Ông Trương Minh Tiến, Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội cho biết theo quy hoạch, du lịch Hà Nội đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030 sẽ phát triển theo sáu cụm du lịch trọng điểm, hai vành đai du lịch và ba tuyến du lịch.
Trong sáu cụm du lịch trọng điểm, cụm du lịch Trung tâm Hà Nội sẽ tập trung vào sản phẩm du lịch văn hóa, ẩm thực, mua sắm và vui chơi giải trí. Cụm du lịch Sơn Tây-Ba Vì với sản phẩm chủ yếu là du lịch sinh thái nghỉ dưỡng cuối tuần, du lịch văn hóa tâm linh núi Ba Vì, văn hóa làng Việt cổ Đường Lâm-Đền Và, du lịch vui chơi giải trí, thể thao cao cấp và du lịch nông nghiệp.
Cụm du lịch Hương Sơn-Quan Sơn với sản phẩm chủ yếu là du lịch văn hóa tâm linh, lễ hội; nghỉ dưỡng cuối tuần và sinh thái; du lịch thể thao cao cấp với các sản phẩm gôn, thể thao nước. Cụm du lịch núi Sóc-hồ Đồng Quan với sản phẩm chủ yếu là du lịch văn hóa tâm linh gắn với Hội Gióng và hệ thống đền chùa, công trình tôn giáo; du lịch sinh thái thái hồ đầm, sinh thái nông nghiệp và núi Sóc; du lịch nghỉ cuối tuần; thể thao, vui chơi giải trí.
Cụm du lịch Vân Trì-Cổ Loa với sản phẩm chủ yếu là du lịch thể thao, vui chơi giải trí và tham quan di tích lịch sử văn hoá, du lịch sinh thái, nghỉ cuối tuần. Cụm du lịch Hà Đông và phụ cận với sản phẩm du lịch chủ yếu là du lịch làng nghề, du lịch nghỉ cuối tuần, du lịch văn hóa, du lịch vui chơi giải trí.
Hai vành đai du lịch gồm vành đai sông Hồng với sản phẩm du lịch chính là du lịch văn hóa tâm linh, du lịch sinh thái ven sông. Vành đai sông Đáy với sản phẩm du lịch chính là du lịch sinh thái, du lịch văn hóa. Ba tuyến du lịch gồm: tuyến du lịch mang tính quốc tế kết nối Hà Nội với thế giới theo đường hàng không, đường sắt liên vận quốc tế Hà Nội-Trung Quốc và đường bộ xuyên Á. Tuyến du lịch quốc gia phát triển trên cơ sở các tuyến quốc lộ với đầu mối là Hà Nội. Tuyến du lịch nội vùng gồm các tuyến du lịch City tour nội thành.
Trong những năm qua, hoạt động du lịch Thủ đô có sự phát triển đáng kể, thị trường du lịch được mở rộng, lượng khách không ngừng tăng và sản phẩm du lịch từng bước được đa dạng hóa. Công tác đầu tư phát triển và kinh doanh du lịch được chú trọng hơn, xã hội hóa rộng rãi, thu hút nhiều nguồn lực, nhiều thành phần kinh tế tham gia. Du lịch tạo động lực thúc đẩy các ngành kinh tế-xã hội của đô thị phát triển như văn hóa, thương mại, giao thông, công nghiệp, thủ công nghiệp.
Lượng khách du lịch đến Hà Nội chiếm trung bình 42-45% tổng lượng khách đến với toàn vùng Đồng bằng sông Hồng và cao hơn so với các trọng điểm du lịch khác; năm 2011 đón 13,55 triệu lượt khách du lịch trong đó khách quốc tế đạt 1,89 triệu lượt khách.
Sáu tháng đầu năm nay, Hà Nội đón trên 8,3 triệu lượt khách du lịch; trong đó khách quốc tế ước đạt 1,03 triệu lượt khách./.
Trong sáu cụm du lịch trọng điểm, cụm du lịch Trung tâm Hà Nội sẽ tập trung vào sản phẩm du lịch văn hóa, ẩm thực, mua sắm và vui chơi giải trí. Cụm du lịch Sơn Tây-Ba Vì với sản phẩm chủ yếu là du lịch sinh thái nghỉ dưỡng cuối tuần, du lịch văn hóa tâm linh núi Ba Vì, văn hóa làng Việt cổ Đường Lâm-Đền Và, du lịch vui chơi giải trí, thể thao cao cấp và du lịch nông nghiệp.
Cụm du lịch Hương Sơn-Quan Sơn với sản phẩm chủ yếu là du lịch văn hóa tâm linh, lễ hội; nghỉ dưỡng cuối tuần và sinh thái; du lịch thể thao cao cấp với các sản phẩm gôn, thể thao nước. Cụm du lịch núi Sóc-hồ Đồng Quan với sản phẩm chủ yếu là du lịch văn hóa tâm linh gắn với Hội Gióng và hệ thống đền chùa, công trình tôn giáo; du lịch sinh thái thái hồ đầm, sinh thái nông nghiệp và núi Sóc; du lịch nghỉ cuối tuần; thể thao, vui chơi giải trí.
Cụm du lịch Vân Trì-Cổ Loa với sản phẩm chủ yếu là du lịch thể thao, vui chơi giải trí và tham quan di tích lịch sử văn hoá, du lịch sinh thái, nghỉ cuối tuần. Cụm du lịch Hà Đông và phụ cận với sản phẩm du lịch chủ yếu là du lịch làng nghề, du lịch nghỉ cuối tuần, du lịch văn hóa, du lịch vui chơi giải trí.
Hai vành đai du lịch gồm vành đai sông Hồng với sản phẩm du lịch chính là du lịch văn hóa tâm linh, du lịch sinh thái ven sông. Vành đai sông Đáy với sản phẩm du lịch chính là du lịch sinh thái, du lịch văn hóa. Ba tuyến du lịch gồm: tuyến du lịch mang tính quốc tế kết nối Hà Nội với thế giới theo đường hàng không, đường sắt liên vận quốc tế Hà Nội-Trung Quốc và đường bộ xuyên Á. Tuyến du lịch quốc gia phát triển trên cơ sở các tuyến quốc lộ với đầu mối là Hà Nội. Tuyến du lịch nội vùng gồm các tuyến du lịch City tour nội thành.
Trong những năm qua, hoạt động du lịch Thủ đô có sự phát triển đáng kể, thị trường du lịch được mở rộng, lượng khách không ngừng tăng và sản phẩm du lịch từng bước được đa dạng hóa. Công tác đầu tư phát triển và kinh doanh du lịch được chú trọng hơn, xã hội hóa rộng rãi, thu hút nhiều nguồn lực, nhiều thành phần kinh tế tham gia. Du lịch tạo động lực thúc đẩy các ngành kinh tế-xã hội của đô thị phát triển như văn hóa, thương mại, giao thông, công nghiệp, thủ công nghiệp.
Lượng khách du lịch đến Hà Nội chiếm trung bình 42-45% tổng lượng khách đến với toàn vùng Đồng bằng sông Hồng và cao hơn so với các trọng điểm du lịch khác; năm 2011 đón 13,55 triệu lượt khách du lịch trong đó khách quốc tế đạt 1,89 triệu lượt khách.
Sáu tháng đầu năm nay, Hà Nội đón trên 8,3 triệu lượt khách du lịch; trong đó khách quốc tế ước đạt 1,03 triệu lượt khách./.
Đinh Thị Thuận (TTXVN)