Từ ngày 15/9, các đoàn kiểm tra liên ngành gồm đại diện của Cục Quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa (Bộ Khoa học và Công nghệ), Cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) đã tiến hành kiểm tra việc thực hiện dán tem hợp quy (CR) đối với đồ chơi trẻ em tại địa bàn Hà Nội theo quy định.
Theo thông tin từ ngày đầu kiểm tra, trong khi các siêu thị, các cửa hàng sách, thiết bị trường học đã thực hiện tốt quy định dán tem thì các điểm kinh doanh đồ chơi ngoài thị trường tự do vẫn cố tình phớt lờ quy định này.
Thị trường tự do vẫn phớt lờ quy định
Theo Thông tư số 18/2009/TT-BKHCN của Bộ Khoa học Công nghệ ban hành, các loại đồ chơi trẻ em dưới 16 tuổi trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường phải được chứng nhận, gắn dấu CR kể từ ngày 15/9/2010.
Theo thông tin ban đầu từ Đội Quản lý thị trường số 2 (Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội), chiều 15/9, các lực lượng chức năng đã thu giữ một số lượng khá lớn đồ chơi không có tem nhãn và nguồn gốc xuất xứ.
Cuối giờ chiều 15/9, tại phố Hàng Mã (Hà Nội), một địa điểm nổi tiếng về kinh doanh ngành hàng đồ chơi, các mặt hàng đồ chơi không dán tem CR vẫn bày bán tràn lan. Một số hộ kinh doanh “hồn nhiên” cho biết sáng nay đã bị đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra và thu giữ hàng, giờ lại bày bán!
Tại các cửa hàng đồ chơi trẻ em, đồ chơi Trung thu trên phố Hàng Mã, Lương Văn Can, Đội Cấn (Hà Nội), những mặt hàng đồ chơi có xuất xứ từ Trung Quốc chiếm ưu thế gần như tuyệt đối.
Theo những người bán hàng ở đây, những mặt hàng của Trung Quốc dễ bán hơn nhiều. Hàng Trung Quốc có mẫu mã đẹp, nhiều màu sắc, tính năng, giá lại rẻ hơn hẳn so với những đồ chơi cùng chủng loại sản xuất ở Việt Nam. Chẳng hạn đèn lồng Trung thu hàng Trung Quốc giá chỉ 40.000 đồng/chiếc thì hàng Việt Nam phải 60.000-65.000 đồng/chiếc. Những mặt hàng này hầu như không dán tem theo quy định.
Trong khi các cửa hàng nhỏ lẻ vẫn dửng dưng với quy định thì các siêu thị, các hiệu sách và thiết bị trường học tuân thủ khá tốt quy định dán tem này. Tại hiệu sách Tiền Phong (Nguyễn Thái Học, Hà Nội), các mặt hàng đồ chơi trẻ em từ lớn đến nhỏ đều đã được dán tem CR. Một số món đồ chưa kịp dán được cất vào một ngăn riêng, không bán.
Hôm qua, tại Hà Nội, Cục Quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa phối hợp với Cục Quản lý thị trường tiến hành kiểm tra việc thực hiện dán tem CR đối với đồ chơi trẻ em tại siêu thị Big C (đường Trần Duy Hưng).
Kết quả kiểm tra sơ bộ cho thấy hầu hết đồ chơi trẻ em bày bán tại siêu thị đã dán tem CR. Đoàn liên ngành đã tiến hành lấy 10 mẫu đồ chơi để kiểm tra việc ghi nhãn hàng hóa, việc công bố hợp quy và dán tem hợp quy trên đồ chơi trẻ em. Kết quả kiểm tra cho thấy các mẫu đồ chơi trẻ em đều có dấu hợp quy.
Ông Nguyễn Trọng Tuấn, Giám đốc siêu thị Big C cho biết những gian hàng bán đồ chơi trẻ em chưa dán tem hợp quy đều được siêu thị khuyến cáo doanh nghiệp niêm phong, tiến hành các thủ tục công bố hợp quy và dán tem trước khi bán hàng trở lại.
