Tháng vệ sinh an toàn thực phẩm năm nay do Bộ Y tế phát động từ ngày 15/4-15/5, có chủ đề “Sản xuất - Kinh doanh - Sử dụng thực phẩm theo Luật An toàn thực phẩm.”
Trong tháng hành động này, Chi cục quản lý thị trường Hà Nội đã tổng kiểm tra 761 cơ sở, trong đó xử lý 349 cơ sở vi phạm (chiếm 45%), phạt vi phạm về hành chính hơn 761 triệu đồng và tịch thu tiêu hủy các mặt hàng sai phạm trị giá 965 triệu đồng.
Tổng kiểm tra toàn diện
Trong tháng an toàn vệ sinh thực phẩm, đội quản lý thị trường đã tăng cường kiểm tra đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm, các trung tâm thương mại, siêu thị có bày bán thực phẩm, các điểm kinh doanh gia súc, gia cầm, đặc biệt các mặt hàng có nguy cơ cao, thực phẩm ăn ngay như giò, chả, thịt quay, nước giải khát đóng chai…
Chi cục quản lý thị trường Hà Nội còn đẩy mạnh tiến hành kiểm tra các nguyên liệu chính và các chất phụ gia phẩm màu, đường hóa học, các hương liệu, chất bảo quản đưa vào sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm; Kiểm tra hạn sử dụng và kiểm tra thực ghi nhãn hàng hóa.
Chi cục đã phối hợp với các trung tâm y tế, thú y quận, huyện kiểm tra các bếp ăn, cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố, nhà hàng… được 365 lượt, trong đó đã xử phạt 45 cơ sở với mức phạt hơn 57 triệu đồng.
Theo Phó chi cục trưởng Chi cục quản lý thị trường Hà Nội Nguyễn Đắc Lộc, trong số 396 vụ mà chi cục kiểm tra có tới 304 trường hợp bị xử lý (chiếm 70%).
Đáng lưu ý là số vụ vi phạm về điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm nhiều nhất, tới 185 vụ. Đứng thứ hai là việc xử phạt các cơ sở vi phạm về giấy phép, điều kiện kinh doanh và nhãn hàng hóa, với 77 vụ. Tiếp theo đó là vi phạm về hàng nhập lậu, vi phạm về niêm yết giá....
Nhiều thủ đoạn tinh vi
Sau một tháng thực hiện, Chi cục đã tịch thu tiêu hủy gần 1.000 kg ngô hộp các loại; gần 1.800 chai magi, dầu hào, nước chấm các loại; hơn 46.700 lon càphê sữa sửa chữa hạn sử dụng và hết hạn sử dụng; hơn 4.500 chai bia hết hạn sử dụng…
Lực lượng chức năng cũng đã tiêu hủy gần 6.000 kg gà chưa giết mổ; 1.300 kg nội tạng động vật, thủy sản đông lạnh; gần 1.700kg thạch hoa quả, bim bim, kẹo Chocolate; 600 lít rượu sản xuất thủ công.
Theo ông Nguyễn Đắc Lộc, qua một tháng thực hiện kiểm tra cho thấy, việc chấp hành các quy định của pháp luật liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm chưa nghiêm túc, dẫn tới có nhiều hành vi vi phạm.
Các vụ vi phạm đã phát hiện chủ yếu như hàng hóa không có nguồn gốc xuất xứ; vi phạm về nhãn hàng hóa; hạn sử dụng; không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm; không công bố chất lượng sản phẩm…
Đặc biệt, nhiều cơ sở đã có những thủ đoạn mới, rất tinh vi như thay đổi ngày sản xuất, hạn sử dụng của thực phẩm để đưa ra thị trường nhằm thu lợi bất chính, làm ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng đã được quản lý thị trường và công an ngăn chặn và xử lý kịp thời theo quy định./.
Trong tháng hành động này, Chi cục quản lý thị trường Hà Nội đã tổng kiểm tra 761 cơ sở, trong đó xử lý 349 cơ sở vi phạm (chiếm 45%), phạt vi phạm về hành chính hơn 761 triệu đồng và tịch thu tiêu hủy các mặt hàng sai phạm trị giá 965 triệu đồng.
Tổng kiểm tra toàn diện
Trong tháng an toàn vệ sinh thực phẩm, đội quản lý thị trường đã tăng cường kiểm tra đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm, các trung tâm thương mại, siêu thị có bày bán thực phẩm, các điểm kinh doanh gia súc, gia cầm, đặc biệt các mặt hàng có nguy cơ cao, thực phẩm ăn ngay như giò, chả, thịt quay, nước giải khát đóng chai…
Chi cục quản lý thị trường Hà Nội còn đẩy mạnh tiến hành kiểm tra các nguyên liệu chính và các chất phụ gia phẩm màu, đường hóa học, các hương liệu, chất bảo quản đưa vào sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm; Kiểm tra hạn sử dụng và kiểm tra thực ghi nhãn hàng hóa.
Chi cục đã phối hợp với các trung tâm y tế, thú y quận, huyện kiểm tra các bếp ăn, cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố, nhà hàng… được 365 lượt, trong đó đã xử phạt 45 cơ sở với mức phạt hơn 57 triệu đồng.
Theo Phó chi cục trưởng Chi cục quản lý thị trường Hà Nội Nguyễn Đắc Lộc, trong số 396 vụ mà chi cục kiểm tra có tới 304 trường hợp bị xử lý (chiếm 70%).
Đáng lưu ý là số vụ vi phạm về điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm nhiều nhất, tới 185 vụ. Đứng thứ hai là việc xử phạt các cơ sở vi phạm về giấy phép, điều kiện kinh doanh và nhãn hàng hóa, với 77 vụ. Tiếp theo đó là vi phạm về hàng nhập lậu, vi phạm về niêm yết giá....
Nhiều thủ đoạn tinh vi
Sau một tháng thực hiện, Chi cục đã tịch thu tiêu hủy gần 1.000 kg ngô hộp các loại; gần 1.800 chai magi, dầu hào, nước chấm các loại; hơn 46.700 lon càphê sữa sửa chữa hạn sử dụng và hết hạn sử dụng; hơn 4.500 chai bia hết hạn sử dụng…
Lực lượng chức năng cũng đã tiêu hủy gần 6.000 kg gà chưa giết mổ; 1.300 kg nội tạng động vật, thủy sản đông lạnh; gần 1.700kg thạch hoa quả, bim bim, kẹo Chocolate; 600 lít rượu sản xuất thủ công.
Theo ông Nguyễn Đắc Lộc, qua một tháng thực hiện kiểm tra cho thấy, việc chấp hành các quy định của pháp luật liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm chưa nghiêm túc, dẫn tới có nhiều hành vi vi phạm.
Các vụ vi phạm đã phát hiện chủ yếu như hàng hóa không có nguồn gốc xuất xứ; vi phạm về nhãn hàng hóa; hạn sử dụng; không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm; không công bố chất lượng sản phẩm…
Đặc biệt, nhiều cơ sở đã có những thủ đoạn mới, rất tinh vi như thay đổi ngày sản xuất, hạn sử dụng của thực phẩm để đưa ra thị trường nhằm thu lợi bất chính, làm ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng đã được quản lý thị trường và công an ngăn chặn và xử lý kịp thời theo quy định./.
Thùy Giang (Vietnam+)