Tại buổi tiếp Đại sứ Cộng hòa Pháp tại Việt Nam Jean Noel Poirier nhân dịp nhận công tác tại Hà Nội, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo đã bày tỏ mong muốn Hà Nội ngày càng mở rộng quan hệ hợp tác, đầu tư với Pháp trên nhiều lĩnh vực như giao thông, quy hoạch đô thị, văn hóa, giáo dục.
Đặc biệt, ông Nguyễn Thế Thảo đề nghị phía Pháp quan tâm, tạo điều kiện về kỹ thuật, tài chính giúp Hà Nội sớm trùng tu, tôn tạo cây cầu cổ Long Biên.
Theo ông Nguyễn Thế Thảo, cầu Long Biên đã có từ lâu đời, trở thành hình ảnh rất quen thuộc và gắn liền với đời sống sinh hoạt, văn hóa, tinh thần của người dân Thủ đô. Vì tình yêu đặc biệt dành cho cây cầu, nhiều năm qua nhân dân mong mỏi cầu Long Biên được đầu tư, tôn tạo về nguyên trạng.
Ông Nguyễn Thế Thảo cho biết, thời gian qua đã có nhiều ý kiến trái chiều, thậm chí từ các nhà quản lý, quy hoạch về việc có cần lưu giữ, bảo tồn cây cầu Long Biên để phát triển du lịch, văn hóa, hay là cần đầu tư để làm tuyến đường sắt riêng biệt.
Tuy nhiên, gần đây Thủ tướng Chính phủ đồng ý đưa cây cầu Long Biên về cho Hà Nội quản lý. Và hướng xử lý của thành phố là lưu giữ, bảo tồn, tôn tạo chủ yếu nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần của nhân dân đồng thời làm điểm đến phát triển du lịch, văn hóa Thủ đô.
Bên cạnh đó, sau khi cải tạo, dự kiến các loại xe ôtô nhỏ, xe máy, xe đạp vẫn có thể lưu thông, và đảm bảo cho tàu thuyền qua lại dưới gầm cầu.
Theo quy hoạch, Hà Nội sẽ không để tuyến đường sắt chạy qua cầu Long Biên trong nay mai, mà sẽ di dời cách cầu Long Biên chừng 200 mét, bắt đầu từ phố Hàng Than rồi bắc qua sông Hồng.
Ông Nguyễn Thế Thảo đề nghị Pháp cho chuyên gia giúp đỡ Hà Nội nghiên cứu tôn tạo để làm sao vừa giữ được nét đẹp cổ kính, nguyên bản, vừa đảm bảo được sự bền vững của cây cầu. Nếu được hỗ trợ về tài chính thì Hà Nội cũng bỏ ra lượng kinh phí để đối ứng.
Đại sứ Cộng hòa Pháp tại Việt Nam Jean Noel Poirier đề nghị Hà Nội đưa ra một văn bản chính thức đề cập đến chiều hướng triển khai của dự án này, trên cơ sở đó Pháp sẽ quan tâm tạo điều kiện hết sức để dự án sớm được thực hiện./.
Đặc biệt, ông Nguyễn Thế Thảo đề nghị phía Pháp quan tâm, tạo điều kiện về kỹ thuật, tài chính giúp Hà Nội sớm trùng tu, tôn tạo cây cầu cổ Long Biên.
Theo ông Nguyễn Thế Thảo, cầu Long Biên đã có từ lâu đời, trở thành hình ảnh rất quen thuộc và gắn liền với đời sống sinh hoạt, văn hóa, tinh thần của người dân Thủ đô. Vì tình yêu đặc biệt dành cho cây cầu, nhiều năm qua nhân dân mong mỏi cầu Long Biên được đầu tư, tôn tạo về nguyên trạng.
Ông Nguyễn Thế Thảo cho biết, thời gian qua đã có nhiều ý kiến trái chiều, thậm chí từ các nhà quản lý, quy hoạch về việc có cần lưu giữ, bảo tồn cây cầu Long Biên để phát triển du lịch, văn hóa, hay là cần đầu tư để làm tuyến đường sắt riêng biệt.
Tuy nhiên, gần đây Thủ tướng Chính phủ đồng ý đưa cây cầu Long Biên về cho Hà Nội quản lý. Và hướng xử lý của thành phố là lưu giữ, bảo tồn, tôn tạo chủ yếu nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần của nhân dân đồng thời làm điểm đến phát triển du lịch, văn hóa Thủ đô.
Bên cạnh đó, sau khi cải tạo, dự kiến các loại xe ôtô nhỏ, xe máy, xe đạp vẫn có thể lưu thông, và đảm bảo cho tàu thuyền qua lại dưới gầm cầu.
Theo quy hoạch, Hà Nội sẽ không để tuyến đường sắt chạy qua cầu Long Biên trong nay mai, mà sẽ di dời cách cầu Long Biên chừng 200 mét, bắt đầu từ phố Hàng Than rồi bắc qua sông Hồng.
Ông Nguyễn Thế Thảo đề nghị Pháp cho chuyên gia giúp đỡ Hà Nội nghiên cứu tôn tạo để làm sao vừa giữ được nét đẹp cổ kính, nguyên bản, vừa đảm bảo được sự bền vững của cây cầu. Nếu được hỗ trợ về tài chính thì Hà Nội cũng bỏ ra lượng kinh phí để đối ứng.
Đại sứ Cộng hòa Pháp tại Việt Nam Jean Noel Poirier đề nghị Hà Nội đưa ra một văn bản chính thức đề cập đến chiều hướng triển khai của dự án này, trên cơ sở đó Pháp sẽ quan tâm tạo điều kiện hết sức để dự án sớm được thực hiện./.
Nguyễn Văn Cảnh (TTXVN)