giữ nguyên mức cũ 500.000 đồng/xe. Phí trông giữ ô tô cũng được tăng lên.
Riêng mức phí trông giữ xe đạp, xe máy, Hội đồng Nhân dân thành phố không đồng ý tăng như tờ trình của Ủy ban Nhân dân thành phố mà vẫn giữ nguyên như hiện nay.
Nghị quyết về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2012 của Hội đồng Nhân dân Thành phố đề cập đến nội dung điều chỉnh giờ làm việc, học tập, kinh doanh trên tinh thần đồng tình về tờ trình của Ủy ban Nhân dân thành phố và trình Chính phủ quyết định.
Theo đó, đối tượng điều chỉnh giờ được chia làm 3 nhóm. Nhóm 1 gồm sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề và học sinh các trường trung học phổ thông sẽ bắt đầu giờ học từ 6 giờ 30 và kết thúc sau 19 giờ.
Nhóm 2 gồm học sinh các trường mầm non, tiểu học và trung học cơ sở, thời gian bắt đầu từ 7 giờ 30, kết thúc vào 17 giờ 30; cán bộ, công chức (cả Trung ương và Thành phố) bắt đầu làm việc từ 8 giờ, kết thúc vào 17 giờ.
Nhóm 3 gồm các trung tâm thương mại, dịch vụ (trừ ngân hàng, tài chính) bắt đầu từ 9 giờ, kết thúc sau 19 giờ.
Thời gian làm việc của các cơ quan, đơn vị quân đội, công nhân lao động tại các nhà máy, xí nghiệp theo ca giữ nguyên, không thay đổi.
Việc điều chỉnh giờ làm việc, giờ học tập chỉ thực hiện trong 10 quận nội thành và 2 huyện Từ Liêm, Thanh Trì và thống nhất kiến nghị Chính phủ cho thực hiện từ ngày 1/1/2012.
Một trong hai Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2011-2015 được Hội đồng Nhân dân Thành phố thống nhất cao là Chương trình chống ùn tắc giao thông thành phố giai đoạn 2012-2015 với kinh phí thực hiện khoảng 425 tỷ đồng.
Mục tiêu của chương trình nhằm phối hợp đồng bộ các giải pháp, các nhóm công việc để giải quyết cơ bản nhu cầu đi lại, nhu cầu vận tải và giao thông hàng hóa một cách thuận lợi, hạn chế thấp nhất ùn tắc giao thông và không để xảy ra tình trạng ùn tắc kéo dài, trầm trọng trên một số nút giao thông, một số tuyến đường, một số khu vực cục bộ như hiện nay.
Đặc biệt trong số 37 công trình trọng điểm giai đoạn 2011-2015 được Hội đồng Nhân dân thành phố thông qua, có đến 14 công trình thuộc lĩnh vực giao thông./.
Thanh Bình (TTXVN/Vietnam+)