Dịp Tết Canh Dần vừa rồi, Giáo sư sử học David Hunt thuộc trường Đại học Massachusetts Boston (Mỹ) cùng vợ đã qua gần 1.000km đến thủ đô Washington đón mừng năm mới cùng bạn bè người Việt "để tìm hiểu thêm về Hà Nội và đỡ nhớ Hà Nội," ông bảo thế.
Yêu mến Việt Nam từ những ngày sôi nổi tham gia phong trào phản đối cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của Mỹ và đã gần 20 năm làm rể Hà Nội nhưng David vẫn chưa có dịp đón Tết Nguyên đán ở quê vợ. Trở về Boston sau những ngày "chưa bao giờ vui như thế" - như lời ông nói - David gửi cho chúng tôi một bức thư dài, trong đó có những dòng chân tình về Hà Nội.
"Tôi được biết về Hà Nội lần đầu tiên vào tháng 12/1985 khi một nhóm các nhà giáo dục, đoàn Mỹ đầu tiên thuộc lĩnh vực này tới thăm Việt Nam sau chiến tranh, hạ cánh xuống sân bay Nội Bài trên một chiếc máy bay phản lực của Nga. Đường tới thành phố đầy hố lớn nhỏ, đông nghẹt xe bò và trâu, bò...
Hà Nội như một cái gì đó chúng tôi chưa từng được nhìn thấy bao giờ. Khi một phụ nữ trong đoàn chúng tôi hỏi có được gọi điện thoại về cho con gái đang mang bầu ở Mỹ hay không, thì dường như bà đã yêu cầu một cuộc kết nối điện thoại tới Sao Hỏa.
Chủ nhà của chúng tôi đồng ý, nhưng phải mất vài ngày để thu xếp cho một cuộc đối thoại rất ngắn. Trong thành phố, chúng tôi thấy các chợ thực phẩm nhưng gần như không có cửa hàng hay quán cà phê.
Chúng tôi ăn tối một lần ở bên ngoài, tại Nhà hàng Đường sắt (ở đó, thức ăn rất ngon) và vào Đêm giao thừa, một ban nhạc rock đã chơi nhạc tại nơi chúng tôi ở trong khách sạn do Cuba xây dựng. Chúng tôi không thể phát hiện ra bất cứ sinh hoạt ban đêm nào tại một thành phố, nơi tất cả các ngọn đèn hình như đều bị tắt vào 9 giờ tối," David viết trong thư.
"Ban ngày, xe đạp kín đầy các phố và mắc kẹt tại các ngã ba, ngã tư. Chúng tôi chỉ nhìn thấy một hai ngọn đèn giao thông trong thời gian chúng tôi ở thành phố này. Xe máy rất hiếm và chúng tôi được cho biết rằng xe ôtô con là của một vài cán bộ cao cấp của các bộ.
Đường đi bộ chật cứng người thuộc mọi lứa tuổi và chúng tôi cứ trố mắt nhìn những đám trẻ con chạy nhảy một cách rất khéo như người lớn. Người Việt hình như tò mò về chúng tôi cũng như chúng tôi tò mò về họ.
Đoán rằng chúng tôi là người Nga, họ hỏi 'Liên Xô phải không?' Tất cả mọi người trong đoàn chúng tôi đều rất thích thú với những điều bí ẩn và ngạc nhiên. Trên chuyến bay về nước, chúng tôi trao đổi với nhau và nhận ra rằng tất cả đều yêu Hà Nội.
Vào dịp chúng tôi ở Hà Nội lần đầu tiên đó, một đoàn thám hiểm của Mỹ với sự giúp đỡ của người Việt Nam bắt đầu tìm kiếm hài cốt các phi công bị bắn rơi và một liên kết cuối cùng đã đưa đến việc chính phủ Mỹ dỡ bỏ cấm vận và bình thường hóa quan hệ với Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Lời mời đoàn chúng tôi là một phần của xu hướng đã được khẳng định và thúc đẩy bởi công cuộc đổi mới bắt đầu vào năm 1986, công cuộc đã mở đường cho Việt Nam hướng ra thế giới.
Từ năm 1992, liên quan tới trung tâm William Joiner Center thuộc Trường Đại học Massachusetts Boston, tôi có thêm vài chuyến thăm Việt Nam. Vào tháng 6/2006, tôi trở lại Hà Nội cùng vợ tôi tên là Thủy và con gái của chúng tôi tên là Mai để thăm gia đình vợ. Máy bay từ nhiều khu vực trên thế giới đỗ chật kín đường băng của Nội Bài, cán bộ hải quan xử lý thủ tục cho chúng tôi rất nhanh gọn tại phần chính của nhà ga mới được xây dựng.
Bây giờ nơi đây đúng kiểu một sân bay quốc tế với các cửa hàng miễn thuế và các quán càphê, ở đó đông nghịt khách bay các chuyến bay đêm ngồi xung quanh máy vô tuyến màn ảnh rộng để xem các trận đấu trong giải bóng đá thế giới. Xe của chúng tôi chạy qua các khu công nghiệp và các khu nhà ngoại ô rực sáng ánh đèn.
