Để phục vụ tốt hành khách trong các dịp lễ, Tết, Công ty Quản lý bến xe Hà Nội đã xây dựng kế hoạch phục vụ Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Quý Tỵ
Theo ông Nguyễn Hoàng Trung, Giám đốc Ban quản lý Bến xe Hà Nội, Tết Dương lịch và Tết Nguyên Đán năm nay được nghỉ dài ngày nên nhu cầu đi lại của hành khách như thăm viếng, về quê… trong thời gian này sẽ tăng cao.
Tuy nhiên, ông Trung cũng khẳng định: “Với dự kiến lượng khách đi lại vào dịp Tết Dương lịch và Nguyên Đán Quý Tỵ sẽ tăng trung bình so với đợt phục vụ Tết năm trước từ 10% đến 20% và tăng khoảng 30% đến 50% so với ngày thường. Công ty đã chuẩn bị đủ và tăng cường thêm số lượng phương tiện để đảm bảo nhu cầu đi lại của hành khách.”
Khách dồn về bến tăng từ 30-50%
Theo dự báo của Ban quản lý Bến xe Hà Nội, lượng khách đổ về đợt Tết Dương lịch 2012 và Tết Nguyên đán Nhâm Thìn sẽ có 3 đợt cao điểm: Đợt 1 từ chiều ngày 28/ đến 29/12, đợt 2 là từ chiều ngày 1/2- 2/2/2013 (tức chiều 21, ngày 22 tháng Chạp); đợt 3 bắt đầu từ 7/2 đến hết ngày 9/2/2013 (tức từ 27 đến 29 tháng Chạp) và 10 ngày sau Tết Nguyên Đán đối với các tuyến đường dài.
[Bảo đảm an toàn cho người dân đi lại trong dịp Tế]
Nhận định về khách đổ về bến xe trong dịp Tết Dương Lịch năm 2013, ông Trung cho rằng, lượng khách sẽ tăng cao so với ngày thường.
“Tuy nhiên, hiện nay các phương tiện vận tải trên các bến đang hoạt động mới đạt bình quân hơn 50% hệ số trọng tải phương tiện. Vì vậy, lượng xe đang hoạt động cơ bản vẫn đáp ứng được nhu cầu đi lại của hành khách. Dù vậy đối với một số tuyến như: Quảng Ninh, Thanh Hóa, Thái Bình, Vinh, Sơn La sẽ có thể xảy ra tình trạng ùn tắc cục bộ vào từng thời điểm, nhưng lượng xe trên tuyến vẫn có khả năng vận chuyển hết khách trong ngày,” ông Trung cho biết.
Đợt nghỉ Tết Nguyên đán, học sinh và sinh viên thường được nghỉ trước một tuần và các lao động ngoại tỉnh thường có xu hướng về quê ăn tết nên ngày cao điểm sẽ diễn ra vào các ngày (21, 22, 27, 28 tháng chạp năm Nhâm Thìn).
Theo dự kiến của Công ty quản lý Bến xe Hà Nội, lượng khách qua bến trong thời gian này sẽ tăng khoảng 30% đến 50% so với ngày thường và chỉ tập trung vào các tuyến đường ngắn.
Tuy nhiên, đối với một số tuyến như: Thanh Hóa, Thái Bình, Vinh, Quảng Ninh… sẽ có thể xảy ra tình trạng ùn tắc cục bộ vào từng thời điểm, đặc biệt là vào dịp 23 tháng chạp. Thế nhưng, ban quản lý cũng khẳng định lượng xe trên tuyến vẫn có khả năng vận chuyển hết khách trong ngày. Các tuyến buýt kế cận với tần suất cao sẽ giảm tải lượng hành khánh liên tỉnh đi các tuyến đường ngắn, nhưng dự kiến lượng khách năm nay sẽ ít có khả năng gây quá tải.
Trong thời gian trước Tết, lượng khách tập trung đông chủ yếu ở các tuyến đường ngắn, từ Vinh trở ra. Sau thời gian nghỉ tết, lượng khách lại tăng mạnh trên các tuyến đường dài như: Sài Gòn, Đà Nẵng, Buôn Mê Thuột…
Tăng gần 3.500 lượt xe/ngày
Để cung ứng được khả năng đi lại của hành khách, Công ty Quản lý Bến xe Hà Nội đã tăng cường số lượng xe cho từng đợt nghỉ lễ Tết.
