Ngày 7/9, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đã ra Quyết định số 28/2011/QĐ-Ủy ban Nhân dân ban hành Quy định quản lý Nhà nước về giá trên địa bàn thành phố. Quy định này thực hiện quản lý nhà nước về giá trong các lĩnh vực bình ổn giá, quyết định giá, đăng ký giá, kê khai giá hàng hóa, dịch vụ.
Các quy định về kiểm soát các yếu tố hình thành giá, hiệp thương giá, thẩm định giá, kiểm soát giá độc quyền, niêm yết giá... thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
Quy định này sẽ áp dụng các biện pháp bình ổn giá trên địa bàn thành phố Hà Nội khi giá thị trường của hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục thực hiện bình ổn giá trên địa bàn thành phố có biến động bất thường xảy ra như giá tăng cao hơn so với mức tăng giá của các yếu tố “đầu vào,” hoặc cao hơn so với giá vốn hàng nhập khẩu do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh...
Hoặc giá giảm thấp hơn không hợp lý so với chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm; giá tăng hoặc giảm không có căn cứ; giá tăng hoặc giảm không hợp lý do tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh lạm dụng vị thế độc quyền... hoặc khi có chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Sở Tài chính có trách nhiệm chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan kịp thời kiến nghị Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố triển khai kịp thời các biện pháp bình ổn giá do Thủ tướng Chính phủ hoặc Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định; kiến nghị Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố quyết định và công bố áp dụng các biện pháp bình ổn giá theo thẩm quyền thực hiện trên địa bàn thành phố.
Đồng thời kiểm tra, thanh tra và xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật hiện hành đối với các hiện tượng độc quyền, liên minh độc quyền, cạnh tranh không đúng pháp luật về giá...
Quy định này cũng đưa ra danh mục tài sản, hàng hóa, dịch vụ thuộc thẩm quyền quyết định giá của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố như giá cước vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt, giá báo “Hà Nội mới,” giá bán lẻ điện sinh hoạt tại khu vực nông thôn, miền núi mà việc đầu tư và hoạt động điện lực không có hiệu quả, giá nước sạch cho sinh hoạt.../.
Các quy định về kiểm soát các yếu tố hình thành giá, hiệp thương giá, thẩm định giá, kiểm soát giá độc quyền, niêm yết giá... thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
Quy định này sẽ áp dụng các biện pháp bình ổn giá trên địa bàn thành phố Hà Nội khi giá thị trường của hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục thực hiện bình ổn giá trên địa bàn thành phố có biến động bất thường xảy ra như giá tăng cao hơn so với mức tăng giá của các yếu tố “đầu vào,” hoặc cao hơn so với giá vốn hàng nhập khẩu do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh...
Hoặc giá giảm thấp hơn không hợp lý so với chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm; giá tăng hoặc giảm không có căn cứ; giá tăng hoặc giảm không hợp lý do tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh lạm dụng vị thế độc quyền... hoặc khi có chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Sở Tài chính có trách nhiệm chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan kịp thời kiến nghị Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố triển khai kịp thời các biện pháp bình ổn giá do Thủ tướng Chính phủ hoặc Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định; kiến nghị Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố quyết định và công bố áp dụng các biện pháp bình ổn giá theo thẩm quyền thực hiện trên địa bàn thành phố.
Đồng thời kiểm tra, thanh tra và xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật hiện hành đối với các hiện tượng độc quyền, liên minh độc quyền, cạnh tranh không đúng pháp luật về giá...
Quy định này cũng đưa ra danh mục tài sản, hàng hóa, dịch vụ thuộc thẩm quyền quyết định giá của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố như giá cước vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt, giá báo “Hà Nội mới,” giá bán lẻ điện sinh hoạt tại khu vực nông thôn, miền núi mà việc đầu tư và hoạt động điện lực không có hiệu quả, giá nước sạch cho sinh hoạt.../.
Thanh Bình (TTXVN/Vietnam+)