Những ngày sau đó, chúng tôi biết rằng Hà Nội và các khu vực xung quanh đã trải qua một cuộc cải tạo lớn. Thành phố cũ là một nơi tồi tàn nhưng lại mang những nét đặc trưng của nó, có lẽ đáng để bảo tồn và làm đẹp hơn. Giờ đây, bầu trời được bao phủ bởi những nhà cao tầng như các nơi khác.
Đèn giao thông đã có nhiều và xe đạp gần như biến mất, nhưng cung cách tham gia giao thông của những chiếc xe ôtô và xe máy cùng ô nhiễm do những loại xe đó gây ra thật đáng sợ (tôi nói với tư cách là người sống tại thành phố Boston, được mọi người biết đến là quê hương của những tài xế táo bạo nhất nước Mỹ).
Cảnh quan xung quanh Hồ Hoàn Kiếm tao nhã, trong khi các hồ khác vẫn còn nhiều rác với các ngõ ngách tối kèm theo bùn lầy khi trời mưa. Xe xích lô loại sang trọng chở khách du lịch đi vòng quanh khu Hà Nội cổ trong khi những người nước ngoài ở những nơi khác đang lặng lẽ làm ăn kinh tế mà không hề thu hút sự chú ý của người Việt Nam. Ăn tối ở ngoài đường có rất nhiều sự lựa chọn, kể cả các chuỗi nhà hàng ăn nhanh như kiểu ở Mỹ.
Mọi thành viên trong gia đình vợ tôi rõ ràng là có cuộc sống khá hơn 20 năm trước. Bạn học của Thủy mà chúng tôi gặp trong các buổi liên hoan đón chúng tôi cũng nói như vậy. K.Mark nói rằng: 'tất cả những gì ở thể rắn đều tan chảy vào không khí,' theo đó tôi cho rằng những sự thay đổi đó sẽ tiếp diễn dù chúng ta muốn hay không.
Và là một người Mỹ coi Việt Nam là quê hương thứ hai của mình và có gia đình ở tại Việt Nam, tôi không muốn tiếc thương sự xóa bỏ Hà Nội cũ nhưng tôi rất hy vọng rằng thành phố ngàn năm tuổi này sẽ tìm ra biện pháp để quản lý số phận của mình và xây dựng những khu vực đô thị có thể sống được khi phải chống chọi với các cơ hội và hiểm nguy của cuộc sống hàng ngày trong dòng xoáy của thế giới hiện đại"./.
Yêu mến Việt Nam từ những ngày sôi nổi tham gia phong trào phản đối cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của Mỹ và đã gần 20 năm làm rể Hà Nội nhưng David vẫn chưa có dịp đón Tết Nguyên đán ở quê vợ. Trở về Boston sau những ngày "chưa bao giờ vui như thế" - như lời ông nói - David gửi cho chúng tôi một bức thư dài, trong đó có những dòng chân tình về Hà Nội.
"Tôi được biết về Hà Nội lần đầu tiên vào tháng 12/1985 khi một nhóm các nhà giáo dục, đoàn Mỹ đầu tiên thuộc lĩnh vực này tới thăm Việt Nam sau chiến tranh, hạ cánh xuống sân bay Nội Bài trên một chiếc máy bay phản lực của Nga. Đường tới thành phố đầy hố lớn nhỏ, đông nghẹt xe bò và trâu, bò...
Hà Nội như một cái gì đó chúng tôi chưa từng được nhìn thấy bao giờ. Khi một phụ nữ trong đoàn chúng tôi hỏi có được gọi điện thoại về cho con gái đang mang bầu ở Mỹ hay không, thì dường như bà đã yêu cầu một cuộc kết nối điện thoại tới Sao Hỏa.
Chủ nhà của chúng tôi đồng ý, nhưng phải mất vài ngày để thu xếp cho một cuộc đối thoại rất ngắn. Trong thành phố, chúng tôi thấy các chợ thực phẩm nhưng gần như không có cửa hàng hay quán cà phê.
Chúng tôi ăn tối một lần ở bên ngoài, tại Nhà hàng Đường sắt (ở đó, thức ăn rất ngon) và vào Đêm giao thừa, một ban nhạc rock đã chơi nhạc tại nơi chúng tôi ở trong khách sạn do Cuba xây dựng. Chúng tôi không thể phát hiện ra bất cứ sinh hoạt ban đêm nào tại một thành phố, nơi tất cả các ngọn đèn hình như đều bị tắt vào 9 giờ tối," David viết trong thư.
"Ban ngày, xe đạp kín đầy các phố và mắc kẹt tại các ngã ba, ngã tư. Chúng tôi chỉ nhìn thấy một hai ngọn đèn giao thông trong thời gian chúng tôi ở thành phố này. Xe máy rất hiếm và chúng tôi được cho biết rằng xe ôtô con là của một vài cán bộ cao cấp của các bộ.