Người tiêu dùng cũng chưa quan tâm
Không chỉ người bán hàng mà cả người tiêu dùng cũng bỏ qua quy định dán tem đồ chơi. Tại phố Hàng Mã, do gần đến Tết Trung thu nên khách hàng mua đồ chơi càng tấp nập. Tuy nhiên, tại một cửa hàng lớn giữa phố Hàng Mã, khi mua hàng, khách hàng chỉ quan tâm đến giá cả, chủng loại... mà hầu như chẳng có ai hỏi về việc có tem CR hay không.
Một số người bán cũng phản ánh khách hàng chỉ chú ý đến hình thức, giá cả hoặc thương hiệu chứ ít người hỏi đến sản phẩm có dấu CR. Ngoài ra, một số loại đồ chơi trẻ em mới nhập về gắn dấu CR nhưng muốn mua hàng này thì người tiêu dùng sẽ phải chịu thêm 10-15% chi phí so với hàng chưa có dấu.
Ông Trần Văn Vinh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng thuộc Bộ Khoa học Công nghệ thừa nhận, việc thực hiện nghiêm ngặt quy định dán tem là rất khó. Một trong những nguyên nhân gây khó xuất phát từ nhận thức của người tiêu dùng.
Bởi lâu nay, người tiêu dùng khi bỏ tiền mua đồ chơi vẫn chưa quan tâm đến chất lượng sản phẩm. Hơn nữa, theo lo ngại của các lực lượng chức năng, việc kiểm soát dán tem đối với mặt hàng đồ chơi còn gặp khó khăn do các hộ kinh doanh nhỏ lẻ phân tán nhỏ hàng thành nhiều điểm để tiêu thụ nên rất khó kiểm soát.
Các lực lượng chức năng cũng rất khó có đủ kinh phí, nhân lực để kiểm tra trên diện rộng nên rất dễ xảy ra tình trạng bày bán các mặt hàng dán tem để đối phó với các cơ quan chức năng nhưng vẫn ngấm ngầm bán hàng không tem nhãn.
“Cùng với sự tăng cường kiểm tra, kiểm soát của các lực lượng chức năng, chính người tiêu dùng cũng cần phải thay đổi thói quen mua hàng để tẩy chay hàng đồ chơi kém chất lượng,” ông Vinh cho biết./.
Theo thông tin từ ngày đầu kiểm tra, trong khi các siêu thị, các cửa hàng sách, thiết bị trường học đã thực hiện tốt quy định dán tem thì các điểm kinh doanh đồ chơi ngoài thị trường tự do vẫn cố tình phớt lờ quy định này.
Thị trường tự do vẫn phớt lờ quy định
Theo Thông tư số 18/2009/TT-BKHCN của Bộ Khoa học Công nghệ ban hành, các loại đồ chơi trẻ em dưới 16 tuổi trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường phải được chứng nhận, gắn dấu CR kể từ ngày 15/9/2010.
Theo thông tin ban đầu từ Đội Quản lý thị trường số 2 (Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội), chiều 15/9, các lực lượng chức năng đã thu giữ một số lượng khá lớn đồ chơi không có tem nhãn và nguồn gốc xuất xứ.
Cuối giờ chiều 15/9, tại phố Hàng Mã (Hà Nội), một địa điểm nổi tiếng về kinh doanh ngành hàng đồ chơi, các mặt hàng đồ chơi không dán tem CR vẫn bày bán tràn lan. Một số hộ kinh doanh “hồn nhiên” cho biết sáng nay đã bị đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra và thu giữ hàng, giờ lại bày bán!
Tại các cửa hàng đồ chơi trẻ em, đồ chơi Trung thu trên phố Hàng Mã, Lương Văn Can, Đội Cấn (Hà Nội), những mặt hàng đồ chơi có xuất xứ từ Trung Quốc chiếm ưu thế gần như tuyệt đối.
Theo những người bán hàng ở đây, những mặt hàng của Trung Quốc dễ bán hơn nhiều. Hàng Trung Quốc có mẫu mã đẹp, nhiều màu sắc, tính năng, giá lại rẻ hơn hẳn so với những đồ chơi cùng chủng loại sản xuất ở Việt Nam. Chẳng hạn đèn lồng Trung thu hàng Trung Quốc giá chỉ 40.000 đồng/chiếc thì hàng Việt Nam phải 60.000-65.000 đồng/chiếc. Những mặt hàng này hầu như không dán tem theo quy định.