Cụ thể, trong dịp nghỉ Tết Dương lịch, Công ty tăng cường thêm 590 lượt xe chia đều cho ba bến xe có số lượng khách tập trung cao để giảm tải và có thể giải tỏa khách ngay tại bến.
Dịp Tết Nguyên đán, số lượng người về quê đông hơn từ 1,3 đến 3 lần so với ngày bình thường nên lượng xe tăng cường rơi vào khoảng gần 3.500 lượt xe/ngày.
Tại bến xe Giáp Bát sẽ tăng cường 1.100 lượt xe /ngày (tăng 1,3 so với ngày thường). Dự kiến lượt khách trong các ngày cao điểm sẽ tăng 1,5 - 2 lần so với ngày thường và đạt mức từ 25.000 đến 35.000 lượt khách/ngày.
“Trước Tết khách tăng tập trung chủ yếu các tuyến Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa. Sau tết khách tăng chủ yếu các tuyến đường dài: Thành phố Hồ Chí Minh, Lâm Đồng, Gia Lai, Đăc Lắk, Kom Tum, Đắc Nông...,” Công ty quản lý Bến xe Hà Nội nhận định.
Tại bến xe Mỹ Đình, dự kiến lượt khách trong các ngày cao điểm sẽ tăng lên hơn 2 lần so với ngày thường và sẽ đạt ở mức từ 34.500 đến 40.000 lượt khách/ngày. Để cung ứng vận chuyển, bến sẽ được tăng cường 1.650 lượt xe/ngày (tăng gấp 1,3 lần so với ngày thường) ở các tuyến đường: Vinh, Thanh Hóa, Sơn La, Quảng Ninh, Phú Thọ, Thái Bình, Việt Trì...
Tại bến xe Gia Lâm, dự kiến lượt khách trong các ngày cao điểm sẽ tăng 2-3 lần so với ngày thường và đạt mức từ 13.000 – 15.000 lượt khách /ngày. Lượt xe dự kiến tăng là 700 xe/ngày tăng 1,2 lần so với ngày thường, chủ yếu tập trung ở các tuyến như Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Cẩm Phả, Bố Hạ, Cầu Gồ.
Ngoài ra, Công ty quản lý bến xe Hà Nội còn phối hợp với các đơn vị phối hợp với Xí nghiệp kinh doanh vận tải Hà Nội và Tổng Công ty vận tải Hà Nội để thuê bổ sung một số phương tiện vận tải dự phòng phục vụ tăng cường giải tỏa khách tại chỗ về bến quá đông, tránh ùn ứ cục bộ.
“Lượng hành khách tăng đột biến vào cùng một khoảng thời gian nhất định sẽ gây ra rất nhiều khó khăn cho hoạt động điều hành vận tải nhưng việc đảm bảo không để ứ đọng khách trong ngày thì hoàn toàn có thể làm được," ông Trung nhận định.
Để đảm bảo an toàn và thuận tiện cũng như tình trạng lợi dụng tăng giá vé, ông Trung cũng cho biết: “Công ty đã chỉ đạo các bến xe không để xảy ra hiện tượng lên xe không có vé, lấy tiền cao hơn giá vé quy định, lái phụ xe tranh giành khách, ép khách, xảy ra trong sân và ngoài quảng trường trong các ngày này. Nghiêm cấm việc ép khách, ép giá, tham gia dắt khách. Trường hợp vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm.”
Ông Trung cũng nhấn mạnh, các lực lượng liên quan cần hướng dẫn xe vào vị trí đón trả khách một cách trật tự không để ùn tắc đảm bảo an toàn giao thông, an ninh trật tự, không được để bốc xếp, xe ôm đu bám theo xe, không để hiện tượng lôi kéo, tranh giành khách.
Đối với các xe không đủ tiêu chuẩn chất lượng, ông Trung khẳng định, sẽ kiên quyết không cho xuất bến nếu vi phạm trong các hành vi như chở quá tải, hàng hóa lẫn với hành khách, chủ phương tiện uống bia rượu hoặc sử dụng các chất kích thích... đảm bảo an toàn về người và tài sản cho hành khách đi xe.
Ngoài ra, các xí nghiệp quản lý bến xe phối hợp với các đơn vị khác để tổ chức giao thông khoa học đảm bảo thông suốt trong quá trình điều hành; phối hợp với các cơ quan như Công an địa phương, Cảnh sát giao thông, Cảnh sát trật tự và Ban Thanh tra Giao thông vận tải Hà Nội kiểm tra, kiểm soát đảm bảo tốt an ninh trật tự trên các tuyến vận tải hành khách, chống các bến cóc, bến dù, xe chạy vòng vo ngoài bến./.