Đường đi bộ chật cứng người thuộc mọi lứa tuổi và chúng tôi cứ trố mắt nhìn những đám trẻ con chạy nhảy một cách rất khéo như người lớn. Người Việt hình như tò mò về chúng tôi cũng như chúng tôi tò mò về họ.
Đoán rằng chúng tôi là người Nga, họ hỏi 'Liên Xô phải không?' Tất cả mọi người trong đoàn chúng tôi đều rất thích thú với những điều bí ẩn và ngạc nhiên. Trên chuyến bay về nước, chúng tôi trao đổi với nhau và nhận ra rằng tất cả đều yêu Hà Nội.
Vào dịp chúng tôi ở Hà Nội lần đầu tiên đó, một đoàn thám hiểm của Mỹ với sự giúp đỡ của người Việt Nam bắt đầu tìm kiếm hài cốt các phi công bị bắn rơi và một liên kết cuối cùng đã đưa đến việc chính phủ Mỹ dỡ bỏ cấm vận và bình thường hóa quan hệ với Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Lời mời đoàn chúng tôi là một phần của xu hướng đã được khẳng định và thúc đẩy bởi công cuộc đổi mới bắt đầu vào năm 1986, công cuộc đã mở đường cho Việt Nam hướng ra thế giới.
Từ năm 1992, liên quan tới trung tâm William Joiner Center thuộc Trường Đại học Massachusetts Boston, tôi có thêm vài chuyến thăm Việt Nam. Vào tháng 6/2006, tôi trở lại Hà Nội cùng vợ tôi tên là Thủy và con gái của chúng tôi tên là Mai để thăm gia đình vợ. Máy bay từ nhiều khu vực trên thế giới đỗ chật kín đường băng của Nội Bài, cán bộ hải quan xử lý thủ tục cho chúng tôi rất nhanh gọn tại phần chính của nhà ga mới được xây dựng.
Bây giờ nơi đây đúng kiểu một sân bay quốc tế với các cửa hàng miễn thuế và các quán càphê, ở đó đông nghịt khách bay các chuyến bay đêm ngồi xung quanh máy vô tuyến màn ảnh rộng để xem các trận đấu trong giải bóng đá thế giới. Xe của chúng tôi chạy qua các khu công nghiệp và các khu nhà ngoại ô rực sáng ánh đèn.
Những ngày sau đó, chúng tôi biết rằng Hà Nội và các khu vực xung quanh đã trải qua một cuộc cải tạo lớn. Thành phố cũ là một nơi tồi tàn nhưng lại mang những nét đặc trưng của nó, có lẽ đáng để bảo tồn và làm đẹp hơn. Giờ đây, bầu trời được bao phủ bởi những nhà cao tầng như các nơi khác.
Đèn giao thông đã có nhiều và xe đạp gần như biến mất, nhưng cung cách tham gia giao thông của những chiếc xe ôtô và xe máy cùng ô nhiễm do những loại xe đó gây ra thật đáng sợ (tôi nói với tư cách là người sống tại thành phố Boston, được mọi người biết đến là quê hương của những tài xế táo bạo nhất nước Mỹ).
Cảnh quan xung quanh Hồ Hoàn Kiếm tao nhã, trong khi các hồ khác vẫn còn nhiều rác với các ngõ ngách tối kèm theo bùn lầy khi trời mưa. Xe xích lô loại sang trọng chở khách du lịch đi vòng quanh khu Hà Nội cổ trong khi những người nước ngoài ở những nơi khác đang lặng lẽ làm ăn kinh tế mà không hề thu hút sự chú ý của người Việt Nam. Ăn tối ở ngoài đường có rất nhiều sự lựa chọn, kể cả các chuỗi nhà hàng ăn nhanh như kiểu ở Mỹ.
Mọi thành viên trong gia đình vợ tôi rõ ràng là có cuộc sống khá hơn 20 năm trước. Bạn học của Thủy mà chúng tôi gặp trong các buổi liên hoan đón chúng tôi cũng nói như vậy. K.Mark nói rằng: 'tất cả những gì ở thể rắn đều tan chảy vào không khí,' theo đó tôi cho rằng những sự thay đổi đó sẽ tiếp diễn dù chúng ta muốn hay không.
Và là một người Mỹ coi Việt Nam là quê hương thứ hai của mình và có gia đình ở tại Việt Nam, tôi không muốn tiếc thương sự xóa bỏ Hà Nội cũ nhưng tôi rất hy vọng rằng thành phố ngàn năm tuổi này sẽ tìm ra biện pháp để quản lý số phận của mình và xây dựng những khu vực đô thị có thể sống được khi phải chống chọi với các cơ hội và hiểm nguy của cuộc sống hàng ngày trong dòng xoáy của thế giới hiện đại"./.
Kim Yến (Báo Tin Tức/Vietnam+)