Trong khi các cửa hàng nhỏ lẻ vẫn dửng dưng với quy định thì các siêu thị, các hiệu sách và thiết bị trường học tuân thủ khá tốt quy định dán tem này. Tại hiệu sách Tiền Phong (Nguyễn Thái Học, Hà Nội), các mặt hàng đồ chơi trẻ em từ lớn đến nhỏ đều đã được dán tem CR. Một số món đồ chưa kịp dán được cất vào một ngăn riêng, không bán.
Hôm qua, tại Hà Nội, Cục Quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa phối hợp với Cục Quản lý thị trường tiến hành kiểm tra việc thực hiện dán tem CR đối với đồ chơi trẻ em tại siêu thị Big C (đường Trần Duy Hưng).
Kết quả kiểm tra sơ bộ cho thấy hầu hết đồ chơi trẻ em bày bán tại siêu thị đã dán tem CR. Đoàn liên ngành đã tiến hành lấy 10 mẫu đồ chơi để kiểm tra việc ghi nhãn hàng hóa, việc công bố hợp quy và dán tem hợp quy trên đồ chơi trẻ em. Kết quả kiểm tra cho thấy các mẫu đồ chơi trẻ em đều có dấu hợp quy.
Ông Nguyễn Trọng Tuấn, Giám đốc siêu thị Big C cho biết những gian hàng bán đồ chơi trẻ em chưa dán tem hợp quy đều được siêu thị khuyến cáo doanh nghiệp niêm phong, tiến hành các thủ tục công bố hợp quy và dán tem trước khi bán hàng trở lại.
Người tiêu dùng cũng chưa quan tâm
Không chỉ người bán hàng mà cả người tiêu dùng cũng bỏ qua quy định dán tem đồ chơi. Tại phố Hàng Mã, do gần đến Tết Trung thu nên khách hàng mua đồ chơi càng tấp nập. Tuy nhiên, tại một cửa hàng lớn giữa phố Hàng Mã, khi mua hàng, khách hàng chỉ quan tâm đến giá cả, chủng loại... mà hầu như chẳng có ai hỏi về việc có tem CR hay không.
Một số người bán cũng phản ánh khách hàng chỉ chú ý đến hình thức, giá cả hoặc thương hiệu chứ ít người hỏi đến sản phẩm có dấu CR. Ngoài ra, một số loại đồ chơi trẻ em mới nhập về gắn dấu CR nhưng muốn mua hàng này thì người tiêu dùng sẽ phải chịu thêm 10-15% chi phí so với hàng chưa có dấu.
Ông Trần Văn Vinh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng thuộc Bộ Khoa học Công nghệ thừa nhận, việc thực hiện nghiêm ngặt quy định dán tem là rất khó. Một trong những nguyên nhân gây khó xuất phát từ nhận thức của người tiêu dùng.
Bởi lâu nay, người tiêu dùng khi bỏ tiền mua đồ chơi vẫn chưa quan tâm đến chất lượng sản phẩm. Hơn nữa, theo lo ngại của các lực lượng chức năng, việc kiểm soát dán tem đối với mặt hàng đồ chơi còn gặp khó khăn do các hộ kinh doanh nhỏ lẻ phân tán nhỏ hàng thành nhiều điểm để tiêu thụ nên rất khó kiểm soát.
Các lực lượng chức năng cũng rất khó có đủ kinh phí, nhân lực để kiểm tra trên diện rộng nên rất dễ xảy ra tình trạng bày bán các mặt hàng dán tem để đối phó với các cơ quan chức năng nhưng vẫn ngấm ngầm bán hàng không tem nhãn.
“Cùng với sự tăng cường kiểm tra, kiểm soát của các lực lượng chức năng, chính người tiêu dùng cũng cần phải thay đổi thói quen mua hàng để tẩy chay hàng đồ chơi kém chất lượng,” ông Vinh cho biết./.
(Báo Tin Tức/Vietnam+)