Theo ông Nguyễn Hoàng Trung, Giám đốc Ban quản lý Bến xe Hà Nội, Tết Dương lịch và Tết Nguyên Đán năm nay được nghỉ dài ngày nên nhu cầu đi lại của hành khách như thăm viếng, về quê… trong thời gian này sẽ tăng cao.
Tuy nhiên, ông Trung cũng khẳng định: “Với dự kiến lượng khách đi lại vào dịp Tết Dương lịch và Nguyên Đán Quý Tỵ sẽ tăng trung bình so với đợt phục vụ Tết năm trước từ 10% đến 20% và tăng khoảng 30% đến 50% so với ngày thường. Công ty đã chuẩn bị đủ và tăng cường thêm số lượng phương tiện để đảm bảo nhu cầu đi lại của hành khách.”
Khách dồn về bến tăng từ 30-50%
Theo dự báo của Ban quản lý Bến xe Hà Nội, lượng khách đổ về đợt Tết Dương lịch 2012 và Tết Nguyên đán Nhâm Thìn sẽ có 3 đợt cao điểm: Đợt 1 từ chiều ngày 28/ đến 29/12, đợt 2 là từ chiều ngày 1/2- 2/2/2013 (tức chiều 21, ngày 22 tháng Chạp); đợt 3 bắt đầu từ 7/2 đến hết ngày 9/2/2013 (tức từ 27 đến 29 tháng Chạp) và 10 ngày sau Tết Nguyên Đán đối với các tuyến đường dài.
[Bảo đảm an toàn cho người dân đi lại trong dịp Tế]
Nhận định về khách đổ về bến xe trong dịp Tết Dương Lịch năm 2013, ông Trung cho rằng, lượng khách sẽ tăng cao so với ngày thường.
“Tuy nhiên, hiện nay các phương tiện vận tải trên các bến đang hoạt động mới đạt bình quân hơn 50% hệ số trọng tải phương tiện. Vì vậy, lượng xe đang hoạt động cơ bản vẫn đáp ứng được nhu cầu đi lại của hành khách. Dù vậy đối với một số tuyến như: Quảng Ninh, Thanh Hóa, Thái Bình, Vinh, Sơn La sẽ có thể xảy ra tình trạng ùn tắc cục bộ vào từng thời điểm, nhưng lượng xe trên tuyến vẫn có khả năng vận chuyển hết khách trong ngày,” ông Trung cho biết.
Đợt nghỉ Tết Nguyên đán, học sinh và sinh viên thường được nghỉ trước một tuần và các lao động ngoại tỉnh thường có xu hướng về quê ăn tết nên ngày cao điểm sẽ diễn ra vào các ngày (21, 22, 27, 28 tháng chạp năm Nhâm Thìn).
Theo dự kiến của Công ty quản lý Bến xe Hà Nội, lượng khách qua bến trong thời gian này sẽ tăng khoảng 30% đến 50% so với ngày thường và chỉ tập trung vào các tuyến đường ngắn.
Tuy nhiên, đối với một số tuyến như: Thanh Hóa, Thái Bình, Vinh, Quảng Ninh… sẽ có thể xảy ra tình trạng ùn tắc cục bộ vào từng thời điểm, đặc biệt là vào dịp 23 tháng chạp. Thế nhưng, ban quản lý cũng khẳng định lượng xe trên tuyến vẫn có khả năng vận chuyển hết khách trong ngày. Các tuyến buýt kế cận với tần suất cao sẽ giảm tải lượng hành khánh liên tỉnh đi các tuyến đường ngắn, nhưng dự kiến lượng khách năm nay sẽ ít có khả năng gây quá tải.
Trong thời gian trước Tết, lượng khách tập trung đông chủ yếu ở các tuyến đường ngắn, từ Vinh trở ra. Sau thời gian nghỉ tết, lượng khách lại tăng mạnh trên các tuyến đường dài như: Sài Gòn, Đà Nẵng, Buôn Mê Thuột…
Tăng gần 3.500 lượt xe/ngày
Để cung ứng được khả năng đi lại của hành khách, Công ty Quản lý Bến xe Hà Nội đã tăng cường số lượng xe cho từng đợt nghỉ lễ Tết.
Cụ thể, trong dịp nghỉ Tết Dương lịch, Công ty tăng cường thêm 590 lượt xe chia đều cho ba bến xe có số lượng khách tập trung cao để giảm tải và có thể giải tỏa khách ngay tại bến.
Dịp Tết Nguyên đán, số lượng người về quê đông hơn từ 1,3 đến 3 lần so với ngày bình thường nên lượng xe tăng cường rơi vào khoảng gần 3.500 lượt xe/ngày.
Tại bến xe Giáp Bát sẽ tăng cường 1.100 lượt xe /ngày (tăng 1,3 so với ngày thường). Dự kiến lượt khách trong các ngày cao điểm sẽ tăng 1,5 - 2 lần so với ngày thường và đạt mức từ 25.000 đến 35.000 lượt khách/ngày.
“Trước Tết khách tăng tập trung chủ yếu các tuyến Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa. Sau tết khách tăng chủ yếu các tuyến đường dài: Thành phố Hồ Chí Minh, Lâm Đồng, Gia Lai, Đăc Lắk, Kom Tum, Đắc Nông...,” Công ty quản lý Bến xe Hà Nội nhận định.
Tại bến xe Mỹ Đình, dự kiến lượt khách trong các ngày cao điểm sẽ tăng lên hơn 2 lần so với ngày thường và sẽ đạt ở mức từ 34.500 đến 40.000 lượt khách/ngày. Để cung ứng vận chuyển, bến sẽ được tăng cường 1.650 lượt xe/ngày (tăng gấp 1,3 lần so với ngày thường) ở các tuyến đường: Vinh, Thanh Hóa, Sơn La, Quảng Ninh, Phú Thọ, Thái Bình, Việt Trì...
Tại bến xe Gia Lâm, dự kiến lượt khách trong các ngày cao điểm sẽ tăng 2-3 lần so với ngày thường và đạt mức từ 13.000 – 15.000 lượt khách /ngày. Lượt xe dự kiến tăng là 700 xe/ngày tăng 1,2 lần so với ngày thường, chủ yếu tập trung ở các tuyến như Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Cẩm Phả, Bố Hạ, Cầu Gồ.
Ngoài ra, Công ty quản lý bến xe Hà Nội còn phối hợp với các đơn vị phối hợp với Xí nghiệp kinh doanh vận tải Hà Nội và Tổng Công ty vận tải Hà Nội để thuê bổ sung một số phương tiện vận tải dự phòng phục vụ tăng cường giải tỏa khách tại chỗ về bến quá đông, tránh ùn ứ cục bộ.
“Lượng hành khách tăng đột biến vào cùng một khoảng thời gian nhất định sẽ gây ra rất nhiều khó khăn cho hoạt động điều hành vận tải nhưng việc đảm bảo không để ứ đọng khách trong ngày thì hoàn toàn có thể làm được," ông Trung nhận định.
Để đảm bảo an toàn và thuận tiện cũng như tình trạng lợi dụng tăng giá vé, ông Trung cũng cho biết: “Công ty đã chỉ đạo các bến xe không để xảy ra hiện tượng lên xe không có vé, lấy tiền cao hơn giá vé quy định, lái phụ xe tranh giành khách, ép khách, xảy ra trong sân và ngoài quảng trường trong các ngày này. Nghiêm cấm việc ép khách, ép giá, tham gia dắt khách. Trường hợp vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm.”
Ông Trung cũng nhấn mạnh, các lực lượng liên quan cần hướng dẫn xe vào vị trí đón trả khách một cách trật tự không để ùn tắc đảm bảo an toàn giao thông, an ninh trật tự, không được để bốc xếp, xe ôm đu bám theo xe, không để hiện tượng lôi kéo, tranh giành khách.
Đối với các xe không đủ tiêu chuẩn chất lượng, ông Trung khẳng định, sẽ kiên quyết không cho xuất bến nếu vi phạm trong các hành vi như chở quá tải, hàng hóa lẫn với hành khách, chủ phương tiện uống bia rượu hoặc sử dụng các chất kích thích... đảm bảo an toàn về người và tài sản cho hành khách đi xe.
Ngoài ra, các xí nghiệp quản lý bến xe phối hợp với các đơn vị khác để tổ chức giao thông khoa học đảm bảo thông suốt trong quá trình điều hành; phối hợp với các cơ quan như Công an địa phương, Cảnh sát giao thông, Cảnh sát trật tự và Ban Thanh tra Giao thông vận tải Hà Nội kiểm tra, kiểm soát đảm bảo tốt an ninh trật tự trên các tuyến vận tải hành khách, chống các bến cóc, bến dù, xe chạy vòng vo ngoài bến./.
Việt Hùng (Vietnam+)